Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
BAO LÂU LẤY CAO RĂNG 1 LẦN? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI LẤY CAO RĂNG
1. Vì sao nên lấy cao răng định kỳ?
Cao răng tích tụ và hình thành từ mảng bám tại bề mặt gần nướu. Cao răng chứa nhiều vi khuẩn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng nên nếu không lấy cao răng định kỳ có thể gây ra viêm nhiễm.
1.1 Mất thẩm mỹ
Sau thời gian vôi hóa và tạo thành mảng bám trên răng, răng có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu sẫm, gây mất thẩm mỹ đáng kể.
1.2. Gây chảy máu, bệnh nha chu
Không lấy cao răng trong thời gian dài tạo điều kiện cho vi khuẩn làm viêm nha chu. Đây có thể hiểu là một dạng nặng hơn của viêm lợi.
1.3. Gây tụt nướu, tiêu xương răng và rụng răng sớm
Vi khuẩn tích tụ trong cao răng có thể gây viêm chân răng hoặc viêm quanh răng, khiến dây chằng nha chu yếu dần. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến rụng răng do cấu trúc chân răng yếu, hệ thống hỗ trợ răng bị mất cân bằng.
1.4. Gây mùi hôi khó chịu
Vi khuẩn hình thành từ thức ăn thừa trong miệng và sản sinh những chất có mùi khó chịu. Không lấy cao răng trong khoảng 1 năm có thể dẫn đến mùi hôi miệng do thức ăn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày.
1.5. Áp xe và lở miệng
Việc không lấy cao răng đều đặn có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm như áp xe và lở miệng. Trường hợp này hiếm xảy ra nhưng Quý khách vẫn cần lưu ý để phòng tránh.
Cao răng là môi trường của hại khuẩn gây hôi miệng
2. Bao lâu lấy cao răng 1 lần
Theo lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa, việc thăm khám tổng quát và lấy cao răng nên thực hiện 6 tháng một lần. Thời gian này được coi là lý tưởng để xử lý cao răng, đồng thời, răng và nướu có thời gian tái tạo từ lần lấy cao răng trước đó.
Tuy nhiên, thời gian lấy cao răng có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và tình trạng răng miệng của từng người.
2.1. Lấy cao răng 6 tháng/lần hoặc lâu hơn
- Trường hợp Quý khách duy trì chế độ vệ sinh răng miệng tốt.
- Ít bị tích tụ cao răng.
- Men răng của Quý khách khỏe mạnh.
2.2. Lấy cao răng 3 - 4 tháng/lần
- Khi Quý khách có thói quen tiêu thụ thức ăn và đồ uống gây hại cho răng như thực phẩm quá ngọt, quá chua hoặc đồ uống có cồn,...
- Không chăm sóc và vệ sinh răng đều đặn.
- Mảng bám tích tụ nhiều và hình thành cao răng nhanh chóng.
Trong trường hợp này, việc lấy cao răng cần phải thực hiện sớm hơn và nên được bác sĩ tư vấn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thời gian lấy cao răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của răng miệng. Quý khách nên thăm khám nha khoa định kỳ tại các cơ sở uy tín để kiểm tra tổng quát và điều trị đúng hướng.
Cao răng cần được loại bỏ định kỳ để duy trì sức khoẻ của răng
3. Lấy cao răng thường xuyên nên hay không?
Việc thực hiện lấy cao răng quá thường xuyên cũng có thể mang lại ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe răng miệng. Nếu cao răng chưa hình thành đủ mà loại bỏ có thể gây tổn thương vùng nướu và chân răng, gây cảm giác ê buốt và chảy máu chân răng.
Quan trọng hơn, việc lấy cao răng quá thường xuyên có thể gây hại cho men răng, dẫn đến mài mòn và nứt mẻ. Điều này làm cho răng trở nên yếu hơn, dễ gặp tình trạng đau nhức và nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn và sinh hoạt hàng ngày.
Thủ thuật lấy cao răng đơn giản và không gây đau đớn hay biến chứng, nhưng nếu không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ gây tổn thương cho răng. Do đó, Quý khách nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình lấy cao răng được thực hiện an toàn và hiệu quả nhất.
4. Những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng định kỳ
4.1. Vệ sinh răng miệng
- Vệ sinh răng miệng 2 - 3 lần/ngày: Đánh răng sau mỗi bữa ăn giúp loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn và giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn và vụn thức ăn mắc kẹt giữa răng, nơi khó vệ sinh bằng bàn chải thông thường.
- Súc miệng sau khi đánh răng: Sử dụng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tăng khả năng diệt khuẩn, ngăn ngừa mảng bám tích tụ.
Bao lâu lấy cao răng một lần
4.2. Đánh bóng và tái khoáng cho răng
Sau lấy cao răng, nha sĩ sẽ thực hiện tái khoáng răng để bù đắp khoáng chất, giúp răng trở nên cứng chắc hơn. Phương pháp đánh bóng răng cũng giúp sáng bóng mặt răng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
4.3. Lựa chọn nha khoa uy tín
Việc lấy cao răng cần thực hiện thường xuyên, do đó, Quý khách nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Nha khoa nên có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm để đảm bảo quá trình lấy cao răng diễn ra nhẹ nhàng, dễ chịu.
4.4. Thăm khám tổng quát
Quý khách nên thăm khám định kỳ 2 - 3 lần/năm. Điều này sẽ mang lại những lợi ích như:
- Phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh răng miệng: Thăm khám định kỳ giúp phát hiện và ngăn ngừa các biến chứng của cao răng như viêm lợi, chảy máu chân răng,...
- Làm sạch răng chuyên sâu: bác sĩ sẽ loại bỏ mảng bám và mảng vi khuẩn trong răng bằng dụng cụ y tế chuyên dụng.
- Tư vấn và hướng dẫn chăm sóc răng tốt hơn: Bác sĩ nha khoa cung cấp lời khuyên về cách cải thiện chăm sóc răng và nướu tại nhà. Bác sĩ sẽ hướng dẫn Quý khách về kỹ thuật chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, và lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng phù hợp.
>>> Xem thêm:
Lấy cao răng xong kiêng gì? Thói quen cần hạn chế sau khi lấy cao răng
Bao lâu lấy cao răng một lần? Lấy cao răng thường xuyên nên hay không? Lấy cao răng định kỳ là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, việc duy trì chăm sóc răng miệng hàng ngày là quan trọng không kém. Quý khách nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng của mình. Quý khách hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào đây để đặt hẹn thăm khám và tư vấn miễn phí.