Trang chủ / Kiến thức / [GIẢI ĐÁP] RĂNG NHẠY CẢM ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG BỊ Ê BUỐT VÀ SÂU RĂNG?

[GIẢI ĐÁP] RĂNG NHẠY CẢM ĂN GÌ ĐỂ KHÔNG BỊ Ê BUỐT VÀ SÂU RĂNG?

Răng nhạy cảm không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều tới cảm giác khi Quý khách ăn uống. Khi có răng nhạy cảm, Quý khách thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu. Việc lựa chọn món ăn cho răng nhạy cảm làm mất nhiều thời gian và làm Quý khách mất đi cảm giác ngon miệng. Vậy răng nhạy cảm ăn gì và nên hạn chế nhóm thực phẩm nào để răng không bị ê buốt?

1. Răng nhạy cảm ăn gì để không cảm thấy ê buốt?

Răng nhạy cảm gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống hàng ngày của Quý khách. Do đó, việc chăm sóc răng miệng, thay đổi chế độ ăn uống là điều vô cùng cần thiết. Vậy răng nhạy cảm ăn gì? Quý khách hãy cùng Tâm Đức Smile điểm qua một số nhóm thực phẩm nên ăn sau đây.

1.1. Răng nhạy cảm ăn những món ăn mềm và lỏng

Khi răng bị nhạy cảm, Quý khách nên ăn những món mềm, lỏng. Nó giúp Quý khách hạn chế việc phải dùng răng quá nhiều. Một số món ăn mềm lỏng Quý khách nên bổ sung thường xuyên nếu răng bị ê buốt, nhạy cảm như cháo, súp, canh….

răng nhạy cảm ăn gì tốt

Răng nhạy cảm nên ăn cháo và các loại thức ăn mềm lỏng

1.2. Răng nhạy cảm ăn thực phẩm làm từ sữa

Sữa và sản phẩm làm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho cơ thể, nhất là với hàm răng. Sản phẩm làm từ sữa có tính mềm, dễ nuốt, không cần dùng răng nhai quá nhiều nên Quý khách sẽ ít có cảm giác đau khi ăn.

Một số món làm từ sữa như: sữa chua, phomai, bơ sữa.

răng nhạy cảm ăn gì tốt

Uống sữa để bổ sung canxi giúp răng chắc khoẻ

1.3. Các loại rau củ quả tốt cho răng nhạy cảm

Rau, củ, quả là nhóm thực phẩm giàu khoáng và vitamin. Dù là người có răng nhạy cảm hay người khoẻ mạnh đều cần bổ sung nguồn thực phẩm này mỗi ngày. Ăn rau củ quả thường xuyên giúp cơ thể của Quý khách khỏe mạnh hơn, làm đẹp da và làm khoẻ răng. Việc ăn rau củ còn làm tăng tiết nước bọt, tăng sức đề kháng, giúp phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả.

Trong trái cây có chứa các loại vitamin rất tốt cho răng miệng và có công dụng giảm đau hiệu quả. Nếu đang có răng nhạy cảm, Quý khách hãy dùng nước ép trái cây để dễ dàng hấp thụ mà không phải lo ngại vấn đề ê buốt răng.

tô rau củ quả dành cho người bị răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm nên ăn thêm nhiều rau củ quả để bồi dưỡng sức khoẻ răng

1.4. Cá tốt cho răng nhạy cảm

Cá là một loại thực phẩm mềm và có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Do đó, khi hỏi răng nhạy cảm ăn gì, Quý khách có thể chọn các loại cá như cá ngừ, cá thu, cá hồi,... Ngoài ra, những ai đang mắc bệnh về nướu, răng miệng vẫn có thể ăn cá mà không cần phải lo ngại.

cá cung cấp nguồn canxi dồi dào cho răng

Cá cung cấp nguồn canxi dồi dào cho răng

2. Răng nhạy cảm ê buốt nên tránh xa những nhóm thực phẩm nào?

Bên cạnh vấn đề răng nhạy cảm ăn gì thì dưới đây là những nhóm thực phẩm mà Quý khách cần tránh nếu có răng nhạy cảm.

2.1. Răng nhạy cảm không nên ăn đồ nóng hoặc lạnh

Khi răng của Quý khách bị nhạy cảm, tức là lớp men răng đang dần bị mòn, không còn đảm bảo chức năng bảo vệ răng. Điều này có thể làm tình trạng ê buốt trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi tiếp xúc với nhiệt độ của đồ ăn. Vì vậy, những người có răng nhạy cảm nên tránh xa những loại đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Điển hình như cháo nóng, lẩu nóng, nước sôi, kem…..và tuyệt đối không được uống hay nhai đá lạnh.

răng nhạy cảm không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Răng nhạy cảm nên tránh xa các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

2.2. Răng nhạy cảm nên tránh xa thực phẩm cứng

Răng nhạy cảm là tình trạng răng yếu, chính vì vậy nhai đồ quá cứng có thể dẫn tới nguy cơ nứt, vỡ răng. Quý khách tuyệt đối không được nhai đá lạnh và tránh xa hoàn toàn những loại thực phẩm cứng để bảo vệ tốt cho răng: Các món về xương, sườn, các loại hạt, bánh, kẹo….Ngay cả với những loại thực phẩm thông thường, Quý khách cũng nên chế biến để chúng mềm hơn nhằm giữ cho răng không phải hoạt động quá nhiều.

răng nhạy cảm không nên ăn sườn nướng quá cứng

Răng nhạy cảm không nên ăn các món quá dai cứng

2.3. Thực phẩm chứa axit cao không tốt cho răng nhạy cảm

Những loại thực phẩm hay đồ uống có tính axit dễ làm mòn men răng, khiến răng dễ bị sâu. Bên cạnh đó, chúng cũng chính là nguyên nhân làm cho đường viền nướu bị tụt, làm lộ ngà răng, làm gia tăng cảm giác ê buốt.

Những món ăn sử dụng chanh, giấm hay cà chua có chứa nhiều axit bên trong. Vì vậy, khi bị ê buốt răng, Quý khách nên tránh xa những loại đồ ăn, thức uống này.

răng nhạy cảm không nên ăn nhiều đồ chua

Thực phẩm chứa nhiều axit không tốt cho răng nhạy cảm

2.4. Carbohydrate 

Carbohydrate có trong bánh ngọt, kẹo, hay các loại thực phẩm, đồ uống có gas, cồn sẽ ảnh hưởng không tốt đến răng. Mặt khác, chúng chứa nhiều đường đơn nên rất dễ hòa tan trong miệng. Khi Quý khách nhai, những mảnh vụ của bánh kẹo, bánh mì… dễ mắc kẹt lại ở kẽ răng. Đường hòa tan sẽ tạo ra một lượng axit làm xói mòn men răng và gây đau răng.

bánh mì và các loại bánh ngọt

Răng nhạy cảm không nên ăn các loại bánh ngọt

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Trả góp 0% lãi suất qua hệ thống ngân hàng lớn

 

3. Những phương pháp điều trị răng nhạy cảm hiệu quả

Bên cạnh việc nắm rõ răng nhạy cảm ăn gì tốt và tránh ăn gì, Quý khách nên xử lý tình trạng răng ê buốt kéo dài tại nha khoa. Tùy vào mức độ nhạy cảm của răng, bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp.

3.1. Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt 

Kem đánh răng giảm ê buốt có tác dụng ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng tới các dây thần kinh. Do đó, sử dụng các sản phẩm này có tác dụng giảm tình trạng ê buốt răng hiệu quả. Bác sĩ có thể điều trị răng nhạy cảm bằng cách bôi gel fluor hoặc gel chống ê buốt lên vùng răng nhạy cảm.

3.2. Ghép nướu

Trường hợp mô nướu bị tụt ra khỏi chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành ghép nướu để khắc phục. Phương pháp này không chỉ giúp bảo vệ chân răng mà còn giảm hẳn tình trạng ê buốt răng.

3.3. Điều trị nội nha

Phương pháp này áp dụng khi Quý khách bị nhạy cảm răng quá mức và kéo dài dai dẳng. Nếu răng nhạy cảm ảnh hưởng đến tủy răng, làm tủy răng bị viêm thì Quý khách cần phải điều trị tuỷ càng sớm càng tốt.

3.4. Bọc răng sứ

Để phòng ngừa sâu răng và khắc phục triệt để răng nhạy cảm, Quý khách nên chọn cách bọc răng sứ. Việc bọc sứ sau khi điều trị tủy xong có thể bảo tồn răng một cách lâu dài. Trong suốt thời gian này, Quý khách không cần lo ngại các vấn đề về sâu răng, ê buốt hay viêm nhiễm. Đây được xem là biện pháp phục hình thẩm mỹ an toàn, đảm bảo chức năng nhai cho răng.

khách hàng bọc răng sứ khắc phục răng nhạy cảm tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng bọc răng sứ khắc phục răng nhạy cảm tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng bọc răng sứ khắc phục răng nhạy cảm tại nha khoa Tâm Đức Smile

Ngoài ra, Quý khách cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng, đảm bảo thực hiện đúng cách, đúng thứ tự. Dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại sạch hoàn toàn mảng bám thức ăn trong khoang miệng.
  • Đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất. Quý khách nên bổ sung thêm nhiều canxi và tránh xa các nhóm thực phẩm giàu axit, carbohydrate. 
  • Từ bỏ những thói quen không tốt cho răng như nghiến răng, cắn móng tay… Đây đều là những thói quen không tốt, rất dễ làm răng bị nhạy cảm.

khách hàng bọc răng sứ khắc phục răng nhạy cảm tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng bọc răng sứ khắc phục răng nhạy cảm tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng bọc răng sứ khắc phục răng nhạy cảm tại nha khoa Tâm Đức Smile

4. Răng nhạy cảm là gì? Nguyên nhân

Hiểu rõ răng nhạy cảm ăn gì là vô cùng quan trọng, thế nhưng Quý khách không nên bỏ qua những thông tin chung về bệnh lý này. Về cơ bản, cấu tạo của răng bao gồm phần thân răng và chân răng. Trong đó, bên trong thân răng là những mạch máu nhỏ và hệ thống dây thần kinh cảm giác. Thân răng bị mỏng hoặc bị tổn thương hở gây ra tình trạng ê buốt, khó chịu. Cảm giác khó chịu tăng dần khi Quý khách sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống nóng hoặc lạnh. 

Răng nhạy cảm thường biểu hiện thông qua một số dấu hiệu như:

  • Quý khách cảm thấy đau hoặc ê buốt răng mỗi khi ăn thức ăn, đồ uống có nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Xuất hiện cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi phải cắn hoặc nhai.
  • Tình trạng đau, nhạy cảm xuất hiện ở một vị trí răng cụ thể hoặc ở một số răng lân cận.
  • Đau mỗi khi thở bằng miệng, nhất là khi thời tiết lanh, hanh khô…

Răng nhạy cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Sâu răng, đánh răng quá mạnh, tụt nướu, bị nướu răng do cao răng hoặc mảng bám tích tụ lâu ngày, nghiến răng thường xuyên, ăn đồ ăn, thức uống nhiều axit …Tuy nhiên thực tế, vẫn có một số người bẩm sinh có răng nhạy cảm hơn so với người bình thường….

Trên đây là những giải đáp về vấn đề răng nhạy cảm ăn gì tốt và Quý khách nên tránh xa những nhóm thực phẩm nào. Nếu răng của Quý khách bị đau nhức hoặc ê buốt kéo dài, hãy đến ngay nha khoa uy tín để được điều trị ngay bây giờ.

Quý khách hãy đặt hẹn trước để nhận ưu đãi thăm khám miễn phí qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp