Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
VIÊM TỦY RĂNG ÁP XE CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH CHỮA TRỊ AN TOÀN TRIỆT ĐỂ
Mục lục nội dung
1. Viêm tủy răng áp xe là gì?
Viêm tủy răng áp xe thực chất là tình trạng nhiễm trùng, thường xảy ra ở vùng chân răng. Khi các mô, nướu trong cơ thể bị viêm nhiễm hay tổn thương, vi khuẩn sẽ dễ dàng len lỏi vào sâu bên trong. Lúc này, cơ thể sẽ nhận biết và chống lại chúng bằng cách tự sản sinh ra một lượng bạch cầu nhất định. Tuy nhiên, phần xác bạch cầu, vi khuẩn cùng hòa chung với dịch cơ thể sẽ tạo thành dịch mủ và xuất hiện ở phần xương hàm.
Phần mủ này nếu không thể thoát ra ngoài sẽ dần hình thành các ổ áp xe trong gốc xương hàm. Từ đó dẫn tới tình trạng viêm tủy áp xe. Tùy vào nguồn gốc gây bệnh mà áp xe răng được phân thành 2 trường hợp cơ bản.
1.1. Viêm áp xe có ổ quanh chân răng
Là tình trạng tủy và răng bị hoại tử do răng bị sâu quá nặng, tích tụ lâu ngày không được điều trị kịp thời.
1.2. Viêm áp xe nha chu
Nguyên nhân xuất phát từ việc vi khuẩn xâm nhập và phá huỷ những mô nha chu đang hình thành. Vi khuẩn này thường ẩn sâu trong vụn thức ăn cũng như mảng bám trên răng. Lâu ngày sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm và hình thành túi nha chu.
Áp xe răng là biểu hiện vi khuẩn đã tấn công vào chân răng
2. Nguyên nhân và triệu chứng viêm tủy răng áp xe
Viêm tủy răng áp xe gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt của Quý khách. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo:
-
Thứ nhất: Răng thường xuyên bị đau nhức, thậm chí khi nhai rất nhẹ cũng cảm thấy đau. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
-
Thứ hai: Trong miệng luôn có mùi hôi, đặc biệt là mùi tanh do dịch mủ tiết ra làm Quý khách cảm thấy vô cùng tự ti.
-
Thứ ba: Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, có thể bị sốt, nổi hạch ở vùng cổ…
-
Thứ tư: Bị sưng vùng lợi ở dưới chân răng, có khả năng xuất hiện cả những hạt mủ tụ ở dưới chân răng.
Thực tế, triệu chứng của bệnh viêm tủy áp xe răng khá dễ nhận biết bằng mắt thường. Nếu ổ áp xe càng lớn thì chứng tỏ bệnh đã diễn biến nặng, dễ gây ảnh hưởng tới dây thần kinh và các mô. Bệnh này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể tới như:
-
Thứ nhất: Do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Việc này khiến mảng bám tích tụ nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
-
Thứ hai: Do tai nạn hay ngoại lực tác động khiến cho răng bị nứt, vỡ, tình trạng viêm tủy áp xe càng dễ xảy ra hơn.
-
Thứ ba: Quý khách có tiền sử bị sâu răng, viêm tủy nhưng không đi điều trị sớm khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng, gây nên áp xe.
-
Thứ tư: Đã từng đi lấy tủy nhưng thất bại.
-
Thứ năm: Bị viêm nha chu nặng mà không được điều trị tận gốc.
-
Thứ sáu: Khi bị tiểu đường, tim mạch,… hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Lúc này, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công và gây nên tình trạng áp xe răng.
Viêm tuỷ áp xe răng gây hoại tử tuỷ
3. Bệnh viêm tủy răng áp xe có nguy hiểm không?
Câu hỏi được đặt ra là bệnh áp xe răng có thực sự nguy hiểm không? Thực tế, các trường hợp phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gặp phải vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu từ chối điều trị hoặc không kịp thời phát hiện viêm tủy răng áp xe có thể dẫn tới những biến chứng sau đây.
-
Viêm mô lan tỏa: Khi viêm mô lan tỏa tới khu vực miệng sẽ gây áp xe cũng như sưng đau miệng. Mặt khác, nếu trường hợp nặng còn có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn tới ngạt thở và có thể tử vong.
-
Áp xe ngoài mặt: Biến chứng áp xe ngoài mặt tạo ra đường rò đến tận vùng má và dưới cằm. Lúc ngày, người bệnh bị viêm tấy, lan rộng tới hố thái dương, cực kỳ đau đớn, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống.
-
Nhiễm trùng xoang hàm & viêm nội tâm mạc: Là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện khi nhiễm trùng đi theo đường máu, lan tới tim, não cũng như những bộ phận khác. Nhiễm trùng huyết còn có nguy cơ gây tử vong, đặc biệt là giai đoạn cấp tính.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
4. Cách điều trị viêm tủy áp xe răng đơn giản, nhanh chóng
Để điều trị bệnh viêm tủy răng áp xe, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám hoặc chụp X-quang để đánh giá tình trạng bệnh. Dựa vào kết quả thu được mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong đó có 2 phương pháp điển hình như sau.
4.1. Điều trị viêm tủy răng áp xe cấp tính
Việc đầu tiên khi xử lý viêm tủy răng áp xe cấp tính chính là loại bỏ hoàn toàn các ổ mủ nguy hiểm. Bởi thực tế, chúng có khả năng lan rộng và gây tổn thương cho các mô xương quanh. Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp rạch mở niêm mạc, tiến hành hút sạch dịch mủ và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Cuối cùng sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
4.2. Điều trị tận gốc
Với phương pháp điều trị viêm tủy răng áp xe này, toàn bộ hệ thống mạch máu, dây thần kinh tổn thương sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Bác sĩ tiến hành lấp kín các lỗ hổng, khôi phục hình dạng của răng để ngăn ngừa viêm nhiễm.
4.3. Làm giảm cơn đau tức thời hiệu quả ngay tại nhà
Có nhiều người gặp phải tình trạng viêm tủy răng áp xe nhẹ. Về cơ bản nó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên vẫn gây ra các cơn đau nhức đột ngột. Lúc này, Quý khách có thể áp dụng những phương pháp sau đây.
-
Thứ nhất: Sau mỗi bữa ăn, Quý khách nên sử dụng nước muối để súc miệng cẩn thận. Việc này nhằm khử trùng cũng như loại bỏ các mảng bám trên răng.
-
Thứ hai: Quý khách hãy dùng túi trà ẩm, còn giữ được độ ấm rồi đặt nó lên vùng chân răng bị nhiễm trùng để làm giảm bớt cảm giác đau.
-
Thứ ba: Quý khách hãy sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen hay Ibuprofen….
Lưu ý: Những phương pháp này chỉ có tính chất giảm đau tạm thời, không thể khắc phục triệt để tình trạng viêm tủy răng áp xe. Tốt hơn hết, Quý khách nên để bác sĩ thăm khám và nhận được phác đồ điều trị kịp thời.
Quý khách hãy phòng ngừa áp xe răng bằng các cách sau đây:
-
Định kỳ tái khám tại các cơ sở y tế uy tín để nắm bắt tình trạng bệnh cụ thể nhất, hạn chế bị tái lại bất cứ lúc nào.
-
Kiểm tra và lấy cao răng mỗi năm 2 lần nhằm ngăn chặn mảng bám hình thành có thể dẫn tới áp xe.
-
Quý khách nên dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch răng tốt hơn.
-
Chú ý phục hồi tổn thương răng bằng một số phương pháp thẩm mỹ như bọc răng sứ, trám răng…
-
Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều nước, vitamin và muối khoáng. Quý khách không nên để khô miệng và hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây sâu răng.
Nội dung bài viết trên đây đã mang đến cho Quý khách những kiến thức về bệnh viêm tủy răng áp xe. Để bảo vệ sức khoẻ răng miệng toàn diện, Quý khách nên đến địa chỉ nha khoa chất lượng và nhận tư vấn ngay.
Có phải viêm tủy răng áp xe đang làm phiền Quý khách không? Quý khách hãy gọi cho nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ hỗ trợ kịp thời.