Trang chủ / Bài viết / PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ NHÉT THỨC ĂN VÀO KẼ RĂNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ PHÙ HỢP

PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ NHÉT THỨC ĂN VÀO KẼ RĂNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ PHÙ HỢP

Thức ăn bị dính vào kẽ răng là sự cố xảy ra hàng ngày và gây cảm giác khó chịu. Nếu Quý khách bị nhét thức ăn vào kẽ răng nhưng không vệ sinh sạch sau đó thì rất dễ bị sâu răng. Để biết thêm thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi bị nhét thức ăn vào kẽ răng, mời Quý khách xem qua bài viết dưới đây.

1. Bị nhét thức ăn vào kẽ răng là do nguyên nhân gì?

Thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng là một vấn đề rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Điều này thường xảy ra khi Quý khách ăn những thức ăn cứng hay các loại thịt dai. Các mảnh vụn thức ăn có nguy cơ mắc kẹt ở bất kỳ răng nào trong hàm, nhưng phổ biến nhất là răng hàm và răng nanh.

Có nhiều nguyên nhân gây kẹt thức ăn vào kẽ răng, sau đây là 7 nguyên nhân phổ biến mà Quý khách có thể tham khảo.

1.1. Bị nhét thức ăn vào kẽ răng do khoảng hở giữa các răng lớn

Khoảng hở giữa các răng là nguyên nhân phổ biến nhất làm thức ăn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng. Những người có khe hở nhỏ giữa các răng thường giữ được thức ăn tốt hơn những người có khe hở giữa các răng lớn. 

bị nhét thức ăn vào kẽ răng

Bị nhét thức ăn vào kẽ răng là tình trạng rất thường gặp

1.2. Bị nhét thức ăn vào kẽ răng do răng mọc lệch 

Răng mọc lệch hoặc răng không phát triển bình thường trong xương hàm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm thức ăn dễ bị dính vào kẽ. Nguyên nhân do răng mọc lệch tạo nên nhiều khoảng trống giữa các răng, làm thức ăn bị mắc kẹt trong quá trình nhai. 

1.3. Bị nhét thức ăn vào kẽ răng do bị tụt lợi

Nướu tụt khỏi chân răng, tạo ra các lỗ sâu răng chứa đầy các mảnh thức ăn. Thói quen dùng tăm tre làm cho khoảng hở giữa các răng rộng hơn, làm các mảnh thức ăn dễ bị mắc kẹt hơn.

bị nhét thức ăn vào kẽ răng

Tụt nướu là một trong những nguyên nhân gây mắc răng

1.4. Bị nhét thức ăn vào kẽ răng do sâu răng 

Khi sâu răng xảy ra, các lỗ nhỏ hình thành trên bề mặt răng. Khi sâu răng trở nên trầm trọng hơn, các lỗ sâu ngày càng lớn, làm tăng nguy cơ thức ăn bị kẹt lại bên trong. Lúc này, vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng lâu ngày chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác. 

1.5. Bị nhét thức ăn vào kẽ răng do nhai quá mạnh

Khi ăn các loại thức ăn quá cứng như mực khô, thịt bò, bánh tráng… cần dùng một lực nhai mạnh. Điều này làm thức ăn vô tình bị đẩy vào răng và mắc kẹt ở kẽ răng.

1.6. Bị nhét thức ăn vào kẽ răng do trám răng hoặc bọc răng sứ không đúng cách 

Thức ăn còn sót lại trên răng là một trong những hậu quả của việc trám răng hoặc bọc răng sứ không đúng cách. Nếu bác sĩ thực hiện điều trị không chính xác, khoảng trống giữa miếng trám và mão sứ không khít chặt với răng thật. Điều này làm cho mảnh vụn thức ăn dễ bám vào hơn. 

1.7. Bị nhét thức ăn vào kẽ răng do mất răng vĩnh viễn

Khi một chiếc răng vĩnh viễn bị mất đi trong thời gian dài, các răng còn lại có xu hướng mọc lệch so với vị trí răng bị mất. Đồng thời, các răng đối diện mọc nhô ra hoặc thụt vào. Điều này làm khớp cắn không đều, tạo ra những khoảng hở ở kẽ răng.

>>> Xem thêm: 5 ảnh hưởng nghiêm trọng khi mất răng vĩnh viễn

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2. Ảnh hưởng khi thức ăn bị nhét vào kẽ răng

Khi bị nhét thức ăn vào kẽ răng, Quý khách cảm thấy vướng víu kèm theo cảm giác khó chịu. Nếu để thức ăn bị mắc kẹt trong thời gian dài sẽ hình thành cao răng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

2.1. Mất điểm nụ cười

Mảnh vụn thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nụ cười. Đặc biệt, khi răng cửa chứa đầy các mảnh vụn thức ăn còn gây mất tự tin khi giao tiếp. 

Các mảnh vụn thức ăn tích tụ theo thời gian dài nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Lâu dài, nó sẽ hình thành các đốm nâu sẫm trên thân răng, chẳng những làm cho răng xỉn màu, mà còn gây hôi miệng, mòn men răng.

2.2. Gây hôi miệng

Những mảng bám thức ăn lâu ngày bị vi khuẩn và axit trong miệng phân hủy, gây hôi miệng. Tuy vấn đề này không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng hay khả năng nhai nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giao tiếp. Hơi thở hôi làm Quý khách mất tự tin, ảnh hưởng đến việc học tập và công việc hàng ngày.

bị nhét thức ăn vào kẽ răng

Mảng bám thức ăn mắc trong răng lâu ngày sẽ sinh hôi miệng

2.3. Gây đau răng và nướu 

Khi thức ăn bị mắc kẹt trong kẽ răng, nó gây khó chịu và kích ứng nướu, dẫn đến đau răng và nướu dai dẳng. Nếu các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng không được làm sạch, nướu dễ bị sưng và chảy máu. Nghiêm trọng nhất là nó có thể làm tăng nguy cơ viêm tủy răng và mất răng vĩnh viễn. 

2.4. Gây tụt nướu và viêm nướu 

Ở những vùng răng chứa đầy thức ăn nhưng không được làm sạch, viêm nướu, tụt nướu dần phát triển. Điều này làm khoảng hở giữa các răng ngày càng lớn. Vấn đề này không chỉ gây đau răng mà còn làm tăng nguy cơ gãy răng. 

2.5. Gây sâu răng ở các răng lân cận 

Khi thức ăn mắc kẹt giữa kẽ răng và không được làm sạch, đó là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Thời gian càng dài thì nguy cơ tổn thương các răng lân cận và sâu răng  càng cao. Ban đầu chỉ có men răng bị mòn nhưng sau đó vi khuẩn tấn công cả ngà răng và tủy răng, gây rụng răng.

>>> Xem thêm: Răng bị hư tủy phải làm sao? Phương pháp điều trị

3. Cách xử lý khi bị nhét thức ăn vào kẽ răng

Xử lý mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong răng không khó nhưng không phải ai cũng biết xử lý một cách khoa học. Theo khuyến cáo của bác sĩ, Quý khách hãy sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng. Đây là phương pháp an toàn và không gây tổn hại đến răng. 

Ngoài ra, Quý khách hãy tham khảo sử dụng thêm các phương pháp xử lý khi bị nhét thức ăn vào kẽ răng sau đây.

3.1. Sử dụng chỉ nha khoa 

Chỉ nha khoa là một trong những sản phẩm làm sạch răng miệng được các nha sĩ khuyên dùng. Loại chỉ nha khoa độc đáo này có kết cấu mỏng, chắc và mịn, nhẹ nhàng loại bỏ mảnh vụn thức ăn khỏi kẽ răng mà không làm tổn thương nướu hoặc các mô mềm trong miệng.  

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng thói quen dùng chỉ nha khoa làm giảm viêm nướu và sâu răng. Vì vậy, Quý khách hãy dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để cải thiện sức khỏe răng miệng.

3.2. Sử dụng bàn chải kẽ răng 

Bàn chải kẽ răng là một công cụ vệ sinh răng miệng có đầu nhỏ, đưa nhẹ nhàng vào giữa các răng để loại bỏ thức ăn thừa. Công cụ này được các bác sĩ khuyên dùng, đặc biệt đối với những người đang niềng răng. 

3.3. Sử dụng máy tăm nước 

Khi bị nhét thức ăn vào kẽ răng và không thể loại bỏ bằng chỉ nha khoa thì máy tăm nước là sự hỗ trợ tốt nhất. Máy tăm nước tạo ra dòng nước với áp suất cao đủ để làm sạch kẽ răng và tránh làm tổn thương khoang miệng. Áp lực của tia nước làm mềm thức ăn thừa và dễ dàng rửa sạch kẽ răng. 

3.4. Súc miệng thường xuyên 

Sau khi nhổ răng, Quý khách làm sạch miệng bằng cách dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường không hiệu quả. Bởi những dụng cụ này tác động vào vết thương và gây đau đớn kéo dài. Trong trường hợp này, Quý khách hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý và rửa sạch thức ăn thừa nhẹ nhàng trên răng. Phương pháp này không chỉ bảo vệ vết thương mà còn giúp hơi thở thơm mát, dễ chịu hơn. 

3.5. Can thiệp vào việc điều trị nha khoa 

Nếu răng bị dính thức ăn do lỗi trám răng sứ, Quý khách hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ điều trị bệnh theo những phương pháp khác nhau. Bao gồm các phương pháp như, lắp răng sứ hoặc sử dụng răng giả để thay thế răng đã mất.

bị nhét thức ăn vào kẽ răng

Hãy đến nha khoa để được điều trị trong trường hợp bị mắc răng do lỗi trám răng sứ

4. Cách phòng ngừa bị nhét thức ăn vào kẽ răng 

Để hạn chế tình trạng bị nhét thức ăn vào kẽ răng, Quý khách hãy áp dụng những phương pháp dưới đây. 

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, đánh nhẹ nhàng trên 2 phút bằng bàn chải đánh răng có lông mềm. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước phù hợp với khoang miệng. Để làm sạch miệng hiệu quả hơn, hãy sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng phù hợp. 
  • Răng cần được làm sạch thường xuyên để loại bỏ mảng bám tích tụ trên thân răng và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. 
  • Nếu bị sâu răng hoặc mất răng vĩnh viễn, Quý khách cần được điều trị kịp thời. Tránh để thức ăn mắc kẹt trong lỗ sâu răng lâu ngày gây hoại tử tủy răng.
  • Thực hiện kiểm tra răng miệng định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng, đồng thời xác định và điều trị mọi vấn đề răng miệng ngay lập tức. 

Qua thông tin trên, nha khoa Tâm Đức Smile hy vọng đã giúp Quý khách đưa ra những cách xử trí đúng khi bị nhét thức ăn vào kẽ răng. Vệ sinh kẽ răng sau bữa ăn là cách phòng ngừa bệnh lý răng miệng hiệu quả nhất, Quý khách cần đặc biệt chú ý đến điều này.

Khi gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khoẻ răng miệng, Quý khách hãy liên hệ cho Tâm Đức Smile thông qua 2 cách: