Trang chủ / Kiến thức / BỊ NHIỄM NẤM MIỆNG CANDIDA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

BỊ NHIỄM NẤM MIỆNG CANDIDA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nấm miệng (nấm Candida, nấm lưỡi hay tưa lưỡi) là bệnh lý khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bị nấm miệng có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng nấm miệng như thế nào? Quý khách hãy cùng giải đáp tất cả những thắc mắc này trong bài viết dưới đây của nha khoa Tâm Đức Smile.

1. Bị nấm miệng có nguy hiểm không?

Nấm miệng là hiện tượng xảy ra do sự phát triển quá mức của loại nấm có tên Candida albicans (C. Albicans). Ở điều kiện bình thường, trong khoang miệng mỗi người vẫn tồn tại C. Albicans. Chúng được kiểm soát tốt khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch bị tổn hại, nấm sẽ phát triển và lan rộng, gây ra nấm miệng. Vậy nếu không may bị nấm miệng có nguy hiểm không?

Thông thường, nấm miệng ở tình trạng nhẹ sẽ chỉ biểu hiện bằng những vết thương màu trắng kem hay màu vàng. Chúng có thể gây ra mùi hôi khó chịu và cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Một số trường hợp nấm miệng xuất hiện trên vòm miệng, nướu, lợi hay amidan,… khi cọ xát có thể gây chảy máu. 

Ở giai đoạn đầu gần như nấm miệng không gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số vấn đề như sau.

1.1. Bị nấm miệng gây đau nhức, khó chịu

Nấm miệng lâu ngày có thể gây ra tình trạng nứt niêm mạc miệng, nứt khóe miệng. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu mỗi khi ăn uống hoặc nói chuyện.

Nấm miệng là căn bệnh khá nguy hiểm

Nấm miệng là căn bệnh khá nguy hiểm

1.2. Lây lan chéo từ mẹ sang bé và ngược lại thông qua việc bú sữa

Với trẻ đang bú mẹ, nếu bị nấm miệng có thể quấy khóc mỗi khi bú do đau, một số trẻ còn bỏ bú. Ngoài ra, trẻ có thể lây bệnh nhiễm nấm qua cho mẹ thông qua hoạt động bú sữa. Mẹ có thể xuất hiện các biểu hiện như núm vú sưng nề, đỏ, chảy dịch, nứt đầu ti, đau và ngứa.

1.3. Bị nấm miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày

Nấm miệng có thể lan xuống thực quản, gây ra tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn. Một số trường hợp có thể gây ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát ở cổ, ngực, buồn nôn,... Nặng hơn nữa, nấm có thể làm tổn thương các cơ quan nội tạng thậm chí đi vào máu gây nhiễm nấm máu.

1.4. Bị nấm miệng đe dọa tới sức khỏe và tính mạng

Người bị ung thư, HIV, hệ thống miễn dịch ngày càng suy yếu. Nếu không kịp thời điều trị, nấm Candida hoàn toàn có thể xâm nhập vào máu, lan tới tim, não và các bộ phận khác. Mặt khác, khi nấm lây lan qua toàn thân, người bệnh có thể bị sốc nhiễm trùng, nguy hiểm tính mạng.

2. Nấm miệng có lây lan từ người này qua người khác hay không?

Bên cạnh bị nấm miệng có nguy hiểm không thì nấm miệng có lây không cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Bệnh này có thể lây từ người sang người qua việc tiếp xúc trực tiếp như ôm hôn, tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng của người bị nhiễm nấm.

Nấm gây bệnh ở miệng hoàn toàn có thể lân lan qua các bộ phận khác gây nên tình trạng nhiễm trùng nấm men.

  • Bị nấm miệng hoặc nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục có thể truyền cho bạn tình thông qua quan hệ tình dục.
  • Phụ nữ mang bầu bị nấm miệng có nguy cơ cao truyền nấm qua cho con trong quá trình mang thai.
  • Mẹ bị nhiễm nấm có khả năng truyền nấm qua cho bé trong quá trình tiết sữa. Ngược lại, trẻ bị nấm miệng cũng có thể lây lan qua cho mẹ.

nấm miệng có thể lây lan sang vật dụng vệ sinh răng miệng cá nhân

Dùng chung dụng cụ vệ sinh răng miệng cá nhân có thể bị lây nấm miệng

>>> Xem thêm: Nấm miệng có lây không? Bật mí cách phòng tránh lây nhiễm nấm miệng hiệu quả

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Phương pháp hiệu quả giúp điều trị bệnh nấm miệng

Nấm miệng là bệnh lý có thể điều trị được bằng một số phương pháp khác nhau. Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm dùng tại chỗ hoặc dùng toàn thân tùy từng tình trạng bệnh. Những loại thuốc này thường ở dạng gel, chất lỏng (thuốc bôi) hoặc viên nang, viên nén.

  • Nhiễm nấm Candida nhẹ: Bác sĩ kê đơn thuốc Clotrimazol (viên ngậm) với liều dùng 10mg/lần x 5 lần/ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc uống dạng lỏng 5ml Nystatin x 4 lần/ngày.
  • Nhiễm nấm mức độ trung bình đến nặng: Kê đơn thuốc 200mg Fluconazole trong 1 liều duy nhất, sau đó duy trì 100mg/ngày trong vòng 7-14 ngày.

Vậy bị nấm miệng bao lâu thì khỏi? Với tình trạng nấm miệng, tưa miệng nếu được điều trị kịp thời sẽ hết chỉ sau 1 - 2 tuần hoặc có thể kéo dài vài tuần. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh có thể kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Quý khách lưu ý sử dụng thuốc dưới sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng quá liều hoặc uống thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Điển hình như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi,…ảnh hưởng tới sức khỏe.

4. Phòng ngừa bệnh nấm miệng như thế nào?

Chắc hẳn Quý khách đã có câu trả lời cho thắc mắc bị nấm miệng có nguy hiểm không? Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng tránh cũng như hạn chế những rủi ro do nấm miệng Candida, Quý khách lưu ý những điều sau đây.

4.1. Chú ý vệ sinh răng miệng

Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp với tăm nước, chỉ nha khoa để tăng hiệu quả. Nếu Quý khách đang đeo răng giả, hãy tháo chúng ra khi đi ngủ cũng như khử trùng sạch sẽ mỗi ngày.

Chú ý vệ sinh răng miệng phòng nấm

Chú ý vệ sinh răng miệng để phòng nhiễm nấm

Bên cạnh đánh răng, Quý khách nên súc miệng thường xuyên bằng nước súc miệng chuyên dụng, nước muối, giấm táo, nước cốt chanh,… Điều này sẽ giúp loại bỏ đi vi khuẩn, mảng bám và mùi hôi miệng. Trường hợp Quý khách có sử dụng ống hít, Corticosteroid, hãy nhớ đánh răng hoặc súc miệng ngay sau khi dùng.

>>> Xem thêm: 1 ngày đánh răng mấy lần? Tần suất đánh răng tối ưu cho sức khỏe răng miệng

4.2. Tăng cường sức đề kháng để phòng nấm miệng

Quý khách nên bổ sung thêm nhiều vitamin C, lợi khuẩn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Quý khách có thể chọn các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi, ổi, rau xanh hoặc sữa chua, các chế phẩm từ sữa. Quý khách nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn hoặc các loại đồ ngọt.

4.3. Biết cách bảo vệ bản thân

Quý khách tuyệt đối không dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là những người bị nấm miệng vì chúng có thể lây lan. Nếu trẻ đang bú bình, hãy lưu ý vệ sinh dụng cụ cẩn thận và sạch sẽ để đảm bảo không có tình trạng lây chéo.

Bên cạnh đó, Quý khách chú ý không lạm dụng các sản phẩm kháng khuẩn, thơm miệng. Điều này có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Nếu đang có các bệnh nền như tiểu đường, HIV, suy thận,… tuyệt đối phải tuân thủ việc điều trị. Nếu được, Quý khách hãy bỏ hẳn thuốc lá.

4.4. Thăm khám nha khoa để phòng bệnh nấm miệng

Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan tới răng miệng hoặc xuất hiện dấu hiệu nấm miệng hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám. Ngoài ra, Quý khách đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần để chăm sóc răng miệng cũng như kịp thời phát hiện bệnh.

Vừa rồi là giải đáp về vấn đề “bị nấm miệng có nguy hiểm không” và có lây lan không? Nha khoa Tâm Đức Smile hy vọng qua bài viết này Quý khách có thể hiểu rõ về tình trạng nấm miệng cũng như những lưu ý trong khi điều trị. Khi gặp vấn đề về răng miệng, Quý khách hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để bác sĩ tư vấn và thăm khám miễn phí bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp