Trang chủ / Kiến thức / NGUYÊN NHÂN RĂNG BỊ NHẠY CẢM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

NGUYÊN NHÂN RĂNG BỊ NHẠY CẢM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Răng nhạy cảm là trạng thái răng ê buốt khi tiếp xúc với một số loại thực phẩm như chua, nóng, lạnh, hoặc ngọt. Bệnh lý này sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi về thời tiết. Răng nhạy cảm hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp đơn giản để phòng ngừa và điều trị tình trạng răng nhạy cảm.

1. Nguyên nhân làm răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm, hay còn gọi là răng ê buốt hoặc nhạy cảm ngà. Đây là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến. Tình trạng này thường xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, như mòn men răng, tụt nướu, và có thể phát triển theo thời gian.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm đối tượng dễ gặp tình trạng răng nhạy cảm là nhóm có độ tuổi từ 20 đến 50.

Khi phần ngà bị tổn thương và ăn mòn, các tác động từ bên ngoài như đồ ăn chua, đồ uống lạnh, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm kích thích các dây thần kinh trong răng. Kết quả là xuất hiện cơn đau buốt và nhói ngắn cho răng nhạy cảm.

Trong trường hợp răng nhạy cảm kéo dài sẽ có nguy cơ lộ ngà răng. Do đó, giảm các cơn đau và chăm sóc cho răng nhạy cảm nên được lưu ý. Việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, thay đổi thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng sẽ giúp giảm tình trạng nhạy cảm răng.

hình ảnh giải đáp răng nhạy cảm là gì

Răng nhạy cảm với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh

Răng nhạy cảm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng nhạy cảm.

1.1. Thực phẩm chứa axit

Ăn và uống những thực phẩm có hàm lượng axit cao như xoài, cóc, trà,...  có thể gây xói mòn men răng. Hạn chế sử dụng các thực phẩm này hoặc tiêu thụ sữa, phô mai ngay sau khi ăn để giảm tác động của axit.

1.2. Tụt nướu

Nướu bao bọc chân răng, nhưng trong trường hợp tụt nướu (bệnh nha chu), nướu có thể tụt, làm lộ phần ngà và gây nhạy cảm. Trong trường hợp này, Quý khách nên thăm khám tại các địa chỉ như khoa uy tín để kiểm tra và có biện pháp can thiệp.

1.3. Lông bàn chải đánh răng cứng

Sử dụng bàn chải có lông quá cứng hoặc đánh răng mạnh có thể làm tổn thương nướu và lộ phần ngà. Ngà răng bị lộ gây cảm giác ê buốt khi ăn uống hoặc đánh răng.

1.4. Răng bị nứt, mẻ, vỡ

Bị nứt, mẻ, vỡ do cắn kẹo cứng, nhai đá, hoặc tổn thương do va đập có thể làm kích thích, tổn thương các dây thần kinh và gây ê buốt.

1.5. Thói quen nghiến răng

Men răng dù cứng nhưng cũng có thể bị mòn theo thời gian. Quá trình này diễn ra nhanh hơn khi có thói quen nghiến răng. Việc hạn chế những hành động này sẽ tránh cảm giác ê buốt và làm nhạy cảm răng.

1.6. Sâu răng

Sâu răng làm hình thành lỗ sâu trên chân răng, làm cho đầu mút dây thần kinh bên trong lộ ra ngoài. Quý khách nên duy trì vệ sinh răng miệng và thăm nha sĩ định kỳ để kiểm tra và điều trị.

răng nhạy cảm là gì

răng nhạy cảm là gì

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

Khám và tư vấn miễn phí

Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

Trả góp 0% lãi suất qua hệ thống ngân hàng lớn

 

2. Triệu chứng răng nhạy cảm

Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm là cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với thực phẩm ngọt, chua, hoặc thức ăn có tính axit như kẹo, chanh, xoài, ... Việc tiếp xúc với thực phẩm lạnh hoặc nóng như kem, nước đá, cà phê nóng cũng có thể tạo ra cảm giác đau, ê buốt và khó chịu.

Trong một số trường hợp, cơn đau có thể xuất hiện khi đánh răng hoặc khi sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

>>> Xem thêm:

Tại sao răng bị nhạy cảm? Chữa răng nhạy cảm như thế nào?

3. Cách điều trị dứt điểm răng nhạy cảm

Quý khách bị nhạy cảm răng thường phải đối mặt với nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt do cảm giác khó chịu gây ra. Để điều trị răng nhạy cảm, bác sĩ chuyên khoa thường đề xuất các biện pháp chăm sóc răng miệng như sau.

3.1. Bọc răng sứ

Với phương pháp bọc răng sứ, một lớp sứ sẽ được bọc lên bề mặt răng để bảo vệ và giảm cảm giác ê buốt cho răng. Răng sứ sẽ giúp cải thiện thẩm mỹ của răng và giảm đau nhức cho răng nhạy cảm. 

khách hàng bọc răng sứ tại nha khoa tâm đức smile

khách hàng bọc răng sứ tại nha khoa tâm đức smile

khách hàng bọc răng sứ tại nha khoa tâm đức smile

khách hàng bọc răng sứ tại nha khoa tâm đức smile

3.2. Sử dụng kem đánh răng có đặc tính giảm ê buốt

Quý khách nên lựa chọn các loại kem đánh răng chuyên dụng, có đặc tính giảm ê buốt và điều trị răng nhạy cảm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và phù hợp, Quý khách nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn sản phẩm.

3.3. Dùng gel chống ê buốt

Trong trường hợp kem đánh răng không đủ, Quý khách hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc dùng gel chống ê buốt hoặc gel fluor. Bác sĩ sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng ê buốt răng thông qua các biện pháp này.

3.4. Ghép nướu

Đối với trường hợp bị tụt lợi chân răng, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp ghép nướu để bảo vệ chân răng và cải thiện tình trạng răng ê buốt.

3.5. Điều trị nội nha

Trong trường hợp nhạy cảm ngà kéo dài và không điều trị được bằng các biện pháp trên thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội nha, như lấy tủy răng. Phương pháp lấy tủy sẽ loại bỏ tình trạng ê buốt dai dẳng do răng nhạy cảm gây ra.

Hiện nay, phương pháp bọc răng sứ rất được tin tưởng bởi hiệu quả lâu dài, khả năng chịu lực tốt và an toàn cho răng gốc. Khi quyết định bọc răng sứ, Quý khách nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe răng của mình.

Răng nhạy cảm không nguy hiểm nhưng các triệu chứng của nó thường gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống hàng ngày. Khi Quý khách phát hiện những vấn đề bất thường, việc đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và can thiệp kịp thời là cần thiết. Hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới để được tư vấn sớm nhất.

hot Nha khoa Tâm Đức Smile ưu đãi hấp dẫn cho dịch vụ bọc răng sứ. Quý khách đặt lịch online tại đây được tham gia trả góp 0% lãi suất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp