Trang chủ / Bài viết / [GIẢI ĐÁP] UỐNG NƯỚC ĐÁ CÓ HẠI RĂNG KHÔNG?

[GIẢI ĐÁP] UỐNG NƯỚC ĐÁ CÓ HẠI RĂNG KHÔNG?

Với điều kiện thời tiết nóng ẩm của Việt Nam, nước đá là thức uống phổ biến có tác dụng giải khát nhanh chóng. Tuy nhiên, uống nước đá có thể gây đau họng, viêm họng và nhiều ảnh hưởng khác tới sức khỏe. Răng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn, thức uống được đưa vào miệng, vậy uống nước đá có hại răng không? Quý khách Hãy cùng Nha khoa Tâm Đức Smile giải đáp chi tiết thắc mắc này trong nội dung bài viết sau đây.

1. Uống nước đá có hại răng không?

Uống nước đá là thói quen của rất nhiều người, nhất là những người trẻ. Việt Nam là quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ ban ngày thường trên 30 độ C, mùa hè có thể lên tới 40 độ C. Để làm giảm cảm giác khát nước và chênh lệch nhiệt độ, nhiều người đã chọn cách uống nước đá lạnh.

Tuy vậy, uống nước đá lạnh chỉ mang tới sự sảng khoái nhất thời, về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Sử dụng nước đá liên tục trong một thời gian liên tục có thể gây đau họng, viêm họng, lâu ngày dẫn tới viêm amidan. Với răng miệng, việc uống nước đá cũng gây ra rất nhiều tác hại, có thể kể tới như sau.

1.1. Răng ê buốt, nhạy cảm

Uống nước đá hay nhai đá lạnh là thói quen của rất nhiều người. Mặc dù mang lại cảm giác mát lạnh, sảng khoái nhưng thói quen này khiến răng ê buốt và nhạy cảm hơn. Đá lạnh có kết cấu cứng, chắc, khi nhai đá sẽ vô tình tạo áp lực lớn lên răng. Theo thời gian, men răng dần bị bào mòn và ngày càng trở nên nhạy cảm hơn.

Khi răng nhạy cảm, Quý khách phải chịu đựng cảm giác đau nhức khó chịu.  Điều này diễn ra khi Quý khách đánh răng, sử dụng thức ăn quá cứng hoặc dai, thức ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh. Trường hợp ê buốt nặng, Quý khách có thể bị đau ngay cả khi chỉ hít không khí lạnh, cơn đau diễn ra thường xuyên hơn.

1.2. Uống nước đá làm răng giòn và dễ nứt

Tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong một thời gian dài khiến răng bị giòn, dễ vỡ. Theo thống kê, đa phần những người có thói quen uống nước đá thường xuyên đều có cấu trúc  răng giòn và dễ bị tổn thương. Khi có tác động từ ngoại lực, răng rất dễ lung lay và nứt gãy.

uống nước đá làm cho răng giòn và dễ mẻ vỡ

uống nước đá dễ làm cho răng giòn gãy

>>> Xem thêm: Nứt dọc thân răng phải làm sao? Có tự lành được không?

1.3. Giảm tuổi thọ của răng

Một số thói quen xấu tưởng như vô hại nhưng lại làm giảm tuổi thọ của răng, trong đó có thói quen uống nước đá. Nhiệt độ thấp từ nước đá khiến men răng bị mòn đi, làm giảm khả năng bảo vệ răng. Điều này đã tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tấn công và phá hủy các mô cứng ở ngoài men răng.

Uống nhiều nước đá còn gây ảnh hưởng tới tuần hoàn máu và nuôi dưỡng tủy răng, ngà răng. Theo thời gian, sức khỏe và tuổi thọ của răng bị giảm đi đáng kể.

1.4. Tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa

Mặc dù uống nước đá lạnh không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như: Viêm nha chu, viêm tủy răng, viêm nướu, viêm quanh chân răng, tụt lợi, hở chân răng…

Có thể thấy, thói quen uống nước đá ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy, Quý khách nên từ bỏ hoặc hạn chế sử dụng nước đá để phòng tránh những vấn đề răng miệng kể trên.

cắn nước đá gây hại cho răng

Cắn trực tiếp nước đá có thể làm hỏng men răng

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2. Những ai không nên uống nước đá?

Uống nước đá lạnh tạo ra cảm giác sảng khoái, xua tan đi sự nóng bức, mệt mỏi nên ai cũng đều yêu thích. Tuy vậy, chúng lại gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với răng miệng và sức khỏe tổng thể. Ai trong chúng ta cũng nên hạn chế nước đá, tuy nhiên một số đối tượng dưới đây cần hạn chế tuyệt đối.

2.1. Trẻ em

Những loại đồ uống lạnh là tác nhân hàng đầu gây ho, đau họng và các triệu chứng về đường ruột như đau bụng, tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Với trẻ em, dạ dày chưa phát triển hoàn thiện, khi ăn uống không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, việc uống nước đá có thể làm chậm quá trình mọc răng ở trẻ. Do đó, Quý khách nên hạn chế cho trẻ nhỏ uống nước đá, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.

2.2. Người bị viêm gan

Người bị viêm gan nên uống nhiều nước nhưng tuyệt đối cần kiêng nước đá lạnh vì chúng có thể gây tổn thương cho gan. Mặt khác, khi gan bị tổn thương, chức năng lọc cũng suy giảm theo. Vì vậy, những cặn bẩn có trong nước đá có thể tích tụ vào gan làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

2.3. Người bị bệnh tim

Người bị bệnh tim nếu uống quá nhiều nước đá có thể làm co thắt động mạch xung quanh, làm cho tim bị rối loạn gây đau cơ tim hoặc cao huyết áp. Do đó, những người bị bệnh tim không nên sử dụng nước đá và các loại đồ uống lạnh khác.

2.4. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên hạn chế uống nước đá và các loại đồ uống lạnh. Chúng có thể làm cho mạch máu bị co lại, gây tắc nghẽn lưu thông máu dẫn tới đau bụng kinh, mệt mỏi và kiệt sức.

2.5. Khi Quý khách bị sâu răng

Người bị sâu răng không nên uống nước đá bởi nó có thể làm cho răng bị đau nhức, ê buốt hơn và làm suy giảm sức đề kháng. Lâu ngày, tình trạng sâu răng sẽ diễn biến nghiêm trọng, có thể dẫn tới các bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy răng

uống nước đá có thể dẫn đến sâu răng

Uống nước đá có thể dẫn đến sâu răng

>>> Xem thêm: 5 loại răng sâu thường gặp và cách điều trị

3. Hạn chế sự tác động của nước đá lên răng bằng cách nào?

Uống nước đá có hại răng không, câu trả lời là có. Quý khách có thể hạn chế những tác hại của nước đá lên mô, nướu răng bằng các cách sau đây.

3.1. Không uống nhiều nước đá

Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh thường xuyên làm cho men răng bị mài mòn, trở nên yếu, giòn và dễ tổn thương hơn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, Quý khách không nên uống quá nhiều nước đá hoặc các loại nước để lạnh.

Khi nhiệt độ bên ngoài quá cao hoặc khi cảm thấy khát nước, Quý khách nên uống một lượng nhỏ nước đá và uống từ từ. Điều này giúp hạn chế tình trạng sốc nhiệt và không gây ảnh hưởng tới chỉ số huyết áp của cơ thể.

3.2. Uống nước đá bằng ống hút

Sử dụng ống hút khi uống nước đá có thể làm giảm mức độ tiếp xúc giữa nước đá với bề mặt răng. Khi dùng ống hút, Quý khách nên đặt chúng ở gần cổ họng để nước đá đi trực tiếp xuống thực quản. Điều này nhằm hạn chế tác động trực tiếp của nước đá lên răng, giúp răng bớt ê buốt và nhạy cảm…

Bên cạnh đó, Quý khách có thể dùng ống hút khi uống rượu, bia, nước ngọt hay các loại thức uống có màu. Phẩm màu trong những loại thức uống này dễ bám lên răng gây xỉn màu, ố vàng mất thẩm mỹ. Do đó, sử dụng ống hút cũng là cách để bảo vệ răng tránh khỏi tác động từ các loại thức uống trên.

Quý khách nên dùng ống hút khi uống nước đá hoặc các loại nước uống có nhiều acid

Quý khách nên dùng ống hút khi uống nước đá hoặc uống các loại nước có tính axit

3.3. Tuyệt đối không nhai đá lạnh

Quý khách có thể uống đá lạnh theo nhu cầu của mình nhưng cần tuyệt đối tránh xa việc nhai đá. Việc nhai đá lạnh làm cho răng dễ lung lay, nhạy cảm và yếu đi rõ rệt. Mặt khác, việc nhai đá, cho đá đi trực tiếp vào thực quản có thể gây viêm họng, viêm amidan hoặc rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, Quý khách chỉ nên uống nước đá sạch, đảm bảo an toàn. Nước đá công nghiệp thường không đảm bảo vệ sinh, khi uống vào không chỉ gây hại răng miệng mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.

Như vậy, Qua bài viết trên đây Nha khoa Tâm Đức smile đã giải đáp thắc mắc uống nước đá có hại răng không. Tốt nhất, Quý khách không nên uống nước đá và các loại nước có nhiệt độ thấp để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trường hợp Quý khách thường uống nước đá và có dấu hiệu ê buốt răng, hãy liên hệ với Nha khoa Tâm Đức Smile theo 2 cách dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng: