Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
RĂNG TRẺ BỊ VÀNG LÀM SAO ĐỂ HẾT? CÁCH BẢO VỆ RĂNG CHO BÉ TẠI NHÀ
1. Răng trẻ bị vàng có làm sao không?
Về mặt thẩm mỹ, khi răng bị vàng sẽ khiến cho nụ cười của bé trở nên kém xinh hơn so với bình thường. Mặc dù ở độ tuổi này, bé thực sự chưa chú ý nhiều tới ngoại hình của mình. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan và để cho răng bé bị vàng, bị ngả màu…
Trong nha khoa, tình trạng răng trẻ bị vàng, xỉn màu có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý về răng miệng. Bởi hầu hết tình trạng sâu răng, viêm lợi ở trẻ hiện nay đều xuất phát từ nguyên nhân răng bị ố vàng do mảng bám tích tụ lâu ngày. Chính điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công răng và gây bệnh.
Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng khi bé thay răng sữa thì tình trạng răng bị vàng sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu chân răng và cấu trúc hàm yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công thì khi mọc răng mới cũng sẽ dễ bị ố vàng, mất thẩm mỹ.
Răng trẻ bị vàng gây bệnh và mất thẩm mỹ
2. Răng bé bị vàng làm sao để hết? Cách chữa theo từng độ tuổi
Trên thực tế, răng trẻ bị vàng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể khắc phục được. Phương pháp làm sáng màu răng sẽ được áp dụng theo từng độ tuổi nhất định của bé.
2.1. Trẻ từ 0 – 1 tuổi
Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, thường bé chỉ mới mọc một vài chiếc răng và ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, sữa. Mặc dù chưa nhai nhiều, nhưng nếu Quý khách không vệ sinh răng miệng cẩn thận thì răng của bé vẫn có thể bị vàng.
Với giai đoạn này, các nha sĩ khuyến khích phụ huynh tuyệt đối không tự áp dụng các biện pháp làm làm trắng răng tại nhà. Phương pháp hiệu quả nhất và vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho bé với nước muối. Bên cạnh đó, Quý khách có thể kết hợp rơ lưỡi để làm sạch tối đa khoang miệng của trẻ.
2.2. Xử lý răng trẻ bị vàng khi trẻ ở 1 – 5 tuổi
Giai đoạn 1 - 5 tuổi, bé đã mọc đầy đủ các răng cửa, răng nanh, răng hàm. Bé có thể ăn dặm thêm nhiều loại thực phẩm. Đây cũng là độ tuổi mà tình trạng răng trẻ bị vàng bắt đầu xuất hiện phổ biến.
- Hạn chế thực phẩm bám màu: Quý khách nên hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn uống những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo chứa phẩm màu, thức uống có ga,...
- Vệ sinh răng miệng: Quý khách nên thực hiện việc vệ sinh hoặc hướng dẫn bé đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Kèm theo đó, Quý khách hãy hướng dẫn bé súc miệng cũng như rơ lưỡi để có thể làm sạch tối đa mảng bám, vi khuẩn trú ngụ.
- Khám sức khỏe răng miệng cho bé: Việc kiểm tra và khám nha khoa định kỳ là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ độ tuổi nào. Điều này giúp phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng và kịp thời có phương án điều trị.
2.3. Điều trị vàng răng cho trẻ 6 - 10 tuổi
Giai đoạn này, trẻ bắt đầu thay răng sữa, nếu áp dụng công nghệ làm trắng răng thì sẽ dễ ảnh hưởng tới men răng. Vì vậy, tốt nhất Quý khách nên vệ sinh răng miệng cho bé cẩn thận, nên cho bé ăn uống theo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.
2.4. Trẻ trên 10 tuổi
Đa phần trẻ trên 10 tuổi đã mọc đầy đủ các răng. Nếu răng trẻ bị vàng, Quý khách có thể đưa bé đến nha khoa để được cạo vôi răng, loại bỏ mảng bám màu vàng trên răng. Quan trọng nhất, Quý khách vẫn nên hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng và lập chế độ ăn uống khoa học.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3. Phòng tránh vàng răng ở trẻ
Quý khách hãy chủ động bảo vệ răng của bé bằng các biện pháp sau đây.
3.1. Bảo vệ răng miệng cho bé ngay khi còn trong bụng mẹ
Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bé, bao gồm cả sức khỏe răng miệng. Vì vậy, Quý khách hãy bảo vệ răng cho bé ngay cả khi bé còn trong bụng mẹ. Quý khách nên chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm thực phẩm giàu flour, canxi, vitamin B,… để tăng cường sức khỏe xương và răng.
3.2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế răng trẻ bị vàng
Nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Để hạn chế tình trạng răng trẻ bị vàng, Quý khách hãy xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ.
Quý khách chú ý bổ sung cho bé những dưỡng chất cần thiết như vitamin A, D, canxi, magie, sắt, chất xơ,… Quý khách không nên cho bé ăn nhiều thực phẩm có đường, thức ăn nhanh, đồ hộp, mì gói,… Bởi vì chúng không chỉ làm vàng răng mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý như viêm nướu, sâu răng,…
3.3. Vệ sinh răng miệng cho bé
Quý khách nên rèn luyện cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút. Quý khách cần hướng dẫn bé sử dụng chỉ nha khoa và kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn. Vệ sinh răng miệng tốt là giải pháp tuyệt vời giúp bé duy trì hàm răng trắng sáng, chắc khỏe.
Vệ sinh răng miệng cho bé để tránh bị vàng răng
3.4. Khám và lấy cao răng định kỳ
Lấy cao răng cho bé là việc làm cần thiết trong suốt quá trình bé mọc răng cho tới sau này. Quý khách nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng.
Quý khách lưu ý: Không áp dụng các cách làm trắng răng tại nhà như dùng muối, giấm, chanh,… Bởi những phương pháp này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới men răng, dễ làm răng bị vàng và yếu đi.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng răng trẻ bị vàng. Hàm răng đều đẹp giúp bé tự tin hơn khi cười nói với bạn bè, vì vậy, Quý khách hãy chủ động giúp trẻ bảo vệ răng mỗi ngày. Quý khách đang gặp vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay bằng cách:
- Gọi vào Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền câu hỏi cần được tư vấn vào bảng dưới đây để bác sĩ giải đáp ngay.