Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
BỆNH VIÊM LƯỠI Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH KHẮC PHỤC & ĐIỀU TRỊ
Mục lục nội dung
1. Tổng quan về bệnh viêm lưỡi ở trẻ em
Viêm lưỡi ở trẻ em (viêm lưỡi bản đồ) có tên khoa học khác là Geographic Tongue. Đây là tình trạng rối loạn lành tính, xuất hiện ở trên bề mặt lưỡi của trẻ nhỏ. Bình thường lưỡi được bao phủ bởi nhú lưỡi và có màu trắng hồng, mịn. Khi bị viêm lưỡi bản đồ, bề mặt lưỡi không còn nhú lưỡi bảo vệ, thay vào đó sẽ có những vết nhăn, có viền đỏ bao quanh.
Ban đầu, viêm lưỡi ở trẻ chỉ là một vết nhỏ, xuất hiện rải rác trên bề mặt lưỡi. Về sau, chúng có thể lan rộng ra và liên tục thay đổi vị trí, kích thước… Chúng không có hình dạng cố định, có thể là những hình ngoằn ngoèo hoặc những đốm tròn. Do đó, bệnh này còn được gọi là viêm lưỡi bản đồ địa lý hoặc viêm lưỡi di cư lành tính.
Nhiều phụ huynh chủ quan khi bé bị viêm lưỡi bản đồ ở giai đoạn khởi phát. Chỉ khi trẻ có những biểu hiện dưới đây thì mới phát hiện ra:
- Lưỡi của trẻ xuất hiện những mảng lớn nhỏ màu đỏ hoặc trắng có hình như bản đồ.
- Vùng da ở trên lưỡi có hiện tượng xuất hiện đốm đỏ, thường dễ bị bong tróc.
- Lưỡi của trẻ nhạy cảm hơn với thức ăn, đôi lúc còn xuất hiện cảm giác nóng rát, ngứa. Ngoài ra, trẻ có thể bị thay đổi vị giác, lâu ngày dẫn đến biếng ăn, sụt cân, thiếu dinh dưỡng.
Dấu hiệu bệnh viêm lưỡi ở trẻ em
>>> Xem thêm: Trẻ em bị nấm miệng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ
Viêm lưỡi ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến, có tỉ lệ mắc cao. Bệnh này xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây.
2.1 Trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm lưỡi ở trẻ em. Đặc biệt, nếu trẻ bị thiếu các nhóm vitamin, trong đó, thiếu vitamin B1, B,2 B6 và B17 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống thiếu sắt, vitamin A, vitamin C, axit folic…cũng có thể gây viêm lưỡi.
2.2 Vệ sinh răng miệng kém
Nếu vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn có hại dễ trú ngụ, phát triển và gây nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,... Mặt khác, vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ.
2.3 Mắc bệnh về đường tiêu hóa
Trẻ nhỏ có sở thích ăn vặt nên rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, ợ chua. Một số loại virus gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể xâm nhập vào khoang miệng và dẫn tới chứng viêm lưỡi bản đồ.
2.4 Nhiễm các loại virus
Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm các loại virus, trong đó có virus viêm lưỡi bản đồ. Chúng có thể xâm nhập thông qua đường ăn uống hằng ngày và gây bệnh.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3. Bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thực tế viêm lưỡi ở trẻ em là bệnh lý không biến chứng, không truyền nhiễm. Đây không phải là triệu chứng của nhiễm trùng hay ung thư và cũng không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh viêm lưỡi có thể gây khó chịu cho trẻ nhỏ, làm tăng sự nhạy cảm của lưỡi với các loại gia vị.
Viêm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, trong thời gian bị bệnh trẻ vẫn có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đôi lúc là biếng ăn dẫn đến sụt cân. Do đó, Quý khách cần có kế hoạch vệ sinh răng miệng và chăm sóc bé nếu không may bị mắc viêm lưỡi.
Viêm lưỡi là bệnh lý không lây lan, do đó Quý khách không cần quá lo lắng. Trong một số trường hợp, viêm lưỡi bản đồ diễn biến nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng. Lúc này, lưỡi của bé dễ bị nứt, gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Nếu trẻ đã điều trị viêm lưỡi bản đồ trên 10 ngày không khỏi, Quý khách nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Quý khách nên đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm lưỡi
4. Phương pháp điều trị viêm lưỡi ở trẻ em mang lại hiệu quả cao
Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em. Nếu trẻ vẫn ăn uống bình thường, không đau, không khó chịu, Quý khách chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày. Bên cạnh đó, Quý khách cần cho bé ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị.
Trong dân gian có một số cách chữa viêm lưỡi bản đồ bằng các nguyên liệu tự nhiên. Quý khách có thể tham khảo và áp dụng tại nhà 2 phương pháp dưới đây:
- Sử dụng rau ngót: Rau ngót có công dụng thanh nhiệt, hỗ trợ diệt khuẩn và khắc phục tình trạng lở loét, viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nó còn giúp tái tạo, phục hồi lại các tế bào bị tổn thương. Trong rau ngót còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: Vitamin C, axit amin, photpho… Quý khách có thể sử dụng rau ngót như một bài thuốc lành tính để điều trị viêm lưỡi ở trẻ em.
- Cà tím: Cà tím có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin C, kali, vitamin B6… Chúng có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Quý khách có thể áp dụng cách chữa viêm lưỡi cho trẻ em bằng cà tím ngay tại nhà.
Trường hợp trẻ bị đau rát, khó chịu, Quý khách nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tại đây, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chất kháng sinh cho trẻ nhỏ. Quý khách lưu ý cho trẻ sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn để giúp bệnh nhanh lành, hạn chế tình trạng kháng thuốc.
Quý khách nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em
Viêm lưỡi ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, tuy nhiên Quý khách có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách:
5.1 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Quý khách nên sử dụng gạc rơ lưỡi hoặc cây cạo lưỡi để làm sạch lưỡi cho trẻ hằng ngày. Vì vệ sinh miệng, lưỡi kém là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng. Quý khách có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bé theo từng độ tuổi.
5.2 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Để phòng ngừa bệnh viêm lưỡi ở trẻ em, Quý khách cần bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin, khoáng chất cho bé. Bên cạnh đó, Quý khách nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho trẻ các loại trái cây, rau xanh…. Chúng không chỉ cung cấp vitamin, dưỡng chất mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tốt.
>>> Xem thêm: Top 7 thực phẩm tốt cho răng miệng
5.3 Đưa trẻ đến tới nha khoa định kỳ 6 tháng/lần
Quý khách cần định kỳ đưa trẻ đến thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị viêm lưỡi, Quý khách không được chủ quan mà ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra.
Bài viết trên đây là những thông tin giải đáp về bệnh viêm lưỡi ở trẻ em và các phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm tuy nhiên Quý khách không được chủ quan và cần có biện pháp can thiệp sớm. Nếu trẻ gặp bất kỳ vấn đề răng miệng nào, Quý khách hãy liên hệ tới Nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn.
- Gọi điện tới Hotline Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Đặt hẹn thăm khám miễn phí qua bảng dưới đây.