Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
CAO RĂNG LÀ GÌ? 10 GIẢI ĐÁP QUAN TRỌNG VỀ CAO RĂNG VÀ VÔI RĂNG
Mục lục nội dung
- 1. Cao răng là gì? Các cấp độ của cao răng
- 2. 10 giải đáp quan trọng về cao răng
- 2.1. Cao răng và vôi răng giống hay khác nhau?
- 2.2. Cao răng bị đen có nguy hiểm không?
- 2.3. Cao răng có gây hôi miệng không?
- 2.4. Vì sao phải lấy cao răng định kỳ?
- 2.5. Cao răng bị vỡ phải làm sao?
- 2.6. Lấy cao răng mất bao lâu?
- 2.7. Lấy cao răng mất bao nhiêu tiền?
- 2.8. Lấy cao răng bị ê buốt có sao không?
- 2.9. Lấy cao răng xong kiêng gì?
1. Cao răng là gì? Các cấp độ của cao răng
Cao răng là những vụn thức ăn bám lại ở kẽ răng hoặc vị trí bị khuất trong khoang miệng mà Quý khách không vệ sinh tới. Mảng thức ăn tồn đọng từ 1 tuần trở lên sẽ bị vôi hoá, trở nên cứng hơn và bám chặt vào cổ chân răng hơn.
Bình thường cao răng có màu trắng đục hợp màu với răng nên Quý khách khó phát hiện. Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc dùng bia rượu, cao răng có màu vàng sẫm nên dễ nhận ra.
Một khoảng thời gian dài sau khi cao răng hình thành, nó sẽ trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu không được khắc phục sớm, cao răng có thể gây viêm nướu và chảy máu chân răng. Máu chảy ra ngấm vào cao răng sẽ làm nó đổi màu sang nâu đỏ. Trường hợp này, nó được gọi là cao răng huyết thanh.
Cao răng thể hiện qua 3 cấp độ chính, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Quý khách cũng có thể căn cứ vào đây để biết cao răng của mình đang ở mức nào để sớm điều trị.
1.1. Cao răng độ 1
Cao răng không quá nhiều, chưa làm đổi màu răng, chưa gây viêm nhiễm khoang miệng.
Loại bỏ cao răng giúp cải thiện sức khoẻ răng miệng
1.2. Cao răng độ 2
Cao răng dày dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường vì nó đã lan ra che khuất hết phần chân răng và nướu.
Cao răng độ 2 làm đổi màu răng
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Scan răng với hệ thống máy Itero 5D
Trả góp 0% lãi suất qua hệ thống ngân hàng lớn
1.3. Cao răng độ 3
Cao răng độ 3 là mức cao nhất mà khi đó nó đã tác động xấu đến nướu và chân răng. Lớp cao răng dày đặc trong rất kém thẩm mỹ, làm răng ngả màu và tạo mùi hôi khi giao tiếp. Phần lớn bệnh nhân bị cao răng mức 3 có xuất hiện kèm các bệnh lý về răng miệng khác như viêm nướu, tụt lợi,...
Cao răng là vụn thức ăn tích tụ và bị vôi hoá tạo thành
2. 10 giải đáp quan trọng về cao răng
Sau đây là các giải đáp tại nha khoa Tâm Đức Smile cho thắc mắc thường gặp về cao răng. Quý khách hãy lưu ý các điểm đặc trưng của cao răng để sớm khắc phục vấn đề của mình.
2.1. Cao răng và vôi răng giống hay khác nhau?
Vôi răng là tên gọi khác của cao răng. Nó được hình thành do mảng thức ăn tiếp xúc lâu ngày với muối Calcium Phosphate có trong nước bọt. Sở dĩ có thể hình thành cao răng là vì quá trình vệ sinh răng miệng không đạt chuẩn. 15 phút đầu tiên sau khi ăn, mảng bám thức ăn đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho vi khuẩn bám vào và tăng sinh tích cực.
Nếu Quý khách không đánh răng kỹ thì vi khuẩn phát triển ngày càng nhiều. Những mảng thức ăn vụng bắt đầu dày lên và biến thành cao răng.
Răng sau khi cạo vôi tại nha khoa Tâm Đức Smile
2.2. Cao răng bị đen có nguy hiểm không?
Thông thường, cao răng có màu vàng hoặc nâu, nhưng thỉnh thoảng, cao răng cũng chuyển sang màu đen. Vậy cao răng màu đen là bị gì?
Có nhiều nguyên nhân làm cho cao răng biến thành màu đen, một trong số đó là vì nhiễm máu. Máu sinh ra do Quý khách chải răng quá mạnh làm nướu bị tổn thương hoặc do cơ thể thiếu vitamin K gây ra những lần chảy máu chân răng.
Thói quen hút thuốc hoặc dùng thức ăn có phẩm màu cũng làm cho cao răng bị đổi màu. Cao răng là nguyên nhân dẫn đến sâu răng, vì vậy, các đốm đen mà Quý khách nhìn thấy có thể là ổ sâu răng đang tiến triển.
Cao răng có thể gây tụt nướu và viêm lợi
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Scan răng với hệ thống máy Itero 5D
Trả góp 0% lãi suất qua hệ thống ngân hàng lớn
2.3. Cao răng có gây hôi miệng không?
Cao răng chính là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, có thể dẫn đến sâu răng cùng với viêm lợi. Khoang miệng bị viêm khiến cho hơi thở nặng mùi và gây khó chịu cho người đối diện. Nó cũng làm Quý khách thiếu tự tin trong giao tiếp, làm ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xung quanh.
Ngoài ra, cao răng còn gây tụt lợi, làm răng lung lay và dễ gãy rụng. Chính vì vậy, việc cạo vôi răng định kỳ là rất quan trọng.
Cao răng là nguyên nhân chính gây hôi miệng
2.4. Vì sao phải lấy cao răng định kỳ?
Việc lấy cao răng định kỳ giúp Quý khách bảo vệ răng miệng tốt hơn. Bởi vì cạo bỏ vôi răng là quá trình loại sạch vi khuẩn và loại bỏ “ngôi nhà” của chúng. Không còn cao răng, vi khuẩn sẽ mất đi chỗ sinh sôi và phát triển, sức khỏe răng miệng của Quý khách cũng được đảm bảo.
Để ngăn chặn vôi răng mới hình thành, Quý khách nên cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu Quý khách có cơ địa răng yếu, thời gian cạo vôi răng lặp lại tốt nhất là 3 tháng.
2.5. Cao răng bị vỡ phải làm sao?
Cao răng bị vỡ là một tín hiệu đáng mừng vì răng của Quý khách đang dần “thoát khỏi” tác động xấu của cao răng. Tuy nhiên có nhiều mảng cao răng không thể tự vỡ, Quý khách nên đến gặp bác sĩ để tiếp tục loại bỏ phần cao răng còn sót lại.
2.6. Lấy cao răng mất bao lâu?
Cao răng là những mảng bám chặt bên ngoài thân răng nhưng sẽ bị loại bỏ dễ dàng bằng dụng cụ chuyên dụng của nha sĩ. Quá trình cạo bỏ vôi răng diễn ra nhanh chóng chỉ sau 15 - 30 phút tuỳ vào mức độ cao răng nặng hay nhẹ.
Cạo vôi răng nên diễn ra trên cả hai hàm để loại bỏ toàn bộ yếu tố gây hại cho răng. Quý khách hãy yên tâm vì quá trình cạo vôi răng tại nha khoa Tâm Đức Smile không gây ê buốt khó chịu và không chảy máu chân răng.
>>> Xem thêm:
Cạo vôi răng siêu sạch bằng công nghệ sóng siêu âm hiện đại.
2.7. Lấy cao răng mất bao nhiêu tiền?
Cạo vôi răng là dịch vụ nha khoa đơn giản và được thực hiện nhanh chóng nên chi phí thường không quá đắt. Chi phí cạo vôi răng sẽ phụ thuộc vào bảng giá của từng địa chỉ nha khoa. Kính mời Quý khách tham khảo bảng giá cạo vôi răng ở nha khoa Tâm Đức Smile tại đây.
Vôi răng là nguyên nhân chính khiến răng yếu dần và dễ bị sâu
2.8. Lấy cao răng bị ê buốt có sao không?
Vì cạo vôi răng là tác động trực tiếp lên từng răng nên có thể xuất hiện cảm giác ê buốt nhẹ. Kết thúc quá trình lấy cao răng, cảm giác này cũng sẽ biến mất hoặc chỉ lưu lại vài phút sau đó.
Nếu cảm giác ê buốt kéo dài, lại xuất hiện thêm tình trạng đau nướu, chảy máu chân răng thì Quý khách nên đến gặp bác sĩ ngay. Nguyên nhân có thể là vì bác sĩ còn thiếu kinh nghiệm, khi lấy cao răng đã sơ ý làm tổn thương men răng.
Để không gặp phải tình trạng này, Quý khách hãy cân nhắc trong việc lựa chọn các địa chỉ nha khoa. Trong số nhiều cơ sở nha khoa uy tín hiện nay, Tâm Đức Smile là một “điểm sáng” được đông đảo khách hàng và nghệ sĩ Việt tin tưởng.
Hệ thống nha khoa Tâm Đức Smile áp dụng công nghệ cạo vôi răng bằng sóng siêu âm hiện đại. Ưu điểm của công nghệ này là làm sạch đến 98% vôi răng, không gây ê, nhức hay chảy máu chân răng.
2.9. Lấy cao răng xong kiêng gì?
Lấy cao răng xong, Quý khách nên kiêng dùng các chất kích thích làm hại đến răng. Tiêu biểu là thuốc lá, bia rượu, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra:
-
Quý khách cần hạn chế ăn các món như bánh ngọt, chè và thực phẩm có chứa nhiều tinh bột.
-
Bữa ăn tối của Quý khách không nên để kéo dài sau 8 giờ.
-
Tần suất chải răng khuyến khích ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài từ 2 - 3 phút.
-
Quý khách có thể dùng thêm máy tăm nước để loại sạch vụn thức ăn mắc ở kẽ răng.
-
Thay vì dùng tăm xỉa như thường lệ, Quý khách hãy dùng chỉ nha khoa để bảo vệ răng nướu.
Đến đây, Quý khách đã biết cao răng là gì và tác động xấu của cao răng đối với sức khỏe răng miệng. Để không bỏ lỡ những lần cạo vôi răng định kỳ, Quý khách hãy tạo thói quen ghi lại thời gian lấy vôi răng gần nhất. Quý khách có thể lưu lại thông tin tại hệ thống nha khoa Tâm Đức Smile, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ ngay. Nếu cần tư vấn nhanh chóng, Quý khách hãy gọi Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại câu hỏi vào bảng bên dưới.