Trang chủ / Bài viết / SÁP NHA KHOA NUỐT ĐƯỢC KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG

SÁP NHA KHOA NUỐT ĐƯỢC KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG

Sáp nha khoa có tác dụng giảm đau và giảm cảm giác khó chịu trong quá trình niềng răng. Là sản phẩm được đưa trực tiếp vào miệng, rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Sáp nha khoa nuốt được không? Nếu không may nuốt phải sáp nha khoa có làm sao không? Bài viết dưới đây, Nha khoa Tâm Đức Smile sẽ giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn Quý khách sử dụng sáp nha khoa đúng cách.

1. Sáp nha khoa nuốt được không?

Sáp nha khoa còn được gọi là sáp niềng răng, bao gồm các thanh sáp có độ dài khoảng 5cm, có độ dẻo vừa phải, độ bám dính cao. Khi gắn sáp vào mắc cài sẽ tạo nên một lớp đệm, tránh gây tổn thương cho vùng môi, lưỡi và nướu. Quý khách sử dụng sáp niềng răng giúp giảm cảm giác đau, khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng. Trong trường hợp dây cung bị bung ra khỏi mắc cài, Quý khách có thể sử dụng sáp nha khoa để cố định dây cung tạm thời.

Có thể thấy, sáp nha khoa là một sản phẩm không thể thiếu đối với những ai đang niềng răng. Là một sản phẩm đưa trực tiếp vào miệng, do đó có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc liệu sáp nha khoa nuốt được không?

Sáp nha khoa được cấu tạo từ những nguyên liệu tự nhiên, lành tính, không ảnh hưởng tới răng miệng. Một số loại sáp còn có hương vị cam, chanh, bạc hạ giúp kích thích vị giác. Nếu Quý khách không may nuốt phải sáp nha khoa cũng không gây ra mối đe dọa nào tới sức khỏe. 

Nhìn chung, nuốt sáp niềng răng không đáng lo ngại, cơ thể sẽ không hấp thụ chúng mà tự động đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên. Tuy vậy, có một số loại sáp nha khoa chứa thành phần hóa học, Quý khách nên cẩn trọng và không nên nuốt chúng. Trước khi sử dụng sáp nha khoa, hãy tìm hiểu kỹ các thành phần có trong sáp.

sáp nha khoa nuốt được không

Sáp nha khoa còn được biết đến với tên gọi khác là sáp niềng răng

>>> Xem thêm: Sáp niềng răng là gì? Vì sao phải sử dụng?

2. Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa đúng cách

Nuốt sáp nha khoa không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng Quý khách cũng không nên nuốt chúng vào bụng. Để phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tình trạng nuốt sáp nha khoa, dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng sáp nha khoa đúng chuẩn.

2.1. Bước 1: Lựa chọn một dòng sáp nha khoa phù hợp

Bước đầu tiên, Quý khách cần chuẩn bị cho mình một loại sáp nha khoa có chất lượng tốt. Quý khách nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc tự mình tìm hiểu những dòng sản phẩm uy tín trên thị trường. Để đảm bảo tính an toàn, Quý khách nên mua sáp nha khoa tại bệnh viện, phòng khám, quầy thuốc có chứng nhận của Bộ Y Tế.

sáp nha khoa nuốt được không

Nên chọn dòng sáp nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho răng

2.2. Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi dùng sáp nha khoa, Quý khách cần vệ sinh răng miệng để loại bỏ vụn thức ăn còn dính trên răng, mắc cài. Nếu chưa vệ sinh răng miệng mà đã sử dụng sáp sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Quý khách đừng quên vệ sinh, sát khuẩn tay sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn, bụi bẩn trực tiếp vào trong miệng. Ngoài ra, Quý khách nên làm khô cả phần mắc cài để gắn sáp chắc chắn hơn. 

2.3. Bước 3: Gắn sáp

Trước hết, Quý khách cần xác định chính xác vị trí cần gắn sáp. Quý khách lấy một lượng sáp vừa đủ, dùng đầu ngón tay xoa nhẹ miếng sáp để chúng mềm ra.

Khi sáp đã mềm, Quý khách đặt sáp vào vị trí đã xác định trước, dàn đều để chúng bám chắc vào mắc cài. Nếu vẫn cảm thấy đau, Quý khách lấy thêm một ít sáp và bôi thêm cho tới khi không cơn đau được xoa dịu.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng sáp nha khoa 

Sáp nha khoa nuốt được không, câu trả lời là có bởi chúng có độ an toàn cao. Tuy vậy, để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng sáp, Quý khách nên lưu ý những điều sau đây.

3.1. Vệ sinh sạch sẽ tay và răng miệng

Có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng răng miệng do gắn sáp nha khoa không đảm bảo vệ sinh. Trước khi gắn sáp Quý khách cần đảm bảo tay và răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

sáp nha khoa nuốt được không

Nên rửa tay sạch sẽ trước khi gắn sáp nha khoa

3.3. Thay sáp nha khoa thường xuyên

Quý khách không nên dùng lại sáp nha khoa cũ và nên thay ngay khi chúng bị bong ra. Ngoài ra, Quý khách nên thay sáp ít nhất 2 lần/ngày và không để chúng trong miệng quá 2 ngày. Để sáp quá lâu trong khoang miệng sẽ gây tích tụ vi khuẩn, dẫn tới nhiều bệnh lý răng miệng như: Viêm nướu, hôi miệng, viêm nha chu,...

3.3. Không nên để sáp trong miệng khi ăn

Quý khách không nên để sáp trong miệng khi ăn vì thức ăn có thể bám vào sáp, gây tích tụ vi khuẩn, tạo ra mùi hôi miệng. Ngoài ra, khi ăn uống mà trong miệng có sáp sẽ gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu. Nếu Quý khách cảm thấy đau do khí cụ niềng thì có thể giữ sáp trong miệng, sau khi ăn xong thì nên thay mới.

3.4. Dùng ống hút khi uống nước

Sáp nha khoa khi gặp nước sẽ rất dễ bị lỏng và rơi ra ngoài. Do đó, khi cần uống nước Quý khách nên sử dụng ống hút để hạn chế sự tiếp xúc giữa nước với sáp. Ngoài ra, Quý khách nên uống nước từ từ, tác động một lực nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng tới vị trí gắn sáp.

3.5. Không nhất thiết phải dùng sáp liên tục

Việc sử dụng sáp nha khoa mang lại rất nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên, Quý khách không nhất thiết phải gắn sáp trong suốt quá trình niềng. Quý khách chỉ nên dùng sáp niềng răng khi cần thiết để bảo vệ nướu. Chẳng hạn như khi Quý khách bị đau, cộm cấn do khí cụ niềng răng.

>>> Xem thêm: Làm gì để bảo vệ nướu răng luôn khỏe mạnh?

3.6. Bảo quản sáp niềng răng cẩn thận

Bên cạnh việc sử dụng, làm thế nào để bảo quản sáp nha khoa cũng là vấn đề quan trọng. Quý khách nên bảo quản sáp ở nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ ổn định, hạn chế tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. 

sáp nha khoa nuốt được không

Sáp nha khoa nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát

Ngoài sáp nha khoa, Quý khách có thể sử dụng silicon để thay thế trong quá trình niềng. Silicone có độ bám dính cao, bề mặt trơn láng và không ngấm nước bọt, hiệu quả mang lại cũng cao hơn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của silicon là chúng có giá thành cao.

Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc sáp nha khoa nuốt được không. Mặc dù sáp niềng răng có độ an toàn cao, nhưng Quý khách không nên chủ động nuốt để tránh gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu gặp trở ngại trong quá trình niềng răng, Quý khách hãy liên hệ với Nha khoa Tâm Đức Smile để được khắc phục sớm qua 2 cách sau: