Trang chủ / Kiến thức / RƠ LƯỠI BẰNG GÌ CHO SẠCH VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN? NHỮNG LƯU Ý KHI RƠ LƯỠI CHO TRẺ

RƠ LƯỠI BẰNG GÌ CHO SẠCH VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN? NHỮNG LƯU Ý KHI RƠ LƯỠI CHO TRẺ

Rơ lưỡi là việc làm cần thiết để vệ sinh khoang miệng, hạn chế các bệnh lý răng miệng cho bé. Rất nhiều phụ huynh thắc mắc nên rơ lưỡi bằng gì cho sạch và an toàn? Quá trình rơ lưỡi cho bé cần lưu ý những vấn đề gì? Trong nội dung bài viết dưới đây, Nha khoa Tâm Đức Smile sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này!

1. Vì sao nên thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng giống như đánh răng, vệ sinh răng miệng của người lớn. Trẻ sơ sinh bú mẹ và dễ gặp phải tình trạng lưỡi bị lắng cặn sữa. Cặn sữa khi không được loại bỏ, bé khó cảm nhận được hương vị của sữa, dẫn tới tình trạng bỏ bú.

Mặt khác, nếu không rơ lưỡi thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng của trẻ. Chúng có thể gây nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, nấm lưỡi…. Ngoài ra, vi khuẩn có hại còn gây ảnh hưởng tới quá trình mọc răng ở trẻ.

Chính vì vậy, Quý khách nên thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, hạn chế bệnh lý.

rơ lưỡi bằng gì cho sạch

Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để phòng ngừa bệnh

2. Rơ lưỡi bằng gì cho sạch và đảm bảo an toàn?

Rơ lưỡi cho trẻ cần thực hiện đúng cách thì mới mang lại hiệu quả cao. Câu hỏi được đặt ra là rơ lưỡi bằng gì cho sạch và an toàn? Dưới đây là một vài gợi ý:

2.1. Rơ lưỡi bằng rau ngót

Rau ngót là nguyên liệu có tác dụng lợi tiểu, giúp làm mát và thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm sạch và tái tạo tế bào, hỗ trợ điều trị chứng tưa lưỡi, lưỡi trắng hiệu quả. Quý khách có thể sử dụng rau ngót để khắc phục hiện tượng tưa lưỡi cho bé tại nhà. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rau ngót với với muối loãng và ngâm trong vòng 15 phút. Điều này nhằm đảm bảo rau ngót không còn bám bụi hay các loại thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật gây hại. 
  • Bước 2: Khi rau đã ráo nước, Quý khách cho thêm muối và dùng cối giã cho 2 nguyên liệu hòa trộn vào nhau. Chắt lấy phần nước cốt rau ngót vừa giã, Quý khách có thể thêm một ít nước đun sôi để nguội nếu hỗn hợp quá đặc.
  • Bước 3: Trước khi rơ lưỡi cho bé, Quý khách cần vệ sinh tay cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Quý khách dùng gạc rơ lưỡi hoặc khăn quấn quanh ngón tay và thấm hỗn hợp vào gạc. Rơ lưỡi cho tới khi những vết trắng trên lưỡi được loại bỏ. Cuối cùng, Quý khách vệ sinh lại miệng lưỡi cho bé bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng.

Lưu ý, phương pháp rơ lưỡi bằng rau ngót chỉ nên áp dụng với những trẻ trên 5 tháng tuổi. Loại nguyên liệu này có thể gây kích ứng đường ruột nếu bé không may nuốt phải.

rơ lưỡi bằng rau ngót

Rơ lưỡi cho trẻ nhỏ bằng rau ngót

>>> Xem thêm:

Trẻ em bị nấm miệng có nguy hiểm không? Cách điều trị

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2.2. Rơ lưỡi bằng gì cho sạch? Sử dụng nước muối sinh lý

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý là cách được nhiều phụ huynh tin tưởng. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Nước muối có nồng độ 0.9% được đánh giá là an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý được tiến hành qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối, Quý khách có thể tự pha tại nhà hoặc mua tại các nhà thuốc uy tín. Trước khi rơ lưỡi cho bé, Quý khách cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng cồn hoặc nước rửa tay chuyên dụng.
  • Bước 2: Quý khách dùng gạc y tế, gạc rơ lưỡi hoặc khăn đeo vào ngón tay trỏ, nhúng ngón tay vào nước muối. Trong quá trình đó, Quý khách bế bé vào lòng, đảm bảo phần đầu của trẻ được bế cao hơn để tránh nôn trớ khi rơ lưỡi.
  • Bước 3: Quý khách từ từ đưa tay vào miệng để rơ lưỡi cho bé. Việc rơ lưỡi nên được thực hiện từ 2 bên má, từ mặt lưỡi ngoài vào bên trong.

rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý

Rơ lưỡi cho trẻ nhỏ bằng nước muối sinh lý

2.3. Sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trong đông y, lá hẹ có tính diệt khuẩn, kháng viêm và sát trùng cao. Lá hẹ được sử dụng để phòng tránh các bệnh viêm lợi, đặc biệt là tình trạng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Quý khách rửa sạch lá hẹ và ngâm với nước muối trong 10 - 15 phút.
  • Bước 2: Mang lá hẹ đã rửa đun sôi với một ít nước, vớt lá hẹ ra để ráo và giã nhuyễn. Tiếp đó, Quý khách dùng hỗn hợp nước cốt lá hẹ vừa giã để rơ lưỡi, vệ sinh khoang miệng cho trẻ.
  • Bước 3: Quý khách vệ sinh tay sạch sẽ, quấn gạc quanh ngón tay và nhúng ngón tay vào nước lá hẹ. Quý khách rơ lưỡi từ từ 2 bên má qua các vị trí quanh vòm miệng rồi cuối cùng tới mặt ngoài, mặt trong của lưỡi.

Tương tự rau ngót, cách rơ lưỡi bằng lá hẹ chỉ nên áp dụng với những trẻ trên 5 tháng tuổi. Lúc này, hẹ tiêu hóa của bé đã phát triển, tránh các trường hợp bị kích ứng khi không may nuốt phải.

rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ

Dùng nước lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ tại nhà

2.4. Dùng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng

Bên cạnh những nguyên liệu trên, Quý khách có thể rơ lưỡi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng. Các loại gạc rơ lưỡi hiện nay đều được làm từ silicon, có thiết kế thông minh, dễ dàng sử dụng.

  • Bước 1: Quý khách cần vệ sinh và khử trùng gạc rơ lưỡi với nước sôi để tránh nhiễm khuẩn.
  • Bước 2: Quý khách lồng ngón trỏ vào dụng cụ rơ lưỡi, bế bé cẩn thận và đưa ngón trỏ vào để vệ sinh miệng lưỡi cho bé. Quá trình này cần được tiến hành nhẹ nhàng, từ từ để bé không cảm thấy khó chịu.

dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ nhỏ

Quý khách nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây khó chịu cho bé

3. Một số lưu ý quan trọng khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Như vậy, Nha khoa Tâm Đức Smile đã giải đáp thắc mắc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, trong quá trình rơ lưỡi Quý khách lưu ý:

3.1. Thời gian rơ lưỡi

Quý khách nên rơ lưỡi cho bé 1 - 2 lần/ngày, vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Quý khách lưu ý không rơ lưỡi lúc trẻ mới bú xong vì có thể khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ.

Ngoài ra, Quý khách nên hạn chế rơ lưỡi cho bé quá nhiều lần trong ngày. Niêm mạc lưỡi của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, rơ lưỡi quá nhiều khiến lưỡi bị xước, ảnh hưởng tới vị giác.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ sơ sinh

3.2. Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ 

Vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ là vấn đề Quý khách cần quan tâm hàng đầu. Sau khi rơ lưỡi, Quý khách cần chú ý vệ sinh lại khoang miệng cho trẻ bằng nước ấm. Điều này nhằm đảm bảo miệng lưỡi bé luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.

3.3. Rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng

Quý khách nên rơ lưỡi cho bé từ từ và nhẹ nhàng để bé không cảm thấy khó chịu. Khi trên lưỡi của bé xuất hiện mảng bám, Quý khách không nên chà xát mạnh hoặc cố gắng lấy những mảng bám này ra. Bởi điều này có thể làm tổn thương lưỡi của bé, thậm chí gây viêm nhiễm.

Quý khách tuyệt đối không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trong mật ong chứa clostridium botulinum, có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ. Khi rơ lưỡi cho bé, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, Quý khách cần đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám.

Trên đây là những giải đáp của Nha khoa Tâm Đức Smile về thắc mắc rơ lưỡi bằng gì cho sạch và an toàn. Dù áp dụng phương pháp nào, Quý khách cũng cần đảm bảo tính vệ sinh, an toàn lên hàng đầu. Tốt nhất, Quý khách nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề răng miệng nào, Quý khách hãy liên hệ với Nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn và tìm cách khắc phục: 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp