Trang chủ / Kiến thức / NƯỚU RĂNG BỊ TEO CÓ LÀM SAO KHÔNG? CÁCH KHẮC PHỤC TEO NƯỚU

NƯỚU RĂNG BỊ TEO CÓ LÀM SAO KHÔNG? CÁCH KHẮC PHỤC TEO NƯỚU

Nướu răng bị teo không phải là trường hợp hiếm gặp. Teo nướu làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn, teo nướu răng còn làm tăng nguy cơ mất răng nếu Quý khách không chữa trị sớm. Teo nướu răng phải làm sao, khắc phục bằng cách nào? Nha khoa Tâm Đức Smile sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này qua nội dung bên dưới.

1. Nướu răng bị teo có sao không?

Hiểu một cách đơn giản, nướu răng bị teo là hiện tượng nướu răng co lại và tụt về phía chóp răng. Nguyên nhân của vấn đề này thường là do đánh răng sai cách hoặc một số biến chứng của các bệnh về nướu.

Teo nướu thường gặp nhất ở vị trí hàm dưới hoặc quanh răng nanh, ít khi xuất hiện ở răng cửa, răng hàm. Khi bị teo nướu, Quý khách có thể cảm nhận được răng của mình trông dài hơn so với bình thường. Vậy nướu răng bị teo có làm sao không? Dưới đây là một số ảnh hưởng.

Nướu răng bị teo

Teo nướu răng là tình trạng nướu răng bị co lại

1.1. Làm mất đi lớp bảo vệ chân răng

Nướu được ví như một lớp “xi măng” nằm bên ngoài bao bọc răng, giúp răng bám chắc trên cung hàm. Nướu bị teo đồng nghĩa với lớp bảo vệ của chân răng mất đi, răng trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Quý khách có thể cảm nhận rõ nhất tình trạng này khi đánh răng, ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều axit.

1.2. Ảnh hưởng thẩm mỹ

Nướu răng bị teo là trạng thái nướu bị co lại, lộ ra chân răng và làm cho răng trở nên dài bất thường. Điều này ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ khi cười, nhất là với những trường hợp teo nướu ở răng phía trước. 

1.3. Tiềm ẩn nguy cơ đối mặt với các bệnh lý răng miệng

Nướu răng bị teo tạo điều kiện cho thức ăn thừa bám vào và hình thành cao răng. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển, tấn công khoang miệng. Chúng có thể gây chảy máu chân răng và các bệnh lý như sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, viêm tủy

1.4. Mòn răng

Teo nướu răng là một trong những dấu hiệu ban đầu của hiện tượng mòn men răng. Bởi lúc này, phần chân răng không còn được nướu bao bọc. Men răng sẽ bị yếu dần do lực ma sát trong quá trình ăn uống tạo ra.

Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng tới cấu trúc xương răng. Một khi cấu trúc xương không còn được nâng đỡ, nguy cơ tiêu răng, mất răng trở nên cao hơn.

2. Lý giải nguyên nhân làm cho nướu răng bị teo

Nướu răng bị teo có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Dưới đây là một số lý giải cho việc nướu răng đột nhiên teo lại.

tình trạng Nướu răng bị teo

Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng teo nướu răng

2.1. Do cấu trúc của răng

Nếu lớp xương răng bao bọc phía ngoài quá nhỏ, răng sẽ dễ bị tổn thương và làm teo nướu. Đây là nguyên nhân thuộc về phần cấu trúc răng. Ngoài ra, những người có khớp cắn sâu, răng lệch lạc…cũng có tỉ lệ bị teo nướu cao hơn.

2.2. Nướu răng bị teo do đánh răng không đúng cách

Đánh răng sai cách, sử dụng lực chải quá mạnh….đều có thể làm mòn mô nướu, gây teo nướu, lộ chân răng. Mặt khác, nếu vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn có thể tích tụ hình thành cao răng, lâu ngày gây teo nướu.

2.3. Bệnh lý răng miệng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng teo nướu. Các bệnh lý như viêm nướu, viêm quanh răng, viêm nha chu… nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng tới nướu và răng. Điển hình nhất là gây teo nướu, tụt nướu, sưng nhức lợi kèm theo chảy máu chân răng. 

Ngoài ra, không lấy cao răng định kỳ cũng khiến nướu bị teo,  làm răng bị lung lay và làm Quý khách tăng nguy cơ bị mất răng sớm. 

2.4. Do bọc răng sứ kém chất lượng

Nướu răng bị teo có thể là do Quý khách bọc răng sứ hoặc sử dụng hàm giả tháo lắp. Nguyên nhân là do:

  • Chất liệu răng sứ không đảm bảo an toàn, khi sử dụng lâu ngày có thể gây kích ứng hoặc viêm nướu.
  • Bác sĩ có tay nghề kém, trong quá trình thực hiện đã tạo ra khe hở giữa răng và trụ răng thật. Lúc này, thức ăn dễ đọng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào trong gây teo nướu.
  • Răng sứ làm bằng kim loại bị oxy hóa do axit và vi khuẩn tác động, có thể gây kích ứng nướu, tụt nướu.

bọc sứ để khắc phục Nướu răng bị teo

Nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín để bọc răng sứ

3. Giải pháp khắc phục cho người bị teo nướu răng

Trước hết, Quý khách nên tới nha khoa để được thăm khám và đánh giá mức độ teo nướu. Nếu nướu răng bị teo xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, Quý khách chỉ cần thay đổi thói quen này. Với trường hợp teo nướu nặng hơn, Quý khách buộc phải can thiệp bằng các thủ thuật nha khoa.

3.1. Ngậm Flour

Nếu Quý khách phát hiện teo nướu ở giai đoạn khởi phát, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Bởi lúc này, nướu bám ở vùng chân răng vẫn được giữ lại một phần, răng không bị lộ quá nhiều. Trong trường hợp này, Quý khách cần đến nha khoa để được lấy cao răng, vệ sinh răng miệng. 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, gel ngậm Flour hoặc nước súc miệng trị viêm lợi. Kết hợp với việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, tình trạng teo nướu và tụt lợi nhanh chóng được cải thiện.

Teo nướu răng nghiêm trọng có thể diễn ra ở nhiều răng, thậm chí là cả hàm. Teo nướu làm cho phần nướu bị viêm, sưng tấy, chân răng hở nhiều và răng trở nên nhạy cảm hơn. Với trường hợp này, tốt nhất, Quý khách nên can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật.

3.2. Ghép mô/Ghép nướu

Là phương pháp sử dụng mô bên trong khoang miệng để bù đắp cho phần nướu đã bị teo lại. Mô lợi được bù đắp này có chức năng tái tạo nướu, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa teo nướu.

3.3. Phẫu thuật ghép xương

Phẫu thuật ghép xương là phương pháp được áp dụng trong trường hợp xương răng đã bị phá hủy nặng nề. Tùy vào tình trạng teo nướu và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn loại vật liệu ghép phù hợp.

khám Nướu răng bị teo

Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn hướng điều trị teo nướu răng tối ưu

4. Phòng ngừa teo nướu răng an toàn và hiệu quả tại nhà

Teo nướu ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong đời sống, nhất là về sự tự tin. Vì vậy, Quý khách hãy phòng ngừa teo nướu ngay bây giờ bằng những cách sau đây.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để tăng sức đề kháng. Quý khách nên hạn chế đồ ngọt và các loại thức ăn chế biến sẵn.
  • Dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng, phòng ngừa teo nướu, viêm nướu như: Nước súc miệng, gel nha khoa,…
  • Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh về nướu. Vì vậy, Quý khách nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thường xuyên vận động để giải tỏa căng thẳng.

Với những thông tin chia sẻ về nướu răng bị teo, hy vọng Quý khách đã trang bị được thêm nhiều kiến thức hữu ích. Trong trường hợp bị teo nướu, tụt nướu, Quý khách nên tới nha khoa càng sớm các tốt để được khám và điều trị. Quý khách có thể liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp