Trang chủ / Bài viết / TOP 3+ NGUYÊN NHÂN ĐEO HÀM DUY TRÌ VẪN BỊ CHẠY RĂNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

TOP 3+ NGUYÊN NHÂN ĐEO HÀM DUY TRÌ VẪN BỊ CHẠY RĂNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, nhiều người tin rằng hàm răng đã ổn định. Tuy nhiên, không ít trường hợp vẫn gặp phải tình trạng răng bị chạy, mặc dù đã đeo hàm duy trì. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

1. Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Khi hoàn tất quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo hàm duy trì để giữ kết quả chỉnh nha. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng. Mời bạn tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây để biết được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

1.1. Đeo hàm duy trì không đủ lâu

Sau quá trình niềng răng, cấu trúc liên kết giữa các răng và xương hàm vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Lúc này, răng có xu hướng dịch chuyển về vị trí cũ. Hàm duy trì được thiết kế nhằm giữ cố định vị trí răng sau niềng, giúp ngăn chặn sự di chuyển này.

Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Hàm duy trì được thiết kế nhằm giữ cố định vị trí răng sau niềng

Nhưng, nếu bạn đeo hàm duy trì không đủ lâu hoặc bỏ giữa chừng, răng sẽ chạy về vị trí trước đó. Lực nhai làm răng di chuyển, nên dù bạn đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng, làm mất đi hiệu quả của quá trình niềng răng.

1.2. Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng do hàm duy trì không phù hợp

Nếu hàm duy trì quá chật sẽ tạo lực lớn lên một số răng, làm răng di chuyển theo hướng không mong muốn. Đồng thời, hàm duy trì quá chật còn gây khó chịu, đau nhức và thậm chí làm tổn thương nướu và răng. Ngược lại, nếu hàm duy trì quá lỏng, nó sẽ không giữ chặt răng và làm răng xê dịch. Kết quả là bạn có đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.

Nếu hàm duy trì không ôm sát, thức ăn dễ mắc kẹt trong khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răngviêm nướu. Viêm nướu ảnh hưởng đến liên kết giữa răng và nướu. Từ đó làm răng lung lay và di chuyển, dẫn đến đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.

1.3. Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng do đeo sai cách

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng giúp bạn ổn định cấu trúc hàm và bảo vệ răng miệng. Nhưng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng nếu bạn đeo sai cách như dưới đây:

  • Đeo hàm duy trì không đúng thời điểm: Hàm duy trì cần được đeo ngay sau khi tháo niềng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trì hoãn hoặc bỏ qua giai đoạn đầu sẽ làm răng di chuyển về vị trí cũ, dẫn đến đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.
  • Đeo hàm duy trì không đúng vị trí: Hàm duy trì cần được đeo sao cho ôm sát vào từng răng, đảm bảo không có khe hở. Nếu bạn đeo hàm duy trì không khớp với khuôn hàm, nó sẽ không thể giữ chặt răng và làm răng di chuyển.
  • Đeo hàm duy trì không đủ thời gian: Hàm duy trì cần được đeo theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là cả ngày trong giai đoạn đầu sau chỉnh nha. Nếu bạn không tuân thủ thời gian này, răng sẽ không được giữ ổn định và dịch chuyển trở lại vị trí cũ.
  • Không vệ sinh hàm duy trì đúng cách: Không vệ sinh hàm duy trì thường xuyên làm vi khuẩn tích tụ dẫn đến viêm nhiễm nướu. Kết quả là đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.

Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng giúp bạn ổn định cấu trúc hàm

1.4. Hàm duy trì không có tác dụng do lỗi chỉnh nha

Nếu bác sĩ không đánh giá đúng tình trạng răng của bạn từ đầu, các bước chỉnh nha sau đó sẽ không chính xác. Răng vẫn có xu hướng di chuyển về vị trí ban đầu do sai lệch khớp cắn hoặc trục răng.

Kỹ thuật chỉnh nha giúp răng di chuyển đến vị trí mong muốn, vì vậy có vai trò rất quan trọng. Nếu bác sĩ có kỹ thuật chưa tốt, lực tác động lên răng không chính xác hoặc quá mạnh, sẽ làm răng tổn thương và di chuyển sai vị trí. Hậu quả là sau khi tháo niềng, dù bạn có đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.

2. Cách khắc phục

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng, bạn nên áp dụng các biện pháp sau để khắc phục. 

2.1. Đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Hàm duy trì được thiết kế riêng cho từng người, đảm bảo ôm sát vào răng, giữ cố định răng ở vị trí mới. Khi bạn đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, lực tác động sẽ phân bố đều lên răng, ngăn chặn răng di chuyển.

Bác sĩ sẽ khuyến nghị thời gian đeo hàm duy trì phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn. Đồng thời, bác sĩ cũng hướng dẫn bạn cách vệ sinh hàm duy trì và răng miệng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám. Điều này sẽ ngăn chặn vi khuẩn tích tụ làm ảnh hưởng đến liên kết giữa răng và nướu. Từ đó hạn chế tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.

Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Hàm duy trì được thiết kế riêng cho từng người, đảm bảo ôm sát vào răng

2.2. Khắc phục đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng bằng cách đổi khay niềng

Theo thời gian, hàm duy trì có thể bị giãn, mất đi độ khít ban đầu nên làm răng di chuyển. Nếu hàm duy trì bị hỏng, nứt hoặc biến dạng, nó sẽ không đủ lực để giữ răng ở vị trí ổn định. Trong trường hợp này, bạn nên đổi khay niềng mới ôm sát vào răng.

Khay niềng mới được thiết kế dựa trên dấu hàm hiện tại của bạn. Điều này giúp hàm duy trì giữ răng chắc chắn ở vị trí mới và ngăn chặn mọi dịch chuyển không mong muốn. Hơn nữa, thay khay niềng thường xuyên giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện sớm vấn đề khớp cắn hở, từ đó có cách điều trị phù hợp.

2.3. Tìm đến nha khoa uy tín để niềng lại răng

Chẩn đoán sai, dùng khí cụ chỉnh nha không phù hợp,... đều làm răng sắp xếp sai vị trí, nên đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên đến nha khoa uy tín để niềng lại răng. Nha khoa uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, họ có khả năng đánh giá chính xác tình trạng răng miệng của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ thiết kế phác đồ điều trị cho từng người. 

Bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ hiện đại và kỹ thuật tiên tiến để đảm bảo quá trình niềng lại răng diễn ra hiệu quả và an toàn. Đồng thời, sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ tư vấn và theo dõi thường xuyên quá trình đeo hàm duy trì của bạn. Do đó, sẽ hạn chế được tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.

Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Nếu đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng, bạn nên đến nha khoa uy tín để niềng lại răng

3. Những lưu ý trong quá trình niềng răng và chăm sóc

Niềng răng là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong quá trình niềng răng và chăm sóc để hạn chế tình trạng đeo hàm duy trì vẫn chạy răng.

3.1. Tuân thủ lịch hẹn với bác sĩ

Tái khám định kỳ giúp bác sĩ kiểm tra răng miệng của bạn, đánh giá tình trạng răng và điều chỉnh lực tác động phù hợp. Nhờ vậy quá trình niềng răng mới diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Khám định kỳ còn giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề như: Mắc cài bị bong, dây cung bị cong, răng bị sâu, viêm nướu,... Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

Sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì để giữ cho răng ở đúng vị trí. Tuân thủ lịch tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng của bạn và điều chỉnh hàm duy trì khi cần thiết. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.

Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Tái khám định kỳ sẽ giúp quá trình niềng răng mới diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao

3.2. Chăm sóc răng miệng hằng ngày

Để tránh tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng cẩn thận như sau:

  • Đánh răng đúng cách: Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ. Bạn nên dùng bàn chải răng mềm với đầu bàn chải nhỏ để dễ dàng làm sạch các khu vực quanh mắc cài và dây cung.
  • Kỹ thuật chải răng: Chải răng theo chuyển động tròn nhẹ nhàng, đảm bảo bạn đánh sạch cả mặt trước, mặt sau và mặt nhai của răng. Chú ý đặc biệt đến vùng quanh mắc cài và giữa các kẽ răng, nơi thức ăn dễ tích tụ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn giữa các kẽ răng và dưới dây cung. Bạn nên dùng chỉ nha khoa chuyên dụng cho người niềng răng để làm sạch những khu vực khó tiếp cận này.
  • Làm sạch khay niềng: Nếu bạn sử dụng niềng trong suốt, bạn nên làm sạch khay niềng ít nhất 1 lần mỗi ngày bằng nước ấm và chà nhẹ bằng bàn chải mềm. Bạn cần tránh dùng nước nóng để không làm biến dạng khay duy trì.

3.3. Lưu ý khi ăn uống

Chế độ ăn uống phù hợp giúp bạn hạn chế được các vấn đề như: Hỏng niềng, đau răng, đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng,... Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để bạn có chế độ ăn uống hợp lý khi đang niềng răng.

  • Hạn chế ăn thức ăn cứng: Thực phẩm cứng như: Kẹo cứng, các loại hạt, bánh mì nướng giòn,... dễ làm hỏng mắc cài và dây cung. Điều này sẽ gây đau nhức, làm răng di chuyển không đúng hướng và gây ra tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.
  • Không ăn thực phẩm dính: Caramel, kẹo dẻo,... bám chặt vào mắc cài, làm tích tụ mảng bám và tăng nguy cơ sâu răng. Qua đó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng.
  • Cắt nhỏ rau củ quả và thịt: Khi ăn các loại thực phẩm như: Táo, cà rốt, thịt nướng,... bạn nên cắt nhỏ. Điều này giúp giảm nguy cơ làm hỏng mắc cài và dây cung, bảo vệ kết quả của quá trình niềng răng.
  • Thức ăn mềm: Bạn nên ăn thực phẩm mềm như: Cháo, khoai tây nghiền, phô mai mềm, trứng, sữa chua,.... Những thức ăn này dễ nhai và tiêu hóa, giúp giảm áp lực lên niềng răng và răng. Từ đó ngăn chặn tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.

Nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng

Cắt nhỏ thức ăn sẽ giúp giảm nguy cơ làm hỏng mắc cài và dây cung, bảo vệ kết quả của quá trình niềng răng

Kết thúc quá trình niềng răng không phải là điểm dừng mà là bước khởi đầu để duy trì kết quả chỉnh nha lâu dài. Hiểu được nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng và cách khắc phục sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để duy trì kết quả niềng răng bền lâu.