Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
RĂNG BỊ VỠ DỌC LÀM SAO ĐỂ LÀNH LẠI? CÁCH CỨU RĂNG VỠ DỌC HIỆU QUẢ
1. Giải đáp răng bị vỡ dọc có tự lành lại được không?
Răng bị vỡ dọc là hiện tượng xuất hiện các đường nứt nhỏ trên bề mặt răng và chạy dọc theo chiều dài thân răng. Vết nứt có thể sâu đến tận chân răng, ảnh hưởng tủy răng và nướu, có nguy cơ vỡ diện rộng hoặc mất răng vĩnh viễn.
Vết nứt răng lan rộng và sâu hơn theo thời gian. Bởi vì cả ngà răng và men răng đều có độ cứng cao, không thể phục hồi như tế bào của cơ thể. Vậy nên, một khi răng bị vỡ dọc thì không thể tự lành lại được mà phải can thiệp nha khoa.
Răng bị vỡ dọc là hiện tượng xuất hiện các đường nứt nhỏ trên bề mặt răng và chạy dọc theo chiều dài thân răng
Răng bị vỡ dọc ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày của bạn. Ngoài ra, nếu bạn không xử lý kịp thời, vết nứt dọc thân răng gây ra nhiều biến chứng.
1.1. Răng bị vỡ dọc gây đau nhức, viêm nhiễm
Vết nứt dọc tạo đường dẫn cho vi khuẩn xâm nhập, tích tụ và phát triển thành ổ viêm. Vậy nên, nếu bạn không phát hiện sớm, ổ viêm phát triển thành sâu răng, viêm tủy, thậm chí hoại tử tủy răng. Không chỉ vậy, quanh chân răng có nhiều dây thần kinh, vết nứt có thể kích thích trực tiếp lên các dây thần kinh trong tủy răng.
Biểu hiện rõ ràng nhất khi răng nứt dọc chính là đau nhức âm ỉ, xuất hiện khi ăn uống. Đặc biệt là khi bạn ăn các loại thức ăn nóng lạnh, chua cay hoặc quá cứng, quá dai. Phần nướu xung quanh chân răng bị sưng tấy, chảy máu khi đánh răng.
1.2. Răng bị vỡ dọc làm tăng nguy cơ bị hoại tử tủy răng
Hoại tử tủy răng xảy ra khi phần mô mềm bên trong răng bị tổn thương do vi khuẩn. Răng bị vỡ dọc mở một “đường đi” cho vi khuẩn xâm nhập vào tận sâu trong răng. Vết nứt càng sâu và rộng, nguy cơ hoại tử tủy càng cao. Khi xuất hiện biến chứng này, bạn cảm thấy đau nhức dữ dội, ê buốt và sưng tấy nướu.
Răng bị vỡ dọc làm tăng nguy cơ bị hoại tử tủy răng
1.3. Thức ăn giắt vào vị trí bị vỡ của răng
Răng bị vỡ dọc tạo nên các vết nứt trên răng. Khi bạn ăn, vụn thực phẩm và vi khuẩn tích tụ trong đó. Nếu không làm sạch kỹ, thức ăn bị giắt vào không chỉ gây viêm nhiễm mà còn hình thành sâu răng. Các trường hợp không điều trị sớm, bạn còn gặp phải bệnh lý nha chu nguy hiểm.
2. Cách cứu răng bị vỡ dọc hiệu quả
Răng bị nứt dọc không thể tự lành lại. Vậy nên, bạn phải đến nha khoa thăm khám, can thiệp để khắc phục tình trạng này. Bác sĩ chỉ định 2 cách để khắc phục, đó là hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.
2.1. Hàn trám chữa răng bị vỡ dọc
Hàn trám là phương pháp sử dụng để điều trị răng bị vỡ dọc nhẹ. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần bị đen, sử dụng vật liệu composite có màu sắc tương tự như răng để trám lại vết nứt. Ưu điểm của phương pháp là đơn giản, ít xâm lấn nhưng không phù hợp với các trường hợp vỡ dọc nặng.
2.2. Răng bị vỡ dọc cần bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp hoàn hảo nhất để cải thiện tình trạng trên răng có vết nứt đen. Bởi vì răng sứ có màu sắc, hình dạng tương tự răng thật, khi sử dụng không bị lộ. Ngoài ra, răng sứ che chắn hoàn toàn phần cùi răng thật, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng và viêm tủy.
Bọc răng sứ là phương pháp hoàn hảo nhất để cải thiện tình trạng trên răng có vết nứt đen
Vậy nên, không chỉ khắc phục tình trạng răng nứt dọc, bọc răng sứ còn giúp bạn tránh được bệnh lý nha chu. Ví dụ như 2 bệnh lý phổ biến nhất là sâu răng và viêm lợi. Răng sứ có tuổi thọ rất cao, có loại sử dụng được cả đời nếu bạn biết cách chăm sóc, vệ sinh đúng.
Tuy nhiên, khi bọc răng sứ, bạn phải lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín. Vì nếu nha khoa không đảm bảo vô trùng và tay nghề bác sĩ không tốt, bạn có thể bị viêm lợi, chảy máu chân răng,... Vậy nên để yên tâm thực hiện, bạn nên chọn địa chỉ uy tín, có chứng chỉ, có phòng vô trùng và bác sĩ tay nghề tốt, nhiều kinh nghiệm.
Khi bọc răng sứ, bạn phải lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín
3. Phòng ngừa các nguyên nhân làm vỡ dọc thân răng
Răng bị vỡ dọc là hiện tượng rất khó nhận biết. Khi trình trạng tiến triển nặng, xuất hiện các vết nứt đen lớn trên răng, bạn mới phát hiện ra. Do đó, để đề phòng từ sớm, bạn nên bỏ thói quen xấu, bổ sung đủ chất và đề phòng chấn thương.
3.1. Từ bỏ thói quen dùng răng cắn đồ vật
Rất nhiều người có thói quen cắn bút, cắn những vật cứng khi rảnh rỗi hoặc đang suy nghĩ. Đây là thói quen xấu gây nên nhiều bệnh lý nha khoa, làm men răng và chân răng bị tổn thương. Không chỉ vậy, áp lực khi cắn đồ vật tác động lên răng, làm răng bị nứt vỡ hoặc mẻ răng.
Nếu bạn có thói quen này phải cải thiện từ từ và sử dụng các biện pháp thay thế. Ví dụ như thay vì cắn bút, bạn có thể mua loại bóng cao su bóp để giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm kẹo cao su để ăn khi đang căng thẳng hoặc cần phải suy nghĩ.
3.2. Bổ sung khoáng chất giúp men răng cứng cáp hơn
Men răng là lớp bảo vệ ngoài cùng của răng khỏi axit và vi khuẩn gây hại. Để củng cố lớp phòng ngự này, bạn nên bổ sung khoáng chất tốt cho men răng như:
- Canxi: Canxi là khoáng chất chính trong men răng và có tác dụng củng cố men răng, giúp răng chắc khỏe. Canxi có nhiều trong rau màu xanh đậm, các loại nấm, trứng, sữa và chế phẩm,...
- Phốt pho: Phốt pho giúp liên kết canxi trong men răng và làm răng thêm chắc khỏe. Phốt pho có nhiều trong gan bò, hạt hướng dương, thịt gà, đậu lăng, cá hồi, sữa dê,...
- Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và chuyển hóa hiệu quả hơn. Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin D là nấm, ngũ cốc, thịt đỏ, sữa bò,...
Các loại thực phẩm giúp men răng cứng cáp hơn
3.3. Đề phòng các sang chấn làm cho răng bị vỡ dọc
Một nguyên nhân quan trọng làm răng bị nứt dọc chính là chấn thương do lực tác động. Một số môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, võ thuật,... có nguy cơ va đập cao. Do đó, bạn nên sử dụng miếng bảo vệ miệng khi tham gia để tránh chấn thương răng gây nứt vỡ.
Ngoài ra, nếu bạn bị tai nạn, té ngã, nhai thức ăn cứng,... cũng tạo thành lực tác động lên răng. Vậy nên, bạn hãy tự bảo vệ bản thân thật tốt, tránh chấn thương gây ảnh hưởng đến răng.
Uống nước đá rồi ăn đồ nóng ngay sau đó có thể gây ra sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột trong miệng làm nứt vỡ men răng. Bác sĩ khuyên bạn cải thiện thói quen này, không nên nhai đá lạnh, các loại thức ăn cứng (kẹo cứng, xương, quả hạch,...). Bạn nên hạn chế thêm ăn thực phẩm có nhiệt độ (nóng hoặc lạnh) để bảo vệ răng.
Qua bài viết trên, bạn đọc đã được tìm hiểu về hiện tượng răng bị vỡ dọc và các biện pháp phòng ngừa. Hy vọng qua đó, bạn có thể bảo vệ răng khỏi nguy cơ bị vỡ dọc và các vấn đề răng miệng khác.
Quý khách muốn chữa trị răng bị vỡ dọc hãy liên hệ với Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Để lại thắc mắc cần được giải đáp vào bảng bên dưới.