Trang chủ / Kiến thức quanh ta / HỆ THỐNG MIỄN DỊCH LÀ GÌ? BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

HỆ THỐNG MIỄN DỊCH LÀ GÌ? BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta phải chiến đấu với hàng triệu vi khuẩn, virus xâm nhập từ ngoài môi trường. Để chống lại “kẻ địch”, hệ miễn dịch như một "vệ sĩ" giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh và thúc đẩy quá trình tự chữa lành. Vậy hệ thống miễn dịch là gì và hoạt động như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Hệ thống miễn dịch là gì?

Hệ thống miễn dịch là một hệ thống phức tạp bao gồm: Các tế bào, mô, cơ quan và protein có khả năng chống lại nhiễm trùng. Theo giải phẫu, các tế bào và cơ quan tạo nên hệ miễn dịch trong cơ thể là:

  • Tế bào bạch cầu.
  • Kháng thể (dạng protein).
  • Cytokine.
  • Hệ thống bổ sung.
  • Hạch bạch huyết.
  • Lách.
  • Amidan và VA.
  • Tuyến ức.
  • Tủy xương.
  • Da.
  • Niêm mạc.

Hệ miễn dịch hoạt động bằng cách lưu giữ “hồ sơ” các loại vi khuẩn trong tế bào bạch cầu (lympho B và lympho T). Khi có loại vi khuẩn mới xâm nhập, hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn và “nhớ” cách đánh bại chúng trong tế bào bạch cầu. Lần sau, nếu loại vi khuẩn đó lại xâm nhập vào cơ thể, cơ chế nhớ sẽ được kích hoạt, vi khuẩn nhanh chóng bị tiêu diệt. Hiện nay, các loại thuốc phòng bệnh được tạo ra dựa theo cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch.

hệ thống miễn dịch là gì

Khi có loại vi khuẩn mới xâm nhập, hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn và “nhớ” cách đánh bại chúng trong tế bào bạch cầu

1.1. Phân loại hệ thống miễn dịch

Ở người, hệ miễn dịch chia thành 3 loại, đó là: Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thu được và miễn dịch thụ động.

  • Miễn dịch bẩm sinh: Ngay từ khi sinh ra, con người đã có hệ miễn dịch tấn công các kẻ muốn xâm nhập. Các thành phần của hệ miễn dịch bẩm sinh là da, niêm mạc, tế bào bạch cầu hạt, đại thực bào,... Tuy nhiên, phản ứng chống lại vi khuẩn của miễn dịch bẩm sinh chung chung và không đặc hiệu. 
  • Miễn dịch thu được: Nhờ tiêm chủng và tiếp xúc với nhiều loại bệnh khác nhau, cơ thể phát triển các kháng thể đặc hiệu. Các thành phần trong hệ miễn dịch thu được là tế bào lympho, T độc, T hỗ trợ, lympho B và kháng thể,...
  • Miễn dịch thụ động: Đây là loại miễn dịch xuất hiện sớm nhưng cũng kết thúc sớm, chỉ là tạm thời có được từ người khác. Ví dụ, trẻ em mới sinh ra nhận kháng thể từ mẹ qua nhau thai và sữa mẹ sau sinh. Miễn dịch thụ động bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời.

1.2. Vai trò của hệ thống miễn dịch đối với cơ thể

Các chuyên gia khẳng định, chỉ cần hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cơ thể của bạn cũng khỏe mạnh. Vậy vai trò của hệ thống miễn dịch là gì?

  • Hệ miễn dịch nhận biết vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và sản xuất ra các kháng thể tiêu diệt chúng.
  • Theo dõi và tiêu diệt các tế bào bất thường có khả năng phát triển thành ung thư.
  • Nếu có kẻ xâm nhập, hệ miễn dịch hạn chế mức độ nguy hiểm và làm cho bệnh nhẹ hơn.
  • Chữa lành tổn thương bên trong, vết thương bên ngoài cho cơ thể.
  • Hệ miễn dịch "ghi nhớ" kẻ thù và tạo ra "bộ nhớ miễn dịch" để thích nghi với mối đe dọa mới.

1.3. Dấu hiệu nhận biết hệ thống miễn dịch đang suy giảm

Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt phải phân biệt được đâu là virus và mầm bệnh, đâu là mô khỏe mạnh của cơ thể. Khi miễn dịch suy yếu, cơ thể không được bảo vệ và xuất hiện các dấu hiệu ban đầu là:

  • Mệt mỏi.
  • Sốt không rõ nguyên nhân.
  • Giảm cân nhanh chóng không tìm được nguyên do.
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Da ngứa.
  • Đau nhức cơ bắp bất thường dù không tập luyện hay làm việc nặng.
  • Ngón tay hoặc ngón chân bị ngứa ran hoặc tê liệt đột ngột.
  • Khó tập trung.
  • Rụng tóc.
  • Cơ thể xuất hiện viêm, phát ban hoặc đỏ ở nhiều vị trí.
  • Sưng (đôi khi kèm đau) hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc bẹn.

hệ thống miễn dịch là gì

Rụng tóc là một trong những dấu hiệu nhận biết hệ thống miễn dịch đang suy giảm

1.4. Các nguyên nhân kéo giảm hệ thống miễn dịch

Không phải hệ miễn dịch lúc nào cũng hoạt động tốt, nhưng nguyên nhân kéo giảm hệ thống miễn dịch là gì? Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân làm hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm, tiêu biểu là:

  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát: Do di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà từng mắc bệnh, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh.
  • Tuổi già: Theo thời gian, hệ miễn dịch suy yếu và không đủ mạnh để chống lại vi khuẩn, tác nhân gây bệnh. Vậy nên, người cao tuổi dễ bị ốm, sốt và mắc nhiều loại bệnh hơn người trẻ tuổi.
  • Các căn bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Ví dụ người bị HIV, suy dinh dưỡng, béo phì hoặc uống quá nhiều rượu bia.
  • Điều trị y tế: Nếu bạn sử dụng các loại thuốc điều trị tự miễn dịch, ngăn cơ thể đào thải ghép tạng hoặc hóa trị, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu.
  • Nguyên nhân chủ quan: Lối sống hàng ngày của bạn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ miễn dịch. Nếu bạn ăn uống không lành mạnh, ít vận động, stress, thiếu ngủ, dùng chất kích thích,... thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm.

2. Các biện pháp nâng cao hệ thống miễn dịch

Có một sự thật bất ngờ là chỉ cần bạn ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch sẽ được tăng cường và tự chữa lành. Vì hệ miễn dịch có cấu tạo rất phức tạp, không có biện pháp hoặc loại thuốc đặc trị nào giúp bạn duy trì miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cao miễn dịch bằng cách duy trì lối sống lành mạnh: Chăm sóc răng miệng, ăn uống khoa học,...

2.1. Chăm sóc răng miệng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sức khỏe răng miệng có liên quan đến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường,... Bác sĩ cũng khẳng định: “Răng tốt, sức khỏe tốt”, cho thấy ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng đến hệ miễn dịch. Khi giải quyết triệt để các bệnh lý răng miệng, hệ miễn dịch cũng được nâng cao.

Vậy nên, nếu bạn đang mắc bệnh nha chu hoặc bị mất răng, răng khấp khểnh không đều,... cần phải đến nha khoa xử lý ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng tại nhà sạch sẽ bằng cách: Dùng chỉ nha khoa, đánh răng đúng cách và khám răng định kỳ.

2.2. Rèn luyện thể thao để nâng cao hệ thống miễn dịch

Khi tập luyện, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu, giúp cải thiện tuần hoàn máu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên tập thể dục giúp bạn ngủ ngon hơn và giảm stress, căng thẳng. Nhờ đó, hệ miễn dịch được bảo vệ và nâng cao, ngăn ngừa nhiều bệnh lý.

hệ thống miễn dịch là gì

Rèn luyện thể thao để nâng cao hệ thống miễn dịch

2.3. Tránh xa các loại thực phẩm gây hại sức khoẻ

Nhiều loại thực phẩm làm suy yếu hệ miễn dịch và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, ví dụ như:

  • Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, muối và chất bảo quản.
  • Đồ uống có ga nhiều đường hóa học làm giảm khả năng miễn dịch của các tế bào bạch cầu.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo làm tăng lượng đường trong máu, gây viêm nhiễm.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối hoặc thức ăn mặn làm tăng huyết áp và giảm chức năng miễn dịch.
  • Rượu bia làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư và gan.
  • Thực phẩm và món ăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa như món chiên xào, bánh ngọt, đồ ăn nhanh,... 

2.4. Nâng cao hệ thống miễn dịch bằng cách ăn uống khoa học

Ăn uống lành mạnh không chỉ tăng cường hệ miễn dịch, mà còn giúp bạn phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo các chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải được bác sĩ đề cử. Ngoài ra, các loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch là: Trái cây, rau củ, nguồn protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn uống khoa học còn giúp bạn duy trì mức cân nặng lý tưởng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ số cơ thể (BMI) cao hơn 30 (béo phì) làm chức năng miễn dịch kém đi. 

2.5. Bảo vệ cơ thể bằng cách tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết

Khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể giúp chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Bởi vì kháng sinh hoạt động theo cơ chế “nhớ” như hệ miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh chóng. Vậy nên, ngay từ khi trẻ sinh ra, bạn nên tìm hiểu các loại vắc xin để tiêm phòng định kỳ từ khi còn nhỏ. Theo đó, các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ em là:

  • Vắc xin ngừa Viêm gan B cho trẻ ngay sau khi sinh 24 giờ và nhắc lại theo đợt trong vòng 18 tháng.
  • Vắc xin nên tiêm từ 1 đến 6 tháng tuổi: BCG phòng lao, viêm phổi do HiB, ho gà, uốn ván, bại liệt, tiêu chảy do Rotavirus và phế cầu viêm phổi.
  • Vắc xin cho bé dưới 1 tuổi: Phòng cúm, viêm màng não do não mô cầu nhóm B+C, sởi, quai bị, rubella (MMR), Jevax, Imojev và viêm gan A.
  • Vắc xin trước khi bé 3 tuổi: Thương hàn và viêm não mô cầu nhóm A+C.
  • Khi bé được 4 tuổi trở lên nên tiêm: Vắc-xin phòng HPV.

hệ thống miễn dịch là gì

Khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể giúp chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu hệ thống miễn dịch là gì và các biện pháp giúp nâng cao hệ miễn dịch. Ngay từ bây giờ, bạn nên chăm sóc răng miệng, xây dựng lối sống lành mạnh và tiêm phòng vắc xin đầy đủ để giúp miễn dịch luôn khỏe mạnh.

Bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay khi gặp phải các vấn đề về răng miệng bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp