Trang chủ / Kiến thức / CHẢY MÁU RĂNG LÀ BỆNH GÌ? CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

CHẢY MÁU RĂNG LÀ BỆNH GÌ? CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Chảy máu răng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ các bệnh lý về răng miệng cho đến thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy chảy máu răng là bệnh gì và có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây chảy máu răng và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Chảy máu răng là bệnh gì?

Chảy máu răng là hiện tượng bạn thấy máu xuất hiện trong nước bọt hoặc khi đánh răng hay ăn uống. Nhận biết đúng nguyên nhân gây chảy máu răng giúp bạn có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

1.1. Các bệnh liên quan đến răng miệng gây chảy máu răng

Khu vực răng miệng tập trung hệ thống các bộ phận răng, lợi, lưỡi, má, môi và tuyến nước bọt, dây thần kinh,... Răng có chức năng cắt, xé và nghiền nhỏ thức ăn để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Răng, lưỡi và môi phối hợp nhịp nhàng để tạo ra các âm thanh khi chúng ta nói. Răng chảy máu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

1.1.1. Chảy máu răng do viêm lợi

Viêm lợi, hay còn gọi viêm nướu, là tình trạng viêm nhiễm mô nướu xung quanh răng. Nguyên nhân chủ yếu là do mảng bám và cao răng tích tụ trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây kích ứng nướu. Viêm lợi là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu răng. Khi nướu bị viêm, chúng trở nên nhạy cảm và dễ bị chảy máu, đặc biệt khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể tiến triển thành bệnh nha chu nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều biến chứng như:

  • Răng lung lay: Vi khuẩn tấn công vào xương ổ răng, làm suy yếu chân răng và khiến răng trở nên lung lay.
  • Mất răng: Nếu không được điều trị, răng có thể bị rụng do xương ổ răng bị phá hủy hoàn toàn.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: Vi khuẩn gây viêm lợi có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu.

Chảy máu răng là bệnh gì?

Chảy máu răng xuất hiện khi đánh răng hay ăn uống

Người bị viêm lợi thường có những biểu hiện:

  • Chảy máu: Đây là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của viêm lợi.
  • Nướu đỏ, sưng, tấy: Nướu trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng và có thể xuất hiện các vết loét nhỏ.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn gây viêm lợi sản sinh ra chất hôi miệng khó chịu.
  • Răng ê buốt: Khi nướu bị tụt xuống, chân răng lộ ra, khiến răng trở nên ê buốt khi ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc ngọt.

1.1.2. Chảy máu răng do sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng nhiều người gặp phải. Các loại vi khuẩn trong miệng tạo ra axit ăn mòn lớp men răng, tạo thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Lỗ sâu sẽ ngày càng lớn, xâm nhập vào phần ngà răng và tủy răng. Thậm chí, sâu răng lan rộng đến chân răng gây viêm nhiễm nướu. Từ đó, sâu răng dẫn đến chảy máu. Dấu hiệu nhận biết sâu răng đó là:

  • Đau nhức: Đau nhức răng là triệu chứng điển hình của sâu răng, đặc biệt khi ăn đồ ngọt, nóng hoặc lạnh.
  • Ê buốt: Răng bị sâu thường ê buốt khi tiếp xúc với không khí hoặc các chất kích thích: trà, cafe, rượu, bia,...
  • Lỗ sâu trên răng: Khi sâu răng tiến triển, bạn có thể nhìn thấy các lỗ nhỏ trên bề mặt răng và diện tích lỗ sâu tăng dần.
  • Mùi hôi miệng: Sâu răng có thể gây ra mùi hôi miệng do vi khuẩn sinh sôi, thức ăn tích tụ trong lỗ sâu trũng.
  • Răng đổi màu: Răng bị sâu thường có màu vàng hoặc nâu, dễ bị nhầm lẫn với sún răng ở trẻ nhỏ.

Chảy máu răng do sâu răng

Sâu răng lan rộng đến chân răng gây viêm nhiễm nướu, chảy máu

1.1.3. Chảy máu răng do áp xe chân răng

Áp xe chân răng là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào chân răng và tạo ra túi mủ. Nguyên nhân gây áp xe răng phải kể đến:

  • Sâu răng nặng: Khi sâu răng không được điều trị, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng và lan xuống chân răng, gây nhiễm trùng.
  • Viêm nha chu: Nha chu nặng làm hỏng các mô quanh răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng.
  • Vết nứt hoặc vỡ răng: Vị trí nứt, vỡ tạo ra những kẽ hở cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng, nướu.
  • Tổn thương do nha khoa: Nhổ răng hoặc trám răng có thể gây ra nhiễm trùng và dẫn đến áp xe chân răng do kỹ thuật bác sĩ kém.

Áp xe chân răng phát triển gây đau đớn dữ dội. Đau có thể lan tỏa đến tai, hàm hoặc cổ. Nếu áp xe lan rộng và gây viêm nhiễm nướu có thể dẫn đến chảy máu. Trong một số trường hợp, áp xe chân răng có thể gây sốt.

1.1.4. Chảy máu răng do hoại tử tủy răng

Tủy răng là phần sống màu trắng bên trong răng, chứa mạch máu và dây thần kinh, cung cấp chất dinh dưỡng cho răng. Hoại tử tủy răng là tình trạng tủy răng chết đi do bị viêm nhiễm nặng.

Vi khuẩn ở khu vực hoại tử tủy có thể lan rộng và gây viêm nhiễm ở chân răng. Từ đó dẫn đến tình trạng áp xe chân răng, và khi đó có thể xuất hiện chảy máu. Ngược lại với sâu răng thường gây đau nhức, răng bị hoại tử tủy lại không còn cảm giác đau khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc ngọt. Điều này khiến nhiều người chủ quan vì nghĩ rằng răng không còn vấn đề gì.

Chảy máu răng do hoại tử tủy răng

Vi khuẩn gây áp xe, chảy máu răng

1.1.5. Chảy máu răng do cao răng tích tụ

Cao răng là chất cứng, màu vàng hoặc nâu sẫm bám chặt trên bề mặt răng và dưới nướu. Nó hình thành từ mảng bám răng không được làm sạch thường xuyên, kết hợp với khoáng chất trong nước bọt. Cao răng là nguyên nhân gây chảy máu răng bởi:

  • Cao răng là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn gây hại. Khi các vi khuẩn này xâm nhập vào nướu gây viêm nhiễm, khiến nướu sưng đỏ và chảy máu.
  • Các cạnh sắc của cao răng liên tục cọ xát vào nướu, gây kích ứng và tổn thương mô nướu xung quanh.
  • Cao răng tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành các túi nha chu, là khoảng trống giữa răng và nướu. Vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển mạnh trong các túi này, làm tăng nguy cơ chảy máu.

1.2. Chảy máu răng do chấn thương răng và nướu

Chấn thương răng và nướu là tình trạng tổn thương đến răng, nướu hoặc các mô hỗ trợ răng do các tác động từ bên ngoài. Nguyên nhân gây chấn thương răng, nướu do:

  • Tai nạn sinh hoạt: Vấp ngã, va chạm tai nạn giao thông, đánh nhau,...
  • Tai nạn thể thao: Các môn thể thao tiếp xúc, mạo hiểm như boxing, đua xe,...
  • Chấn thương do nha khoa: Trong quá trình điều trị nha khoa, nếu không cẩn thận có thể gây ra chấn thương cho răng và nướu.
  • Cắn vào vật cứng: Cắn vào các vật cứng như bút chì, móng tay, hạt cứng,...

Khi răng hoặc nướu bị tổn thương, mạch máu sẽ bị đứt, gây chảy máu. Máu có thể chảy nhiều hoặc ít tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Ngoài chảy máu, chấn thương khiến cho răng sứt mẻ, lung lay hoặc vỡ, nướu và má có thể bị sưng.

chảy máu răng do cắn vật cứng

Chảy máu răng do chấn thương răng

1.3. Chảy máu răng do thiếu chất dinh dưỡng

Thiếu chất dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận đủ lượng các vitamin, khoáng chất cần thiết. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả răng miệng. Thiếu chất dinh dưỡng có thể xảy ra ở tất cả mọi người do:

  • Chế độ ăn uống không cân đối: Ăn quá ít hoặc quá nhiều một loại thực phẩm, thiếu đa dạng các nhóm thực phẩm.
  • Rối loạn hấp thu: Các bệnh về đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac,... làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Giai đoạn mang thai, sau sinh: Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến thiếu hụt.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ, phản ứng ngược với chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Các bệnh mãn tính: Bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan,... có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng.

Các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe răng miệng khi thiếu dễ gây chảy máu  bao gồm:

  • Vitamin C: Thiếu vitamin C làm suy yếu mạch máu, khiến nướu dễ bị chảy máu và viêm nhiễm.
  • Canxi: Canxi là thành phần chính của răng và xương, thiếu canxi làm răng yếu và dễ bị sâu, nướu dễ bị viêm.
  • Vitamin K: Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, thiếu vitamin K khiến máu khó đông, dễ chảy máu.
  • Kẽm: Chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hại.

2. Các biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là bệnh cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên áp dụng các biện pháp sau.

2.1. Cạo vôi răng định kỳ

Khi cạo vôi răng, nha sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn lớp cao răng bám trên răng và dưới nướu, tạo điều kiện cho nướu phục hồi. Bạn nên thực hiện cạo vôi răng 6 tháng một lần tại nha khoa uy tín. Quy trình lấy vôi răng diễn ra như sau:

  • Khám và đánh giá: Nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn, xác định lượng cao răng cần loại bỏ và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  • Gây tê: Để giảm cảm giác khó chịu, nha sĩ có thể sử dụng thuốc tê tại chỗ.
  • Loại bỏ cao răng: Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cạo bỏ lớp cao răng bám trên răng và dưới nướu.
  • Làm sạch và đánh bóng: Sau khi loại bỏ cao răng, nha sĩ sẽ làm sạch và đánh bóng bề mặt răng để loại bỏ các vết xước và làm răng sáng bóng hơn.

cạo vôi răng phòng ngừa chảy máu chân răng

Bạn nên thực hiện cạo vôi răng 6 tháng một lần tại nha khoa uy tín

2.2. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm tốt cho răng

Để có một hàm răng chắc khỏe, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất là vô cùng quan trọng. Một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho răng bạn nên bổ sung:

  • Các loại hạt: Hạt điều, hạt macca, óc chó, hạnh nhân rất giàu canxi, magie và vitamin E, giúp răng chắc khỏe và bảo vệ nướu.
  • Đậu và đậu phụ: Là nguồn cung cấp protein, sắt và canxi dồi dào.
  • Rau lá xanh đậm: Tiêu biểu như cải xoăn, rau chân vịt chứa lượng vitamin K và chất xơ cao, giúp tăng cường sức khỏe nướu.
  • Trái cây họ cam quýt: Cam, bưởi, chanh chứa lượng vitamin C lớn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ nướu.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa (đối với người không ăn chay): Cung cấp canxi và vitamin D, giúp răng chắc khỏe.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, tốt cho sức khỏe răng miệng.

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, hoạt động thể chất,... Thay vì tập trung vào một loại thực phẩm cụ thể, bạn hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đối với người ăn chay, có thể bổ sung đạm động vật bằng đạm thực vật lấy từ đậu nành, tempel,... thay thế. Lưu ý, bạn nấu chín thực phẩm vừa đủ để giữ lại tối đa lượng vitamin và khoáng chất. Việc chiên xào, nướng quá kỹ có thể làm mất đi một phần dinh dưỡng của thực phẩm.

2.3. Vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt

Vệ sinh răng miệng đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa chảy máu chân răng và các vấn đề răng miệng khác.

  • Đảm bảo đánh răng tối thiểu 2 lần vào buổi sáng, tối để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bạn nên chọn bàn chải có lông mềm, kích cỡ phù hợp với răng miệng. Bạn nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị xòe, tòe.
  • Chải theo chuyển động tròn nhỏ, không chà xát mạnh, chải cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
  • Chỉ nha khoa hỗ trợ loại bỏ mảng bám tích tụ ở khu vực kẽ răng, nơi mà bàn chải khó làm sạch.
  • Bạn nên chọn loại nước súc miệng có chứa fluoride để bảo vệ men răng.
  • Bạn kết hợp máy tăm nước giúp làm sạch các kẽ răng và vùng dưới nướu, đặc biệt phù hợp với người mắc bệnh nha chu.

vệ sinh răng miệng phòng ngừa chảy máu chân răng

Bạn kết hợp máy tăm nước giúp làm sạch các kẽ răng và vùng dưới nướu

2.4. Trám răng hoặc bọc răng sứ ngay khi phát hiện có lỗ sâu răng

Trám răngbọc răng sứ là hai phương pháp nha khoa phổ biến để phục hồi răng bị hư hỏng, sâu răng hoặc mất một phần.

  • Trám răng là việc lấp đầy lỗ sâu răng bằng vật liệu trám (composite, amalgam...). Trám răng giúp khôi phục hình dạng và chức năng của răng, ngăn chặn sâu răng lan rộng.
  • Bọc răng sứ là việc bao phủ toàn bộ bề mặt răng bị hư hỏng bằng một mão răng sứ. Bọc răng có tác dụng bảo vệ phần răng còn lại, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm gây chảy máu răng.

Khi phát hiện sâu răng ở giai đoạn sớm, việc trám răng sẽ đơn giản và ít xâm lấn hơn. Tuy nhiên, việc quyết định trám hay bọc răng phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

2.5. Không dùng răng cắn đồ vật

Lực cắn mạnh vào các vật cứng có thể khiến men răng bị mẻ, nứt hoặc vỡ. Việc cắn vật cứng thường xuyên có thể làm lỏng chân răng, gây xô lệch răng và ảnh hưởng đến khớp cắn. Các vết nứt, mẻ trên răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng và các bệnh về nướu.

Thay vì dùng răng để mở bao bì, cắt chỉ, bạn nên sử dụng kéo, kìm hoặc các dụng cụ chuyên dụng khác. Móng tay dài và bẩn có thể chứa nhiều vi khuẩn, khi cắn vào móng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào khoang miệng.

2.6. Phòng chảy máu răng bằng cách chọn kem đánh răng chứa nhiều flour

Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ răng miệng. Khi sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Tăng cường men răng: Fluoride giúp làm cứng men răng, tạo một lớp bảo vệ răng khỏi các tác động của axit và vi khuẩn gây sâu răng.
  • Ngăn ngừa sâu răng: Fluoride giúp tái khoáng hóa những vùng men răng bị mất khoáng chất, ngăn chặn quá trình hình thành sâu răng.
  • Giảm thiểu mảng bám: Fluoride giúp làm giảm khả năng bám dính của vi khuẩn lên bề mặt răng, từ đó giảm thiểu sự hình thành mảng bám và cao răng.
  • Giảm nhạy cảm răng: Fluoride giúp làm giảm độ nhạy cảm của răng khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hoặc chua.

Một số thương hiệu kem đánh răng uy tín và được nhiều người tin dùng:

  • Colgate: Nhiều dòng sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.
  • Sensodyne: Dành cho người có răng nhạy cảm, thường xuyên bị ê buốt.
  • Crest: Nhiều dòng sản phẩm với công nghệ hiện đại, giúp làm trắng răng và bảo vệ men răng.
  • Aquafresh: Sản phẩm có hương vị thơm mát, giúp hơi thở thơm tho.

Hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ chảy máu răng là bệnh gì? Việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt và khám răng định kỳ là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu răng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay bằng cách gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp