Trang chủ / Bài viết / NGỨA CHÂN RĂNG, NƯỚU RĂNG LÀ BỆNH GÌ? CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ

NGỨA CHÂN RĂNG, NƯỚU RĂNG LÀ BỆNH GÌ? CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ

Ngứa chân răng, nướu răng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy ngứa chân răng là bệnh gì? Bài viết này sẽ giúp Quý khách giải đáp thắc mắc trên và chia sẻ các cách chữa trị ngứa chân răng, nướu răng hiệu quả.

1. Ngứa chân răng là bị bệnh gì?

Ngứa chân răng (nướu răng) là tình trạng gây khó chịu, ngứa ran hoặc rát buốt ở vùng nướu. Nhiều người thường xem nhẹ cảm giác này, nhưng ngứa chân răng là dấu hiệu của các vấn đề nha khoa cần quan tâm và điều trị. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ngứa nướu răng. 

1.1. Ngứa chân răng do nhiễm trùng nướu

Mảng bám nếu không loại bỏ kịp thời sẽ thành cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng nướu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào nướu, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại để tiêu diệt vi khuẩn. Phản ứng này gây ra viêm, làm cho nướu sưng đỏ, đau và dễ chảy máu.

Khi nướu bị viêm, cơ thể sản sinh ra các chất như: Histamin, cytokine và prostaglandin,... gây ra cảm giác ngứa ran ở chân răng. Nhiễm trùng nướu kéo dài sẽ phá hủy mô nướu và cấu trúc nâng đỡ răng, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: Tụt lợi, tiêu hủy mô nướu,.... 

Ngứa chân răng, nướu răng

Nhiễm trùng nướu kéo dài sẽ gây tụt lợi

1.2. Ngứa chân răng do bị chấn thương

Khi nướu răng bị chấn thương do va đập mạnh, cắn đồ cứng,... cơ thể sẽ kích hoạt các tế bào bạch cầu để chữa lành vết thương. Trong quá trình này, các tế bào mới được sản sinh để thay thế các tế bào bị tổn thương. Do đó, Quý khách sẽ ngứa chân răng vì các dây thần kinh cảm giác trong nướu bị kích thích bởi sự tăng trưởng của các tế bào mới. 

Ví dụ, trường hợp Quý khách vô tình dùng răng cắn nắp chai làm nướu răng bị tổn thương. Ban đầu, Quý khách sẽ cảm thấy đau và sưng nướu. Sau vài ngày, cơ thể bắt đầu quá trình chữa lành, Quý khách sẽ thấy ngứa do các tế bào mới phát triển và mô nướu được tái tạo. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hồi phục, mặc dù gây ra sự khó chịu tạm thời.

1.3. Ngứa chân răng do mảng bám và cao răng

Mảng bám là lớp màng mỏng chứa vi khuẩn, thức ăn thừa và các chất nhầy trong nước bọt, dính chặt trên bề mặt răng. Nếu không được làm sạch, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, gây kích ứng và viêm nướu.

Nướu bị viêm sẽ sưng đỏ, chảy máu, ngứa ran và khó chịu. Nếu viêm nướu không được điều trị sẽ thành viêm nha chu, làm ảnh hưởng đến các mô hỗ trợ răng, tụt lợi và lộ ra phần răng nhạy cảm. Chân răng nhạy cảm dễ bị kích ứng bởi các tác nhân như: Nhiệt độ, thức ăn ngọt, chua và còn gây ra cảm giác ngứa ran.

1.4. Ngứa chân răng do bị dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với một loại protein trong thực phẩm. Phản ứng này gây ra nhiều triệu chứng như: Khó thở, tức ngực, ngứa ngáy, sưng tấy hoặc nổi mẩn đỏ ở chân răng, miệng, môi, lưỡi,... Dị ứng thức ăn làm viêm niêm mạc miệng và nướu, làm các dây thần kinh trong khu vực này nhạy cảm hơn và dẫn đến cảm giác ngứa.

Ngứa chân răng, nướu răng

Hội chứng dị ứng miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây sưng nướu

Một số người bị dị ứng phấn hoa cũng gặp phải dị ứng chéo với một số loại thực phẩm như: Trái cây, rau củ, hạt,... Hiện tượng này được gọi là Hội chứng dị ứng miệng (Oral Allergy Syndrome). Khi ăn các loại thực phẩm này, hệ miễn dịch phản ứng như thể đang tiếp xúc với phấn hoa, do đó làm Quý khách ngứa, sưng ở miệng và nướu.

1.5. Ngứa chân răng do sự sụt giảm hormone

Hormone trong cơ thể thay đổi theo từng giai đoạn như: Tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt,... Đặc biệt, hormone estrogen và progesterone ở phụ nữ có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của răng và nướu. Khi lượng hormone giảm, khả năng chống lại vi khuẩn của nướu cũng giảm. Điều này dẫn đến sự gia tăng vi khuẩn trong miệng, gây viêm nướu, làm nướu sưng đỏ và dẫn đến cảm giác ngứa.

Sự sụt giảm hormone còn làm giảm lượng máu đến nướu, làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe của mô nướu. Lưu lượng máu giảm làm cho nướu dễ bị viêm nhiễm, sưng đỏ và ngứa ngáy.

1.6. Ngứa chân răng do bị kích ứng nướu (đeo hàm giả, răng giả tháo lắp, răng sứ cũ)

Khi hàm giả, răng giả tháo lắp hoặc răng sứ không vừa vặn sẽ tạo ra áp lực không đều lên nướu và các mô mềm xung quanh. Áp lực này dẫn đến ma sát, kích thích mô nướu, gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Một số người còn bị dị ứng với các chất liệu như nhựa acrylic hoặc kim loại dùng để làm hàm giả. Điều này cũng gây kích ứng nướu và ngứa.

Ngứa chân răng, nướu răng

Đeo răng giả tháo lắp không vừa vặn sẽ gây kích ứng nướu

Ngứa chân răng còn do vệ sinh hàm giả kém làm vi khuẩn và nấm mốc phát triển trên bề mặt răng giả và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy. Đối với răng sứ cũ, răng sứ bị sứt mẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập phá hủy răng, gây viêm và ngứa nướu răng.

1.7. Ngứa chân răng do mọc răng

Ngứa chân răng do mọc răng là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Khi trẻ em mọc răng sữa hoặc người lớn mọc răng khôn, có một số lý do làm nướu răng bị ngứa:

  • Áp lực và căng thẳng lên nướu: Khi răng mới bắt đầu trồi lên, chúng phải đẩy qua nướu, tạo ra áp lực lớn và gây căng thẳng lên mô nướu. Áp lực này kích thích các dây thần kinh cảm giác trong nướu, do đó làm Quý khách ngứa, khó chịu.
  • Tăng lưu lượng máu: Trong quá trình mọc răng, lưu lượng máu đến nướu tăng lên để cung cấp dưỡng chất cho tế bào miễn dịch. Lượng máu tăng gây sưng và áp lực trong các mạch máu nhỏ, làm nướu bị ngứa.
  • Thay đổi cấu trúc nướu: Nướu phải thích nghi với sự xuất hiện của răng mới, điều này làm thay đổi cấu trúc nướu, làm nướu bị ngứa khi các mô mới hình thành.

2. Cách điều trị dứt điểm tình trạng ngứa nướu, ngứa chân răng

Ngứa nướu, ngứa chân răng là những triệu chứng khó chịu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, Quý khách có thể tham khảo các biện pháp sau.

2.1. Ngậm nước muối giảm ngứa chân răng

Nước muối có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Nước muối ấm còn làm dịu các dây thần kinh, ngăn ngừa và giảm viêm nướu, từ đó giảm cảm giác ngứa chân răng. Ngoài ra, ngậm nước muối còn giúp cân bằng môi trường pH trong miệng, giúp nướu khỏe mạnh hơn.

2.2. Cạo vôi răng

Cạo vôi răng giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cao răng, làm sạch nướu và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây ra viêm và ngứa nướu. Khi cạo vôi răng, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ cao răng trên bề mặt răng và dưới nướu. Quá trình này giúp kích thích nướu phát triển, bám chặt vào răng hơn, giảm tình trạng tụt nướu và lộ chân răng. 

Cạo vôi răng không chỉ giúp giảm ngứa nướu mà còn ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn, như viêm nha chu. Sau khi cạo vôi răng, bề mặt răng sạch và láng hơn, giúp Quý khách dễ dàng vệ sinh răng miệng hằng ngày. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ thức ăn, từ đó giảm nguy cơ viêm và ngứa nướu.

Ngứa chân răng, nướu răng

Cạo vôi răng có thể giúp giảm tình trạng ngứa chân răng

2.3. Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để lấy mảng bám sau khi ăn

Chỉ nha khoa và tăm nước giúp loại bỏ thức ăn thừa hiệu quả, đặc biệt ở những vị trí mà bàn chải đánh răng khó tiếp cận. Nhờ đó, nướu được vệ sinh sạch sẽ và giảm nguy cơ ngứa ran, khó chịu. Chỉ nha khoa và tăm nước còn mát-xa nhẹ nhàng nướu, kích thích tuần hoàn máu và giữ cho nướu khỏe mạnh. Từ đó, ngăn ngừa viêm nướu, giảm sưng tấy và kích ứng nướu.

2.4. Không dùng thực phẩm kích ứng nướu

Nướu bị kích ứng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, dẫn đến cảm giác ngứa ran, khó chịu. Quý khách nên hạn chế dùng một số loại thực phẩm gây kích ứng nướu như:

  • Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, ớt bột, cà ri và các loại gia vị cay nóng,... vì dễ kích thích nướu, làm nướu sưng đỏ và ngứa.
  • Thực phẩm chua: Chanh, cam, quýt, dưa chua và các loại trái cây, rau quả có tính axit cao,... làm mòn men răng, làm nướu lộ ra, gây ngứa và khó chịu.
  • Thực phẩm cứng: Kẹo cứng, đá viên, bỏng ngô,... làm trầy xước, tổn thương nướu, dẫn đến viêm nhiễm và đau nhức.
  • Thực phẩm dính: Kẹo cao su, caramel,.. dễ bám dính vào răng và khó loại bỏ, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây kích ứng và ngứa chân răng.

2.5. Lập chế độ làm việc và ngủ nghỉ khoa học

Căng thẳng và stress kéo dài gây ra những thay đổi tiêu cực trong cơ thể như tăng nồng độ hormone cortisol. Cortisol cao dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ viêm và ngứa nướu. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp điều hòa hormone trong cơ thể, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và tổng thể.

Lối sống khoa học bao gồm: Chế độ ăn uống cân đối, ngủ đủ giấc,... giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh nhiều bệnh tật. Các bệnh mãn tính như: Tiểu đường, tim mạch, rối loạn nội tiết tố,.. ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Quý khách nên lập chế độ làm việc và ngủ nghỉ khoa học để giảm nguy cơ mắc các bệnh này, từ đó giúp răng miệng luôn khỏe mạnh.

Ngứa chân răng, nướu răng

Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học

2.6. Lựa chọn phương án răng giả chất lượng

Răng giả làm từ chất liệu không an toàn sẽ làm nướu dị ứng, gây sưng viêm, đau nhức. Những chất liệu này không được kiểm nghiệm kỹ càng và có chứa các hợp chất hóa học gây kích ứng. Do đó, khi răng bị mất, Quý khách có thể tham khảo phương pháp trồng răng Implant để đảm bảo an toàn cho nướu. 

Vật liệu titanium dùng để cấy ghép trong Implant an toàn và tương thích sinh học cao, giảm nguy cơ kích ứng và ngứa nướu. Răng Implant ổn định, không di chuyển hay gây cọ xát với nướu như các loại hàm giả tháo lắp. Điều này giúp ngăn ngừa viêm nướu, tạo cho Quý khách cảm giác dễ chịu hơn. Đồng thời, răng Implant còn giúp bảo vệ cấu trúc xương hàm và ngăn ngừa tiêu xương. 

2.7. Thay răng sứ mới

Răng sứ cũ bị mòn, sứt mẻ, nứt vỡ hoặc bong tróc tạo ra các cạnh sắc nhọn hoặc khe hở giữa răng và nướu. Những yếu tố này làm kích thích nướu, dẫn đến viêm và ngứa nướu, ngứa chân răng. Răng sứ mới có thiết kế vừa vặn sẽ giúp phân tán lực đều lên nướu từ đó giảm nguy cơ kích ứng.

Khi thay răng sứ mới, Quý khách có thể lựa chọn các vật liệu sứ cao cấp và không dị ứng, từ đó giảm nguy cơ ngứa chân răng. Răng sứ mới có bề mặt nhẵn và sáng bóng, giúp Quý khách vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn ngăn ngừa sâu răng, viêm nha chu,...

Ngứa chân răng, nướu răng

Khách hàng sau kh thay răng sứ mới tại Tâm Đức Smile

2.8. Lựa chọn thực phẩm tốt cho răng và nướu

Lựa chọn thực phẩm tốt cho răng và nướu có vai trò quan trọng trong việc giảm ngứa nướu và ngứa chân răng vì những lý do sau đây:

  • Cung cấp dinh dưỡng cần thiết: Thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C và các khoáng chất như: Kali, magie,... giúp tăng sức đề kháng cho nướu và răng. Quý khách có thể bổ sung các dưỡng chất này bằng cách ăn các thực phẩm như: Trứng, cá, nấm, chuối, lê, cam,...
  • Giảm nguy cơ viêm nhiễm: Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: Các loại rau xanh, trái cây và hạt giúp giảm viêm nhiễm và ngăn nướu lão hóa sớm. 
  • Làm sạch miệng tự nhiên: Ăn nhiều hoa quả và rau giúp kích thích sản xuất nước bọt từ đó làm sạch răng một cách tự nhiên. Một số loại rau như: Rau chân vịt, rau cải xoăn,... giúp làm sạch răng mà không làm hư hại lớp men răng.

Hy vọng thông tin trên đã giúp Quý khách giải đáp thắc mắc ngứa chân răng là bệnh gì. Tuy ngứa chân răng là vấn đề nhẹ nhưng là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Quý khách nên áp dụng các cách trên để điều trị dứt điểm tình trạng ngứa chân răng, nướu răng. Nếu Quý khách bị ngứa chân răng dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần, Quý khách nên đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.