Trang chủ / Kiến thức / TẠI SAO NHỔ RĂNG KHÔN PHẢI XÉT NGHIỆM MÁU? CÓ CẦN NHỊN ĐÓI TRƯỚC KHI XÉT NGHIỆM KHÔNG?

TẠI SAO NHỔ RĂNG KHÔN PHẢI XÉT NGHIỆM MÁU? CÓ CẦN NHỊN ĐÓI TRƯỚC KHI XÉT NGHIỆM KHÔNG?

Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ cần phải tiến hành xét nghiệm máu cho Quý khách. Đây là một trong những thao tác nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình nhổ răng. Vậy tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu? Xét nghiệm đó có vai trò gì? Quý khách hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu?

“Tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu?” là câu hỏi mà đa số mọi người thắc mắc khi được yêu cầu thực hiện trước khi nhổ răng khôn. Để giải đáp thắc mắc này, Quý khách cần hiểu được vai trò của xét nghiệm máu và cách mà răng khôn được nhổ.

1.1. Cách nhổ răng khôn

Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ tiến hành đánh giá hình dạng răng khôn bằng kết quả X-Quang. Từ đó, bác sĩ đưa ra phương án nhổ một cách an toàn và phù hợp nhất với từng mức độ răng.

Tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu

Chụp X-Quang để đánh giá hình dạng và vị trí răng khôn

Tiếp theo, Quý khách được đánh giá tình hình sức khỏe thông qua tiền sử bệnh và xét nghiệm máu. Cụ thể, việc xét nghiệm máu đưa ra các thông số về thời gian đông máu, lưu lượng máu hiện tại của Quý khách. Điều này nhằm tránh rủi ro chảy máu quá mức, gây mất máu sau khi nhổ răng khôn.

Tất cả các đánh giá trên nhằm xác định khả năng tối ưu và tránh các rủi ro xảy ra trong và sau khi nhổ răng khôn. 

Các bước nhổ răng khôn:

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ nhằm giảm cảm giác đau cho Quý khách. Đây chỉ là tiểu phẫu nên không cần sử dụng các biện pháp gây mê như trong phẫu thuật. Thuốc tê được tiêm vào phần nướu gần răng khôn.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành nhổ răng khôn.

Đối với trường hợp răng khôn mọc thẳng, kích thước nhỏ và vị trí dễ lấy. Bác sĩ chỉ cần rạch nướu và lấy răng ra bằng dụng cụ chuyên dụng.

Đối với răng khôn mọc lệch, kích thước răng lớn và nằm tại vị trí khó nhổ. Bác sĩ phải dùng khoan nha khoa để cắt răng ra thành nhiều phần. Sau đó, bác sĩ lấy từng phần ra ngoài. Hành động tách răng ra thành nhiều phần mất nhiều thời gian hơn. Tuy vậy,  điều này mang lại sự an toàn cho cấu trúc hàm và các răng liền kề.

Thông thường, bác sĩ phải dành từ 15 phút - 30 phút để hoàn thành tiểu phẫu nhổ răng khôn.

>>> Xem thêm: Răng khôn có mấy chân? Lý do quý khách nên chụp phim trước khi nhổ răng khôn

1.2. Vai trò của xét nghiệm máu khi nhổ răng khôn

Xét nghiệm máu là một kỹ thuật giúp kiểm tra, đo lường, phân tích số lượng các tế bào máu. Từ kết quả xét nghiệm, nhân viên y tế dựa trên dữ liệu máu này để chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và theo dõi sức khỏe của Quý khách. 

Đồng thời, kết quả xét nghiệm máu cũng hỗ trợ phát hiện và đánh giá được các bệnh sau đây.

  • Bệnh về máu: Thiếu máu, rối loạn đông máu, xuất huyết, nhiễm trùng máu, ung thư máu...
  • Bệnh gan, thận: Đánh giá chức năng gan thận thông qua các thông số sinh lý máu như AST, ALT, creatinin huyết tương, ure...
  • Bệnh lý tim mạch: Đánh giá cơ bản bằng chỉ số Triglyceride và Cholesterol.
  • Bệnh chuyển hóa: Tiểu đường, rối loạn lipid, rối loạn nội tiết tố,...
  • Bệnh lây nhiễm: Sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV/AID, viêm gan B,...

Vậy tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu? Lý do quan trọng nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Quý khách, phòng tránh tối đa nguy cơ mất máu sau phẫu thuật.

Tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu trước khi nhổ răng khôn giúp đảm bảo an toàn tối đa

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ biết được Quý khách có đang bị rối loạn đông máu hay không. Chảy máu là hiện tượng bình thường khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn. Tuy nhiên, ở người bị rối loạn đông máu, máu chảy ra ồ ạt và không thể cầm máu, gây nguy hiểm tới tính mạng. Đặc biệt với các vết cắt lớn ở nướu để nhổ răng khôn, làm tăng chảy máu.

Các số liệu huyết học hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn hay không. Đồng thời, giúp bác sĩ đưa ra biện pháp xử lý thích hợp khi phát hiện các bệnh truyền nhiễm qua máu.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2. Có cần nhịn đói trước khi xét nghiệm máu nhổ răng khôn không?

Bên cạnh thắc mắc “tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu”, “có cần nhịn đói trước khi xét nghiệm răng khôn không” cũng rất quan trọng.

Xét nghiệm máu khi nhổ răng khôn, khi phẫu thuật hay bất cứ trường hợp nào đều cần phải nhịn đói trước khi lấy máu từ 8 đến 10 tiếng. Điều này giúp cho kết quả xét nghiệm có tính chính xác cao.

Một số lưu ý trước khi lấy máu xét nghiệm nhổ răng khôn:

  • Trước khi lấy máu xét nghiệm, tuy không được ăn nhưng Quý khách vẫn có thể uống nước lọc.
  • Trong trường hợp Quý khách đang sử dụng thuốc đối với bệnh mạn tính: Tiểu đường, viêm gan,.. Quý khách cần phải trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Các lưu ý cần nhớ trước và sau khi nhổ răng khôn

3.1. Các lưu ý trước khi thực hiện nhổ răng khôn

Quý khách hãy tiến hành diệt khuẩn trong khoang miệng, tránh nguy cơ nhiễm trùng sau khi nhổ răng bằng cách: Lấy cao răng, trám các lỗ sâu răng, điều trị viêm nhiễm răng miệng, sử dụng kháng sinh,...

Quý khách hãy kiểm soát tốt tình hình sức khỏe và các bệnh mạn tính (nếu có): Cao huyết áp, rối loạn đông máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch,... Việc sử dụng thuốc trước, trong và sau khi nhổ răng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu

Trước và sau khi nhổ răng khôn cần lưu ý sức khỏe răng miệng

  • Thời điểm thích hợp nhổ răng: Để có nhiều thời gian theo dõi quá trình đông máu, Quý khách hãy nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều. Quý khách hãy ăn no trước khi tiểu phẫu. Vì sau khi nhổ, thuốc tê hết tác dụng gây đau nhức, khó ăn uống.
  • 3 thời điểm không nên nhổ răng đối với phụ nữ: Thời điểm mang thai, thời điểm phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

3.2. Các lưu ý sau khi thực hiện nhổ răng khôn

Quý khách lưu ý những điều sau đây để giúp vết thương lành nhanh hơn sau khi nhổ răng khôn.

  • Ưu tiên cầm máu: Quý khách hãy ngậm gạc trong vòng 20 phút đến 1 giờ, không nhả ra quá sớm hay quá muộn. Quý khách nhả gạc sớm sẽ làm giảm hiệu quả cầm máu. Còn nếu ngậm quá lâu, gạc hút hết dịch huyết tương, làm vết thương lâu lành.
  • Sử dụng thuốc hợp lý, tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
  • Giảm sưng đau sau khi hết thuốc tê: Chườm đá tại vị trí vừa nhổ răng, giúp giảm sưng và đau.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, tránh nhiễm khuẩn: Quý khách hãy sử dụng dung dịch vệ sinh răng miệng chuyên dụng để làm sạch vi khuẩn gây viêm nhiễm vị trí nhổ răng.
  • Bảo vệ cục máu đông sau khi nhổ răng: Không đánh răng trong 24h sau nhổ răng tránh làm tổn thương vị trí vừa nhổ răng.

Tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu

Chườm đá sau khi nhổ răng khôn sẽ giúp giảm sưng đau

Quý khách không nên dùng tay hay lưỡi chạm vào hố nhổ răng. Điều này sẽ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn và trôi mất cục máu đông. Không nên dùng rượu bia, nước uống có gas trong thời gian vết nhổ răng chưa lành. Quý khách hãy ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, nhằm hạn chế tối đa tác động đến hố răng vừa nhổ.

>>> Xem thêm: Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn như thế nào? 

Nhổ răng khôn là cuộc tiểu phẫu khó, Quý khách nên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi tại sao nhổ răng khôn phải xét nghiệm máu? Quý khách cần nhổ răng khôn hãy liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile để bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí. 

Để tiết kiệm thời gian chờ đợi, Quý khách hãy gọi vào Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp