Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
TẠI SAO TRẺ BỊ VÀNG RĂNG SỮA? CÁCH ĐIỀU TRỊ AN TOÀN CHO TRẺ
Mục lục nội dung
- 1. Nguyên nhân tại sao trẻ bị vàng răng sữa
- 1.1. Trẻ bị vàng răng sữa do men răng mỏng hoặc yếu
- 1.2. Trẻ bị vàng răng sữa do thực phẩm và đồ uống làm ố răng
- 1.3. Trẻ bị vàng răng sữa do dùng một số loại kháng sinh
- 1.4. Trẻ bị vàng răng sữa do sâu răng
- 1.5. Trẻ bị vàng răng sữa do vệ sinh răng miệng kém
- 1.6. Trẻ bị vàng răng sữa do mọc răng vĩnh viễn
- 1.7. Trẻ bị vàng răng sữa do di truyền
- 1.8. Trẻ bị vàng răng sữa do tiếp xúc quá nhiều với Fluoride
- 1.9. Trẻ bị vàng răng sữa do chấn thương răng
- 2. Hướng giải quyết khi trẻ bị vàng răng sữa
- 3. Cách phòng tránh vàng răng sữa ở trẻ nhỏ
1. Nguyên nhân tại sao trẻ bị vàng răng sữa
Răng vàng ở trẻ em xảy ra vì nhiều lý do. Dưới đây là một số nguyên nhân làm trẻ bị vàng răng sữa.
1.1. Trẻ bị vàng răng sữa do men răng mỏng hoặc yếu
Men răng bắt đầu hình thành ngay cả khi trẻ còn trong bụng mẹ. Nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ gây ra các khiếm khuyết về men răng. Men răng quá mỏng làm lộ nhiều ngà răng, gây biến đổi màu răng.
Tình trạng vàng răng sữa rất phổ biến ở trẻ
1.2. Trẻ bị vàng răng sữa do thực phẩm và đồ uống làm ố răng
Các loại thực phẩm có sắc tố cao như: Quả việt quất, nước sốt cà chua… Đồ uống có gas như: Soda, nước tăng lực và nước ép trái cây,... là một trong các nguyên nhân làm ố răng của trẻ. Màu thực phẩm chứa trong các loại đồ uống công nghiệp bám vào răng, lâu ngày gây biến đổi màu răng.
Để tránh điều này, Ba mẹ hãy cho trẻ súc miệng bằng nước sau khi ăn hoặc uống bất kỳ thực phẩm nào có sắc tố màu đậm. Khuyến khích trẻ uống nước và sữa thay vì đồ uống có đường là biện pháp tốt nhất để bảo vệ màu răng tự nhiên của con.
1.3. Trẻ bị vàng răng sữa do dùng một số loại kháng sinh
Trẻ bị vàng răng sữa do sử dụng kháng sinh là trường hợp hiếm gặp. Một số loại kháng sinh, cụ thể là Tetracycline, có tác dụng phụ làm ố răng của trẻ.
Ngoài ra, người mẹ sử dụng Tetracyclin khi đang mang thai sẽ làm răng của trẻ có màu vàng, lâu dần răng chuyển sang màu nâu khi lớn lên. Vì vậy, các bác sĩ không còn kê loại kháng sinh này trong đơn thuốc dành cho phụ nữ có thai.
1.4. Trẻ bị vàng răng sữa do sâu răng
Sâu răng cũng là một thủ phạm gây vàng răng sữa ở trẻ. Tuy nhiên, chỉ có răng sâu mới bị đổi màu. Răng sâu xuất hiện trên bề mặt răng kèm theo các đốm vàng, nâu đen.
Vàng răng sữa có thể do sâu răng gây ra
1.5. Trẻ bị vàng răng sữa do vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu gây vàng răng và sâu răng ở trẻ. Trẻ không đánh răng thường xuyên tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ trên men răng, gây xỉn màu răng.
Quý khách hãy tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng 1 ngày 2 lần trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Duy trì thói quen súc miệng sau mỗi bữa ăn giúp trẻ loại bỏ các vi khuẩn cũng như mảng bám thừa trong khoang miệng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đánh răng đúng cách với bác sĩ
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
1.6. Trẻ bị vàng răng sữa do mọc răng vĩnh viễn
Nếu trẻ đang trong quá trình mọc răng vĩnh viễn thì răng có màu vàng là điều hoàn toàn bình thường.
So với răng sữa, răng vĩnh viễn có ống thần kinh lớn hơn và nhiều ngà răng hơn. Ngà răng là lớp màu vàng nằm bên dưới men răng, có tác dụng bảo vệ răng. Vì vậy, răng vĩnh viễn có màu vàng đậm hơn so với răng sữa.
Vì răng vĩnh viễn mọc cạnh những chiếc răng sữa trắng bóng, nên sự tương phản màu sắc làm cho Quý khách nhìn thấy răng vĩnh viễn có màu vàng. Khi men răng bị vôi hóa theo thời gian, răng vĩnh viễn sẽ trắng hơn.
1.7. Trẻ bị vàng răng sữa do di truyền
Ngoài màu trắng, răng tự nhiên còn có các màu sắc khác như: Nâu đỏ, vàng, xám, xám đỏ… Vì vậy, trẻ bị vàng răng sữa cũng do một phần nguyên nhân đến từ di truyền. Nếu trong gia đình có thành viên sở hữu răng màu vàng hay xám, thì trẻ sinh ra có răng vàng tự nhiên do đặc điểm di truyền.
1.8. Trẻ bị vàng răng sữa do tiếp xúc quá nhiều với Fluoride
Tiếp xúc quá nhiều với Fluoride là nguyên nhân làm răng của trẻ bị ố vàng. Trẻ nhỏ dễ nuốt kem đánh răng có Fluoride hoặc uống quá nhiều nước có chứa Fluoride. Do đó, Quý khách cần giám sát trẻ khi đánh răng, đảm bảo chúng chỉ sử dụng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu.
Quý khách hãy kiểm tra thành phần và hàm lượng Fluoride trong nước sinh hoạt của gia đình. Điều này nhằm đảm bảo lượng Fluoride không vượt quá mức cho phép.
Bố mẹ cần giám sát và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách
1.9. Trẻ bị vàng răng sữa do chấn thương răng
Chấn thương ở răng có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là khi trẻ bị va đập hoặc ngã, gây nứt hoặc sứt mẻ răng. Màu vàng của răng đậm dần khi ngà răng bắt đầu lộ ra do lớp men bên ngoài răng bị tổn thương.
2. Hướng giải quyết khi trẻ bị vàng răng sữa
Đa số các bé trong giai đoạn mọc răng từ 4 đến 8 tuổi đều gặp vấn đề bị vàng răng sữa. Nếu răng trẻ bị ố vàng mà không được xử lý đúng cách, lâu ngày gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ như: Sâu răng, rụng răng,...
Bố mẹ nên cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ
Sau đây là các cách xử lý khi trẻ bị vàng răng sữa mà ba mẹ nên cân nhắc.
2.1. Cải thiện vệ sinh răng miệng
Quý khách hãy hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Đồng thời, hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần ít nhất hai phút.
Thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên giúp cải thiện răng ố vàng của trẻ.
2.2. Thay đổi chế độ ăn uống
Cho trẻ tránh xa đồ ăn thức uống có hàm lượng đường cao là cách điều trị răng ố vàng hiệu quả. Thực phẩm và đồ uống chứa quá nhiều đường làm suy yếu men răng, gây vàng răng chẳng hạn như: Kẹo chua, nước có gas, nước ép, cam quýt và trái cây sấy khô, khoai tây chiên,...
Các loại thực phẩm như: Trái cây cứng (táo hoặc lê,...) và rau quả (cần tây hoặc cà rốt,...) giúp làm sạch bề mặt răng của trẻ. Táo cũng chứa một lượng axit malic - một trong các thành phần hoạt tính giúp làm trắng răng tự nhiên hiệu quả.
2.3. Chanh và baking soda
Dung dịch đơn giản gồm baking soda và nước chanh giúp làm sạch răng bị ố do thức ăn hoặc đồ uống.
Vì chanh có tính axit mạnh, dễ bào mòn men răng. Quý khách không nên sử dụng quá nhiều lần mà hãy dùng tối đa 2 lần/tuần để không gây tổn hại cho men răng
Quý khách thực hiện thêm một vài giọt nước cốt chanh vào baking soda, trộn thành hỗn hợp sệt và dùng kèm khi đánh răng. Để đảm bảo kết quả tốt nhất, hãy cho trẻ ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 1 phút sau khi đánh răng và trước khi súc miệng.
Chanh kết hợp cùng baking soda có khả năng làm sạch vết ố vàng trên răng
3. Cách phòng tránh vàng răng sữa ở trẻ nhỏ
Cách phòng tránh vàng răng sữa ở trẻ nhỏ hiệu quả nhất là Ba mẹ hãy khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Hướng dẫn trẻ đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên là bước đầu tiên để phòng ngừa răng sữa bị ố vàng.
Khi trẻ đánh răng, hãy đảm bảo rằng trẻ sử dụng kem đánh răng có hàm lượng Fluoride thấp để tránh bị nhiễm Fluoride. ADA khuyến cáo Quý khách cho trẻ sử dụng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu, kèm theo bàn chải đánh răng có lông mềm.
>>> Xem thêm: Top 7 kiem đánh răng trẻ em nuốt được nha sĩ khuyên dùng
Tránh các thực phẩm, đồ uống có hàm lượng đường cao là cách hữu hiệu để giảm thiểu nguy cơ vàng răng ở trẻ. Trong trường hợp trẻ ăn hoặc uống thực phẩm có nhiều đường, Quý khách hãy cho trẻ đánh răng ngay sau đó.
Trẻ bị vàng răng sữa không phải là vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để răng bị ố vàng trong thời gian lâu gây ra các bệnh lý về răng miệng cho trẻ như: Sâu răng, rụng răng… Vì vậy, nếu phát hiện trẻ bị vàng răng, Quý khách hãy đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng về sau.
Quý khách đang gặp trường hợp trẻ bị vàng răng sữa, hãy liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây.