Trang chủ / Kiến thức / UỐNG NƯỚC ĐÁ BỊ Ê RĂNG LÀ DO ĐÂU? BÍ QUYẾT CHĂM SÓC RĂNG ĐỂ ĂN UỐNG NGON MIỆNG

UỐNG NƯỚC ĐÁ BỊ Ê RĂNG LÀ DO ĐÂU? BÍ QUYẾT CHĂM SÓC RĂNG ĐỂ ĂN UỐNG NGON MIỆNG

Bị ê buốt răng là cảm giác rất khó chịu, làm cho bạn cảm thấy lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường nhật. Răng nhạy cảm rất dễ bị ê do thức ăn ngọt, thức ăn chua, và uống nước đá bị ê răng là trường hợp phổ biến nhất. Để xác định nguyên nhân và biết cách chăm sóc răng miệng đúng chuẩn, mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin chi tiết.

1. Lý do uống nước đá bị ê răng

Uống nước đá bị ê răng là biểu hiện thường thấy khi bạn có sức khỏe răng miệng yếu. Trước tác động bởi nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh, men răng yếu không thể bảo vệ ngà răng và tủy răng bên trong. Do đó, bạn sẽ bị buốt răng khi uống nước đá, cơn ê buốt nghiêm trọng có thể lan rộng lên đầu.

Sau đây là một vài lý do dẫn đến tình trạng uống nước đá bị ê răng.

1.1. Uống nước đá bị ê răng do tụt nướu, lộ cổ chân răng

Bác sĩ đã chỉ ra các nguyên nhân làm nướu răng bị tụt là: Viêm nướu, viêm nha chu, quá trình lão hóa,... Khi nướu răng bị tụt khỏi vị trí ban đầu, chân răng sẽ lộ ra. Chân răng tiếp xúc trực tiếp với nhiệt lạnh của nước đá sẽ tạo ra cảm giác ê buốt. Vì chân răng không còn được bảo vệ bởi nướu răng, rất dễ bị kích thích bởi các yếu tố khác nhau từ môi trường bên ngoài.

Tụt nướu không chỉ gây ra cảm giác ê buốt khi bạn ăn uống thực phẩm lạnh, mà còn kéo theo tình trạng sưng đỏ nướu răng. Trường hợp nhẹ, bạn chỉ bị tụt nướu ở 1 hoặc 1 vài chiếc răng. Nếu bạn bị tụt nướu nặng, tình trạng này sẽ xuất hiện ở cả hàm răng. Mức độ tụt nướu càng nặng thì cảm giác ê răng khi uống nước đá càng nhiều.

uống nước đá bị ê răng do lộ cổ chân răng

Lộ cổ chân răng thường xuyên gây ra cảm giác ê buốt

1.2. Uống nước đá bị ê răng do răng bị sâu

Bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị sâu răng. Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến, nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ có nguy cơ cao mắc phải.

Sâu răng được chia thành 4 cấp độ, trong đó, sâu răng độ 1 và 2 là cấp độ nhẹ nhất, vi khuẩn chưa đi sâu vào tủy răng. Bị sâu răng độ 3 và 4 là mức độ nghiêm trọng hơn, vi khuẩn đã lan sâu vào bên trong răng, gây viêm nhiễm hoặc hoại tử tủy răng. Lúc này, bạn thường xuyên phải đối mặt với cảm giác đau nhức, ê buốt ở răng. Cơn đau sẽ nặng hơn khi bạn ăn thực phẩm nóng, uống nước đá, hoặc thậm chí là súc miệng bằng nước lạnh,...

Tỷ lệ bị sâu răng ở trẻ em cao hơn so với người lớn. Vì trẻ có thường ăn nhiều đồ ngọt và chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của việc làm sạch răng. Nếu trẻ uống nước đá bị ê răng, bạn có thể suy đoán ngay là do răng trẻ bị sâu, sau đó đưa trẻ đến nha khoa để điều trị. 

uống nước đá bị ê răng là do đâu

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến

1.3. Quý khách đang bị viêm nướu

Viêm nướu cũng là bệnh răng miệng phổ biến, chỉ đứng sau sâu răng. Nguyên nhân gây viêm nướu là do mảng bám, cao răng tích tụ trong khoang miệng thời gian dài. Mảng bám trên nướu răng, dưới chân răng chính là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây hại. Dưới sự tấn công mạnh mẽ của chúng, nướu răng của bạn sẽ bị viêm nhiễm và yếu ớt.

Viêm nướu răng không chỉ làm cho bạn uống nước đá bị ê răng, mà còn kéo theo các vấn đề sau: Hôi miệng, sưng nướu, chảy máu chân răng, có mủ nướu răng,... Kết quả nghiên cứu đã chứng minh, người có thói quen chăm sóc răng kém, thường xuyên hút thuốc, suy dinh dưỡng,... sẽ có tỷ lệ bị viêm nướu cao.

uống nước đá bị ê răng do viêm nướu

Viêm nướu gây đau buốt, ê răng khi uống nước đá

1.4. Các thói quen xấu làm mòn men răng

Các thói quen xấu: Dùng tăm xỉa răng, chải răng bằng lực mạnh theo chiều ngang, dùng răng cắn đồ vật,... sẽ làm cho răng yếu hơn. Vì những thói quen vừa kể làm men răng bị mòn, lâu ngày sẽ lộ ra lớp ngà răng bên trong. Ngà răng rất nhạy cảm, nếu tiếp xúc trực tiếp với nhiệt lạnh của nước đá sẽ gây ra cảm giác ê buốt, khó chịu.

Tình trạng mòn men răng còn thường xuyên gặp ở những người có tật nghiến răng. Nghiến răng là hành động cọ xát 2 hàm răng với nhau, có thể diễn ra trong vô thức. Nghiến răng trong thời gian dài cũng làm mòn men răng, một số trường hợp còn bị đau nhức thái dương hàm.

Nếu bạn có thói quen dùng tăm xỉa răng, hãy dừng lại ngay. Vì đây cũng là thói quen không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng ê răng hoặc tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Hoặc bạn tẩy trắng răng quá thường xuyên cũng sẽ dẫn đến hậu quả tương tự. Men răng bị tổn thương làm tăng độ nhạy cảm của răng, khi bạn uống nước đá hay ăn đồ nóng đều sẽ bị ê răng.

uống nước đá bị ê răng là do đâu

Tình trạng mòn men răng thường gặp ở những người có tật nghiến răng

1.5. Răng bị nứt hoặc mẻ

Răng bị nứt hoặc mẻ là trường hợp ngoài ý muốn. Bạn có thể bị nứt mẻ răng bởi rất nhiều nguyên nhân: Va đập, tai nạn, sâu răng,... Răng nứt mẻ sẽ làm lộ ngà răng ra bên ngoài, đây chính là nguyên nhân làm bạn uống nước đá bị ê răng.

Vị trí nứt răng, mẻ răng còn là nơi dễ tích tụ cặn thức ăn thừa và vi khuẩn. Nếu không làm sạch, đây có thể là nguyên nhân khởi phát của nhiều bệnh lý răng miệng về sau. Lúc này, bạn không chỉ bị ê răng khi uống nước đá, mà còn phải đối diện với nhiều vấn đề hơn: Đau răng, răng lung lay, mất răng vĩnh viễn,...

1.6. Răng sứ cũ xuống cấp

Nguyên nhân uống nước đá bị ê răng không chỉ xuất phát bởi răng thật, mà còn có thể do chất lượng răng sứ. Trước khi bọc răng sứ, răng thật của bạn sẽ được mài 1 phần nhỏ để làm cùi răng. Nên khi răng sứ bị xuống cấp, cùi răng lộ ra và làm bạn có cảm giác ê buốt.

Tuổi thọ trung bình của răng sứ kim loại là 3-5 năm, răng sứ toàn sứ là 7-10 năm. Khi trải qua thời gian này, chất lượng răng sứ sẽ đi xuống, răng sứ có thể bị nứt vỡ hoặc rơi ra ngoài. Nếu bạn sử dụng răng sứ kém chất lượng thì tuổi thọ của răng sứ sẽ ngắn hơn.

Không còn sự bảo vệ răng sứ, cùi răng tiếp xúc với nhiệt lạnh sẽ gây ra các cơn ê buốt. Vấn đề này còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười hàng ngày. Vì vậy, răng sứ cũ xuống cấp không phải là vấn đề nên xem nhẹ, bạn cần theo dõi sát sao chất lượng răng sứ mình đang dùng.

uống nước đá bị ê răng là do đâu

Cùi răng mài trước khi bọc răng sứ

1.7. Uống nước đá bị ê răng do cao răng tích tụ nhiều

Cao răng là mảng bám cứng đầu ở thân răng và chân răng, hình thành do cặn thức ăn không được làm sạch, bị vôi hoá trong thời gian dài. Cao răng tích tụ càng lâu sẽ càng cứng và càng khó làm sạch. Bạn không thể loại bỏ cao răng bằng thao tác đánh răng thông thường.

Cao răng chính là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu, viêm nha chu. Đây là 2 bệnh lý làm sức khỏe răng miệng suy yếu, dẫn đến hiện tượng ê răng khi uống nước đá, ăn đồ nóng,... Cao răng có nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, không chỉ làm ê nhức răng, cao răng còn gây ra: Chảy máu chân răng, hôi miệng,...

2. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách để luôn có bữa ăn ngon

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho bạn uống nước đá bị ê răng, cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Để giải quyết cũng như ngăn chặn rủi ro, bạn cần biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Răng miệng khỏe mạnh sẽ mang đến cho bạn cảm giác ăn uống ngon miệng và nâng tầm tự tin trong cuộc sống.

uống nước đá bị ê răng là do đâu

Răng miệng khỏe mạnh sẽ mang đến cảm giác ăn uống ngon miệng hơn

Sau đây là một vài gợi ý để bạn chăm sóc răng miệng đúng cách.

2.1. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Đánh răng là cách chăm sóc răng miệng cơ bản nhất, bất kỳ ai cũng cần đánh răng, kể cả trẻ nhỏ vừa mọc răng sữa. Nhưng chỉ đánh răng thôi là chưa đủ, mà bạn cần phải đánh răng đúng cách, đây là điều mà rất nhiều người thường bỏ qua.

Trước tiên về tần suất đánh răng, mỗi ngày bạn phải chải răng ít nhất 2 lần và tối đa 3 lần. Thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng - sau khi thức dậy và buổi tối - trước khi đi ngủ. Bác sĩ khuyến khích bạn đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút để men răng có thời gian phục hồi trước khi tiếp xúc với kem đánh răng.

Có rất nhiều người có thói quen chải răng theo chiều ngang, tuy nhiên, đây hoàn toàn là cách đánh răng sai. Dùng lực chải răng theo chiều ngang sẽ làm cho men răng bị mòn, thay vào đó, bạn nên chải răng theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn. Cách chải răng đúng vừa giúp làm sạch mảng bám, vừa giúp bảo vệ men răng. Men răng khoẻ mạnh giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống nước đá bị ê răng.

Bạn cần duy trì thời gian đánh răng 2 phút/lần để hiệu quả làm sạch răng đạt mức tối ưu nhất.

2.2. Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng thông thường

Sử dụng tăm xỉa răng được liệt kê là một trong những thói quen xấu làm mòn men răng. Để làm sạch kẽ răng an toàn, bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa - loại chỉ mảnh, mỏng, không gây kích ứng cho mô mềm trong miệng. 

Chỉ nha khoa sẽ luồn lách vào từng kẽ răng, ngay cả những vị trí bàn chải không thể tiếp cận để làm sạch răng. Vì chỉ nha khoa rất mỏng nên không làm cho răng bị thưa, có độ mềm mảnh nên không gây chảy máu như tăm xỉa răng. Sử dụng chỉ nha khoa chính là cách hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng uống nước đá bị ê răng.

Bên cạnh chỉ nha khoa, máy tăm nước cũng có công dụng làm sạch kẽ răng tương tự. Bạn hãy căn cứ vào nhu cầu và khả năng tài chính của mình để đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Và bạn cần lưu ý rằng: Chỉ nha khoa và máy tăm nước là công cụ hỗ trợ làm sạch răng, không thể thay thế hoàn toàn cho việc đánh răng thường ngày.

uống nước đá bị ê răng là do đâu

Sử dụng chỉ nha khoa là cách hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng uống nước đá bị ê răng

2.3. Dùng thêm nước súc miệng hoặc nước muỗi pha loãng

Súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối cũng là cách cải thiện tình trạng ê răng. Nước súc miệng có chứa các thành phần: Triclosan, Axit Boric, Chlorhexidine,... là những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Nước muối cũng có khả năng làm dịu vết thương, ức chế hoạt động của vi khuẩn. Vì vậy, cách này rất thích hợp với những người muốn chữa ê răng đơn giản và nhanh chóng.

Một số loại nước súc miệng nổi tiếng thế giới bạn có thể tham khảo là: Listerine, Colgate, Close Up, Valentine,... Về nước muối, bạn có thể tìm hiểu ở các hiệu thuốc uy tín hoặc tự pha chế tại nhà. Bạn hãy súc miệng sau mỗi lần đánh răng để nâng cao hiệu quả làm sạch răng.

2.4. Cạo vôi răng định kỳ để hạn chế uống nước đá bị ê răng

Mỗi 3-6 tháng, bạn cần đến nha khoa 1 lần để bác sĩ giúp bạn làm sạch cao răng đang tích tụ. Bạn không nên đợi cao răng dày và nhiều mới nhờ bác sĩ trợ giúp để tránh phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn hơn. Cao răng không thể bị bong tróc bởi thao tác đánh răng thông thường. Vì vậy, đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ là việc làm rất cần thiết.

Trước khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng. Sau đó, bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để bóc tách từng lớp cao răng ra ngoài. Cuối cùng, bác sĩ giúp bạn đánh bóng răng, trả lại cho bạn hàm răng sáng khỏe. 

uống nước đá bị ê răng là do đâu

Mỗi 3-6 tháng, bạn cần đến nha khoa 1 lần để làm sạch cao răng tích tụ

2.5. Trám bít tất cả răng đang bị sâu

Có nhiều mức độ sâu răng khác nhau, và kỹ thuật trám răng chỉ dành cho trường hợp sâu răng nhẹ. Trám răng sớm giúp ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn, bảo vệ tủy răng bên trong. Nhờ đó, bạn sẽ không bị ê răng do tủy răng bị viêm hoặc hoại tử.

Để bảo vệ sức khỏe của tủy răng, bạn cần đến nha khoa ngay khi xuất hiện những dấu hiệu sâu răng đầu tiên. Chữa sâu răng càng sớm, hiệu quả càng cao, bạn sẽ phòng tránh được các vấn đề: Răng ê buốt, đau răng, nứt răng, mất răng vĩnh viễn,... Bạn nên lưu ý rằng: Có bao nhiêu răng sâu thì phải trám bấy nhiêu răng để ngăn vi khuẩn từ răng này lan sang răng khác.

2.6. Thay mới răng sứ để tránh tình trạng uống nước đá bị ê răng

Uống nước đá bị ê răng còn bắt nguồn từ việc răng sứ đã bị nứt, vỡ, bung khỏi cùi răng,... Bạn cần phải thay răng sứ mới càng sớm càng tốt để khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ hàm răng. Ở lần thay răng sứ mới, bạn phải sử dụng răng sứ chất lượng, kết hợp với cách chăm sóc răng miệng đúng để kéo dài tuổi thọ của răng.

So với răng sứ kim loại, răng sứ toàn sứ được bác sĩ khuyến khích sử dụng hơn. Vì răng sứ kim loại có khung sườn làm bằng kim loại, có tính dẫn nhiệt nên dễ gây ê buốt răng khi bạn uống nước đá. Ngược lại, răng sứ toàn sứ được làm từ 100% sứ nguyên chất, vừa đẹp như răng thật, vừa không gây ê buốt răng.

Tuy nhiên, lựa chọn dòng răng sứ nào hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn. Nếu bạn không có cơ địa nhạy cảm, muốn tiết kiệm tài chính, thì răng sứ kim loại chính là lựa chọn sáng giá.

2.7. Bỏ những thói quen xấu làm hại răng

Nếu bạn có thói quen nghiến răng, dùng răng cắn đồ vật, đánh răng theo chiều ngang,... thì hãy nhanh chóng cải thiện. Vì các thói quen xấu càng kéo dài, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ càng đi xuống và dễ ê buốt răng hơn.

Để không còn nghiến răng nữa, bạn nên xác định nguyên nhân của vấn đề. Nếu bạn nghiến răng do khớp cắn bị lệch, hãy niềng răng. Nếu bạn nghiến răng do tâm lý căng thẳng, stress,... bạn hãy thư giãn tinh thần, tham gia thiền định,... Bạn không nên dùng răng để cắn đồ vật hay mở nắp chai, thay vào đó hãy sử dụng dụng cụ chuyên dụng để bảo vệ răng của mình.

2.8. Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên

 

uống nước đá bị ê răng là do đâu

Bạn nên kiểm tra răng miệng thường xuyên tại nha khoa uy tín

Để có được bữa ăn ngon miệng hơn, bạn hãy thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Thời gian bác sĩ khuyến nghị là 3-6 tháng kiểm tra răng 1 lần. Nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào, bác sĩ sẽ can thiệp kịp thời, bảo vệ răng của bạn ở mức tốt nhất.

Bạn nên kiểm tra răng tại nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để đạt kết quả tốt. Những nha khoa kém chất lượng không những không thể giúp bạn bảo vệ răng, mà còn có thể làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên hết sức lưu tâm vấn đề này.

Uống nước đá bị ê răng tưởng chừng như vấn để nhỏ nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn. Để không bị cảm giác khó chịu vây quanh, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, đề xuất cách điều trị. Việc làm này rất có ý nghĩa đối với nụ cười và tinh thần của bạn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp