Trang chủ / Bài viết / RĂNG SÂU VÀO TUỶ: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM VÀ CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ

RĂNG SÂU VÀO TUỶ: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM VÀ CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ

Răng sâu vào tủy là hiện tượng sâu răng tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng như mất răng, tổn thương thần kinh,... Vậy làm thế nào để nhận biết sâu răng sớm và để điều trị kịp thời? Mời bạn tìm hiểu các dấu hiệu răng sâu vào tuỷ và phương pháp chữa trị trong bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tuỷ

Răng gồm: Thân răng (có thể nhìn thấy được) và chân răng (ở trong nướu không thể nhìn thấy). Tủy ở thân răng được gọi là tủy buồng, tủy ở dưới chân răng được gọi là tủy chân. Sâu răng vào tủy là tình trạng sâu răng tiến triển nặng, vi khuẩn đã ăn mòn lớp men răng và ngà răng. Cả tủy buồng và tủy chân đều bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, đau nhức dữ dội. Khi sâu răng đã lan vào tủy, tùy từng giai đoạn mà bạn nhận thấy dấu hiệu khác nhau.

1.1. Dấu hiệu răng sâu vào tuỷ giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, dấu hiệu sâu răng tới tủy không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Lúc này tủy răng vừa bị tổn thương, vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập và gây ra viêm nhiễm nhẹ. Các dấu hiệu nhận biết sâu răng vào tủy ở giai đoạn đầu là:

  • Ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc quá chua: Khi lớp men răng bị phá hủy, răng trở nên nhạy cảm hơn. Bạn thấy răng hơi đau, ê buốt khi ăn, hoặc cả khi hít phải gió lạnh.
  • Đau âm ỉ thoáng qua: Cơn đau xuất hiện đột ngột và nhanh chóng chấm dứt, không quá 1 ngày. 

Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tuỷ

Răng sâu vào tuỷ làm chết tuỷ và hỏng răng

1.2. Dấu hiệu răng sâu vào tuỷ giai đoạn kế tiếp

Khi sâu răng tiến triển đến giai đoạn tiếp theo, tức là vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy răng. Một phần tủy răng bị viêm nhiễm, mủ tích tụ ở chóp chân răng. Các dấu hiệu bắt đầu rõ rệt hơn.

  • Đau nhức dữ dội: Cơn đau răng kéo dài, tăng lên vào ban đêm hoặc khi ăn uống, đặc biệt là lúc ăn đồ nóng, lạnh, quá ngọt hoặc chua. 
  • Cơn đau lan sang nơi khác: Cơn đau lan sang các răng lân cận, hàm và tai, thậm chí, phát triển thành đau nửa đầu. Trong trường hợp này, uống thuốc giảm đau chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng. 
  • Sưng lợi: Vùng lợi xung quanh răng bị sâu sưng đỏ, đau nhức khi chạm vào. Bạn không thể ăn uống như bình thường, ăn không ngon hoặc bị mất ngủ kéo dài.

1.3. Dấu hiệu răng đã ăn sâu vào tuỷ

Vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng. Toàn bộ phần tủy răng (cả ở thân và chân răng) bị chết. Vì tủy răng chết nên bạn không còn cảm thấy đau nhức. Lỗ sâu trên răng rộng, thức ăn bị giắt vào và gây hôi miệng. Sau một thời gian, răng bị vỡ do lỗ sâu tiếp tục lan rộng, các tổ chức cứng trên răng dần bị mất đi. 

Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tuỷ

Răng sâu vào tuỷ phá huỷ cấu trúc răng làm răng mẻ vỡ dần

Trên lợi xuất hiện các nốt trắng nhỏ, bên trong chứa mủ. Đến một thời điểm nhất định, ổ mủ chảy ra ở vùng ngang chân răng, mặt sưng lên và bạn cảm thấy đau đớn. Răng bị lỗ sâu đục khoét sẽ yếu dần và dễ lung lay.

2. Nguyên nhân làm răng sâu vào tuỷ

Sâu răng vào tủy xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do không chữa sâu răng từ sớm. 

2.1. Không chữa trị răng sâu từ sớm

Không phát hiện và điều trị sớm, lỗ sâu sẽ ngày càng lớn hơn và ăn sâu vào bên trong răng. Vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và tiết ra axit, làm hỏng dần men răng và ngà răng. Ban đầu, bạn chưa thấy triệu chứng hoặc chỉ cảm thấy răng ê buốt, chưa nhìn rõ các lỗ sâu vì lỗ sâu vẫn còn nhỏ.  

Đến khi vi khuẩn đến tủy, bạn mới bắt đầu thấy đau nhức dữ dội, ăn không ngon, sưng phần hàm,... Nhưng lúc này sâu răng đã lan vào tủy, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vi khuẩn theo lỗ sâu răng xâm nhập gây viêm nhiễm, nặng nhất là chết tủy răng.

Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ê buốt, đau nhức,... bạn nên đến nha khoa để thăm khám. Nếu phát hiện nguyên nhân là do sâu răng, bạn phải điều trị sớm bằng cách làm sạch lỗ sâu răng, sau đó trám răng hoặc bọc răng sứ

bác sĩ điều trị răng sâu vào tuỷ

Đến nha khoa để thăm khám ngay khi gặp vấn đề sức khoẻ

2.2. Răng sâu vào tuỷ do bọc răng sứ sai cách

Trước khi bọc răng sứ, bạn phải điều trị triệt để bệnh lý nha khoa. Nếu bác sĩ không loại bỏ hoàn toàn tổ chức sâu răng thì tình trạng này vẫn còn tiếp diễn.

Mặc dù đã được bọc sứ, nhưng chỉ cần sót lại một phần mô răng bị sâu thì vi khuẩn vẫn có thể tiếp tục phát triển. Trong khi đó, sau khi bọc răng sứ mọi người thường chủ quan, cho rằng bọc răng sứ đã ngăn ngừa hoàn toàn bệnh sâu răng. Chính tâm lý chủ quan đã làm sâu răng tiến triển nặng và ăn mòn sâu vào bên trong răng. Lớp sứ bên ngoài không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, nên rất khó để bạn phát hiện dấu hiệu sâu răng sớm và điều trị.

2.3. Răng sâu vào tuỷ do trám răng sai kỹ thuật

Trám răng không đúng kỹ thuật có thể để lại một phần mô răng bị sâu bên dưới lớp trám. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tiếp tục phát triển và gây sâu răng nặng hơn. Sau khi trám răng, nhiều người cho rằng sâu răng không tấn công được nữa nên chủ quan. Kể cả khi xuất hiện các dấu hiệu của sâu răng, vẫn sẽ không nghĩ đó là sâu răng. Nếu không can thiệp kịp thời, sâu răng tiếp tục phát triển và ăn sâu vào trong tủy, gây ra sâu răng vào tủy.

3. Biến chứng do răng sâu vào tủy gây ra

Sâu răng vào tủy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như: Hoại tử tủy răng, mất răng vĩnh viễn, tiêu xương hàm,...

3.1. Hoại tử tủy răng và mất răng vĩnh viễn

Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây viêm nhiễm kéo dài, các tế bào tủy sẽ chết và hình thành hoại tử. Lúc này, bạn không còn thấy đau nhức nữa. Vi khuẩn tiếp tục phá hủy toàn bộ phần thân răng, chân răng, làm mất răng vĩnh viễn và tiêu xương.

3.2. Răng sâu vào tủy gây nhiễm trùng chóp răng

Viêm nhiễm từ tủy răng lan xuống chóp răng và gây ra áp xe ở chóp răng. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, sưng một bên mặt kéo dài trong nhiều ngày. Cơn đau có thể tiến triển thành sốt và lan sang các vùng khác.

3.3. Răng sâu vào tủy làm tăng nguy cơ tiêu xương hàm

Viêm nhiễm do sâu răng kéo dài có thể làm mất răng vĩnh viễn. Nếu không kịp thời trồng răng phần xương hàm sẽ dần dần bị tiêu biến. Tiêu xương hàm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của cả khuôn mặt.

3.4. Răng sâu vào tủy gây áp xe răng, viêm nướu

Vi khuẩn sinh sôi và tạo thành các nốt mủ trắng ở chân răng hoặc dưới nướu. Các nốt mưng mủ, bị vỡ ra và làm cho vi khuẩn lan rộng, gây áp xe răng và viêm nướu diện rộng.

3.5. Răng sâu vào tủy làm hơi thở có mùi hôi

Răng sâu tạo thành các lỗ trên răng, thức ăn bị vướng lại và gây hôi miệng. Ngoài ra, khi răng bị vỡ hoặc mẻ, lợi sẽ tràn vào để lấp kín lỗ sâu răng. Khi ăn nhai hoặc hoạt động, phần lợi bị đè ép, chảy máu gây viêm và cũng làm cho hơi thở của bạn có mùi.

4. Giải pháp điều trị răng sâu vào tủy tại nha khoa Tâm Đức Smile

Tâm Đức Smile là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn để điều trị răng sâu vào tủy. Nha khoa có đội ngũ bác sĩ uy tín, lành nghề và đã thực hiện hàng ngàn ca chữa răng sâu. Nếu bạn bị sâu răng vào tủy, bác sĩ sẽ thăm khám để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

điều trị răng sâu vào tuỷ tại nha khoa

Tâm Đức Smile là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn để điều trị tuỷ răng

4.1. Thay sứ cũ đổi sứ mới

Nếu bạn từng bọc sứ ở nha khoa không uy tín, răng vẫn còn lỗ sâu thì Tâm Đức Smile sẽ hỗ trợ “Thay sứ cũ đổi sứ mới”. Dịch vụ này giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ hết tổ chức sâu răng rồi mới tiến hành bọc sứ.

4.2. Chữa tuỷ răng và trám bít lỗ sâu

Nếu sâu răng đã lan vào tủy, bác sĩ phải loại bỏ tủy răng bị viêm nhiễm hoặc bị chết. Sau đó, bác sĩ làm sạch khoang tủy và trám bít lại bằng vật liệu chuyên dụng. Cuối cùng, bác sĩ tạo hình lại răng hoặc bọc sứ, trám răng,... để bảo vệ răng, phục hồi chức năng và thẩm mỹ của răng.

4.3. Nhổ bỏ răng nếu răng sâu quá nghiêm trọng

Khi răng không thể bảo tồn được, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Vì nếu không nhổ, răng không đảm bảo được chức năng và ảnh hưởng đến các răng khác trên cung hàm. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục hình Implant để thay thế răng đã mất. Nếu bạn không nhanh chóng thay thế răng đã mất, xương hàm sẽ bị tiêu biến và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu về tình trạng răng sâu vào tuỷ và các biến chứng, giải pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang bị sâu răng, hãy đến nha khoa để điều trị từ sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để được bác sĩ tại Tâm Đức Smile tư vấn sức khoẻ răng miệng miễn phí, Quý khách hãy gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây.