Trang chủ / Kiến thức / DÂY THUN NIỀNG RĂNG CÓ TÁC DỤNG GÌ? SỬ DỤNG THUN NIỀNG RĂNG ĐÚNG CÁCH

DÂY THUN NIỀNG RĂNG CÓ TÁC DỤNG GÌ? SỬ DỤNG THUN NIỀNG RĂNG ĐÚNG CÁCH

Thun niềng răng có tác dụng gì là câu hỏi được mọi người quan tâm. Thun niềng răng là một khí cụ chỉnh nha, giúp tăng thêm lực kéo cho răng, điều chỉnh răng về vị trí mong muốn. Tùy thuộc vào tình trạng răng, thời gian đeo thun niềng của mỗi người sẽ khác nhau. Mỗi ngày bạn nên thay thun 2-3 lần để đảm bảo hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về tác dụng và cách dùng thun niềng răng, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.

1. Dây thun niềng răng có tác dụng gì?

Để niềng răng hiệu quả, bác sĩ cần kết hợp các khí cụ chỉnh nha, trong đó có dây thun niềng răng. Trong quá trình điều chỉnh răng, dây thun đóng vai trò quan trọng: Tạo lực kéo răng di chuyển răng, điều chỉnh khớp cắn,...

1.1. Thun niềng răng là gì?

Thun niềng răng còn được gọi là dây thun chỉnh nha. Dây thun được gắn vào các mắc cài và dây cung, hoặc đặt vào giữa kẽ răng. Thun chỉnh nha không bắt buộc phải sử dụng ở tất cả các trường hợp niềng răng. Bạn có cần sử dụng thun niềng hay không tùy vào mức độ thưa, lệch, khấp khểnh của răng.

Thun niềng răng có tác dụng gì

Thun niềng răng còn được gọi là dây thun chỉnh nha

Hiện tại có 3 loại thun niềng răng phổ biến nhất:

  • Thun tách kẽ: Đây là loại thun được đặt ở kẽ răng trước giai đoạn niềng. Thun có hình tròn làm bằng cao su nhỏ hoặc thun kim loại hình chữ L có gắn lò xo bên trong.
  • Thun liên hàm: Loại thun này được gắn trên mắc cài và móc từ răng hàm trên xuống răng hàm dưới. Thun được làm từ cao su nha khoa siêu bền, độ đàn hồi cao, an toàn với răng và nướu.
  • Thun buộc tại chỗ: Thun có dạng chuỗi với thiết kế nhiều vòng tròn liên kết với nhau, tạo thành dải cao su gắn trên mắc cài.

1.2. Vai trò của thun niềng răng

Thun niềng răng là khí cụ chỉnh nha quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều chỉnh răng. Dây thun được linh động sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình niềng răng với mục đích:

  • Cân bằng lực kéo: Các sợi thun được gắn lên răng, tạo ra lực kéo đều lên bề mặt răng để việc điều chỉnh răng dễ dàng hơn.
  • Tăng cường di chuyển răng: Lực kéo đẩy liên tục của dây thun giúp các răng di chuyển nhanh về vị trí mong muốn.
  • Điều chỉnh khớp cắn: Thun tác động lên răng, căn chỉnh lực cắn hàm trên và hàm dưới sao cho đều nhau.
  • Giảm sự chênh lệch giữa các răng: Theo thời gian, các răng mọc lệch dịch chuyển về vị trí chuẩn, răng phát triển đồng đều và thẳng hàng hơn.
  • Cải thiện chức năng nhai: Khi răng và khớp cắn được điều chỉnh đúng cách, chức năng ăn nhai sẽ cải thiện rõ rệt.

1.3. Thời điểm cần dùng dây thun niềng răng

Dây thun niềng răng được sử dụng tại những thời điểm cụ thể trong quá trình chỉnh nha theo chỉ định của bác sĩ. Đó có thể là:

  • Giai đoạn trước niềng răng: Các thun tách kẽ được đặt ở giữa răng nhằm tạo ra khoảng trống mà không cần nhổ răng.
  • Giai đoạn đầu điều chỉnh: Khi mắc cài và dây cung được gắn cố định trên răng, dây thun giúp định hình răng theo hướng mong muốn.
  • Giai đoạn giữa niềng răng: Dây thun tiếp tục được sử dụng để tăng lực kéo, giúp răng di chuyển đều nhau.
  • Giai đoạn cuối niềng răng: Các răng khi đã về đúng vị trí, dây thun hỗ trợ điều chỉnh và đảm bảo khớp cắn chính xác.

Dây thun niềng răng được sử dụng tại những thời điểm cụ thể trong quá trình chỉnh nha theo chỉ định của bác sĩ

2. Những lưu ý khi sử dụng thun niềng răng

Sau khi hiểu được dây thun niềng răng có tác dụng gì, bạn cần chú ý: Thời gian đeo thun, cách tự thay và vệ sinh thun,... Đây đều là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả niềng răng.

2.1. Thời gian đeo dây thun niềng răng

Thời gian đeo dây thun niềng răng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dựa trên tình trạng răng cụ thể. Ngoài ra, thời gian đeo thun có thể thay đổi bởi 2 yếu tố sau đây:

  • Tiến triển dịch chuyển răng tốt: Nếu vị trí răng đã ổn định, khớp cắn cải thiện rõ rệt thì bác sĩ có thể tháo thun niềng sớm hơn dự kiến.
  • Không đeo thun khi ăn uống: Dây thun niềng răng cần đeo liên tục suốt ngày, trừ khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. 

Nếu bác sĩ yêu cầu thay thun sau một khoảng thời gian, bạn hãy tuân thủ lịch trình để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi.

2.2. Cách tự thay dây thun niềng răng

Tự thay thun niềng răng giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm chi phí khám nhiều lần tại nha khoa. Thay dây thun đúng hạn giúp duy trì lực kéo cần thiết để điều chỉnh răng và hàm, tránh tình trạng dây thun cũ, mòn, dính cặn thức ăn. Cách tự thay thun rất đơn giản:

  • Bước 1: Đứng trước gương, há miệng to để thấy rõ vị trí thun được gắn.
  • Bước 2: Trước khi thay thun, bạn hãy rửa tay sạch bằng nước rửa tay hoặc cồn sát khuẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
  • Bước 3: Bạn sử dụng kẹp gắp thun hoặc dùng tay cẩn thận gỡ dây thun cũ ra khỏi các mắc cài.
  • Bước 4: Đặt dây thun mới vào đúng vị trí theo hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo căn chỉnh thun chắc chắn và không bị lệch.
  • Bước 5: Nếu bạn cảm thấy dây thun không khớp hoặc gây khó chịu, hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Tự thay thun niềng răng giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm chi phí khám nhiều lần tại nha khoa

2.3. Xử lý khi thun niềng răng gặp sự cố

Khi dây thun niềng răng gặp sự cố, việc xử lý kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha không bị gián đoạn. Bạn hãy tham khảo một số cách xử lý sự cố đối với dây thun niềng răng:

  • Thun bị đứt hoặc bị rơi: Dây thun có thể bị đứt, rách do lực kéo quá mạnh, hoặc bị mất độ co giãn sau một thời gian sử dụng. Nếu dây thun bị đứt hoặc rơi ra, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
  • Thun không vừa: Sử dụng dây thun không đúng kích thước, sai loại yêu cầu dẫn đến việc dây thun không hoạt động hiệu quả. Bạn hãy liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ thay thun niềng mới.
  • Cảm giác đau hoặc khó chịu: Nếu dây thun không được gắn chính xác vào các mắc cài, gắn lệch dễ gây cảm giác khó chịu. Nếu cảm giác khó chịu kéo dài thì bạn cần thông báo cho bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh.

2.4. Vệ sinh dây thun niềng răng

Dây thun có thể là nơi ẩn náu của vi khuẩn và nấm nếu không được vệ sinh đúng cách. Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây hôi miệng, viêm lợi, hoặc các vấn đề khác về răng miệng. Do đó, đảm bảo vệ sinh dây thun niềng răng sạch sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Bạn hãy tham khảo cách vệ sinh dây thun niềng răng sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn: Bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, đặc biệt là các vị trí mắc cài để giữ cho dây thun sạch sẽ. Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và kết hợp sử dụng chỉ nha khoa.
  • Rửa sạch thun nếu cần: Trong trường hợp dây thun bị dính thực phẩm hoặc bụi bẩn, bạn có thể rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh không chứa cồn.
  • Tránh các thực phẩm dính hoặc cứng: Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm dính, dẻo như kẹo cao su để tránh vướng vào dây thun.
  • Kiểm tra thường xuyên: Bạn hãy kiểm tra dây thun và thay thun đúng lịch để dây không bị hỏng hoặc đứt.

Hy vọng bài viết giúp bạn có góc nhìn tổng quan về dây thun niềng răng có tác dụng gì, cách sử dụng và vệ sinh dây thun,... Dây thun niềng răng hỗ trợ điều chỉnh vị trí răng và cải thiện khớp cắn. Đeo dây thun đúng theo thời gian quy định sẽ bảo đảm quá trình chỉnh nha đạt kết quả tốt nhất.

Bạn đang gặp phải các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile để được bác sĩ tư vấn miễn phí bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp