Trang chủ / Kiến thức quanh ta / CANXI MÁU LÀ GÌ? DẤU HIỆU TĂNG CANXI MÁU, HẠ CANXI MÁU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

CANXI MÁU LÀ GÌ? DẤU HIỆU TĂNG CANXI MÁU, HẠ CANXI MÁU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Canxi máu là gì mà lại quan trọng với cơ thể con người đến vậy? Theo đó, canxi máu là khoáng chất có trong máu, đóng vai trò thiết yếu đối với dẫn truyền thần kinh, co cơ, đông máu. Có hai bệnh liên quan tới canxi máu con người hay gặp là tăng canxi và hạ canxi. Sau đây là bài viết giúp bạn đọc hiểu về canxi máu, các bệnh và cách phòng ngừa tăng, tụt canxi máu.

1. Canxi máu là gì?

Canxi máu là khoáng chất thiết yếu có trong máu, tham gia vào dẫn truyền thần kinh, co cơ, phát triển xương và răng,... Để hiểu rõ hơn về canxi máu, mời bạn cùng tìm hiểu về hạ và tăng canxi máu.

1.1. Hạ canxi máu

Hạ canxi máu là hiện tượng nồng độ canxi trong máu xuống thấp vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể là nồng độ thấp hơn 2,1 mmol/l trong điều kiện protein huyết tương bình thường và nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 1,05 mmol/l.

1.1.1. Nguyên nhân hạ canxi máu

Hạ canxi máu có thể gây ra các vấn đề co cơ, mệt mỏi, nhịp tim tăng,... nếu không xử lý và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân dẫn tới hạ canxi máu là gì? Điều này được giải thích như sau:

  • Thiếu vitamin D trầm trọng trong thời gian dài, làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ ruột.
  • Các vấn đề về tuyến cận giáp, cường cận giáp ảnh hưởng đến việc điều chỉnh canxi trong máu.
  • Bệnh suy thận làm giảm khả năng duy trì mức canxi ổn định.
  • Sử dụng quá liều một số loại thuốc gây ức chế canxi như như thuốc chống động kinh hoặc thuốc lợi tiểu.
  • Thiếu magiê -  một khoáng chất cần thiết cho sự ổn định của canxi trong máu.

canxi máu là gì

Bệnh suy thận làm giảm khả năng duy trì mức canxi ổn định

1.1.2. Dấu hiệu khi bạn bị hạ canxi máu

Khi bị hạ canxi máu, người bệnh thường có 5 biểu hiện phổ biến. Các dấu hiệu này có thể tăng dần mức độ nếu tình trạng hạ canxi máu nặng hơn:

  • Tê bì, cảm giác kim châm ở môi, lưỡi, ngón tay và ngón chân.
  • Co giật cơ và chuột rút không tự chủ ở lưng, chân, tay.
  • Rối loạn nhịp tim, trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm thần.
  • Ăn nuốt khó khăn, giọng khò khè thay đổi.
  • Răng, mắt suy giảm chức năng, tóc khô xơ và móng tay chân giòn, dễ gãy.

1.2. Tăng canxi máu

Tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện tăng canxi máu là gì giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập để phòng ngừa bệnh. Tăng canxi máu là hiện tượng canxi trong máu vượt quá ngưỡng > 2.60 mmol/l.

1.2.1. Nguyên nhân làm tăng canxi máu

Nồng độ canxi tăng quá cao dẫn tới xương kém phát triển, thận, não bộ, tim mạch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tăng canxi máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, điển hình là 5 nguyên nhân chính dưới đây: 

  • Các vấn đề về tuyến cận giáp như: U tuyến cận giáp, phì đại một hoặc nhiều tuyến cận giáp.
  • Các bệnh lý ung thư như: Ung thư phổi, vú hoặc thận, đặc biệt tới giai đoạn di căn có thể làm tăng canxi trong máu.
  • Vitamin D tăng cao quá mức do bệnh lao, u hạt hoặc do thừa canxi từ thực phẩm bổ sung.
  • Một số bệnh lý xương như bệnh Paget của xương hoặc người ít vận động, liệt người, ngồi xe lăn cũng dễ bị tăng canxi máu.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc kích thích giải phóng hormone tuyến cận giáp như thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực.

Canxi máu là gì

Các vấn đề về tuyến cận giáp là một trong những nguyên nhân làm tăng canxi máu

1.2.2. Dấu hiệu khi bị tăng canxi máu

Ở giai đoạn đầu, lượng canxi trong máu tăng nhẹ, người bệnh chưa có nhiều biểu hiện. Sau đó, nồng độ canxi máu tiếp tục tăng cao với các triệu chứng sau:

  • Khát nước quá mức và đi tiểu nhiều do thận bị suy yếu, phải làm việc quá tải.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn lo âu, mắt lờ đờ hoặc thậm chí là trầm cảm.
  • Buồn nôn, nôn, mắc các bệnh về đường ruột như: Đau bụng, táo bón, ợ chua,...
  • Xương và khớp thường hay đau nhức, tê bì dù không vận động mạnh.
  • Tim hay đập nhanh, hồi hộp lo lắng thái quá,...

2. Cách phòng tránh tăng và tụt canxi máu

Để phòng tránh tình trạng tăng và tụt canxi, bạn cần chú ý đến: Chế độ ăn uống, luyện tập, thực phẩm bổ sung,...

2.1. Chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung thêm vitamin D

Vitamin có vai trò quan trọng trong điều chỉnh nồng độ canxi trong máu và phát triển xương khớp, răng. Khi cơ thể thiếu vitamin D, việc hấp thụ canxi từ thực phẩm trở nên kém hiệu quả, dẫn đến nguy cơ thiếu canxi máu. Vì vậy, một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, đủ vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.

Sữa, sữa chua, phô mai,... là những nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho cơ thể. Hạt chia, hạt vừng, đậu nành, hạt mắc ca, hạt hạnh nhân,... cũng chứa lượng canxi đáng kể. Ngoài ra, vitamin D còn có trong các loại rau xanh (cải bó xôi, bắp cải xanh,...) hoặc trong nấm (nấm maitake sống, nấm đông cô, Portobello,...)

Canxi máu là gì

Sữa, sữa chua, phô mai, rau xanh, nấm,... là những nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho cơ thể

2.2. Tập thể thao đều đặn và nghỉ ngơi hợp lý

Tập luyện thể thao đều đặn là lối sống tốt, giúp duy trì sự chắc khỏe và dẻo dai của xương, ổn định nồng độ canxi trong máu. Ngoài ra, nếu bạn nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp cơ thể có thời gian phục hồi và cân bằng dưỡng chất.

Hãy chọn một môn thể thao mà bạn yêu thích và phù hợp với khả năng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, gym. Điều này giúp bạn duy trì động lực tập luyện lâu dài và đều đặn mỗi ngày.

Đặc biệt, bạn hãy luyện tập thói quen dậy sớm đi bộ ở ngoài để hấp thụ ánh sáng mặt trời. Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cơ thể sẽ tổng hợp vitamin D. Vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm qua đường ruột.

2.3. Bổ sung canxi trong thời kỳ tiền mãn kinh

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh dễ bị rối loạn nồng độ canxi trong máu do yếu tố sinh lý và nội tiết tố thay đổi. Mức estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm dần. Điều này dẫn đến giảm khả năng hấp thụ canxi từ ruột và tăng thải canxi qua thận, gây ra sự mất cân bằng canxi trong máu.

Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh cần đặc biệt chú ý bổ sung canxi để phòng tránh loãng xương. Bạn có thể bổ sung canxi trong máu thông qua thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. 

2.4. Tránh xa các chất kích thích

Các chất kích thích như cà phê, rượu bia hay thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi trong máu. Điều này gây ra viêm dạ dày và ruột, làm giảm sự hấp thụ canxi từ thực phẩm, tăng bài tiết canxi qua nước tiểu,...

Do đó, bạn nên hạn chế hoặc tránh xa các chất này để bảo vệ sức khỏe xương, đảm bảo nồng độ canxi trong máu cân bằng. Việc làm này còn giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm phổi, ung thư phổi, tim mạch,...

Canxi máu là gì

Bạn nên hạn chế hoặc tránh xa các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe xương

2.5. Theo dõi sức khoẻ tại nhà và thăm khám định kỳ

Theo dõi sức khỏe tại nhà và khám định kỳ giúp bác sĩ nhận biết sớm sự bất thường của tăng và tụt canxi máu. Đó có thể là trạng thái mệt mỏi, đau nhức xương khớp, khát nước nhiều, hoặc thay đổi nhịp tim. 

Phát hiện sớm những triệu chứng này giúp bạn can thiệp kịp thời trước khi tình trạng hạ, tăng canxi máu trở nên nghiêm trọng. Từ đó điều chỉnh được chế độ ăn và lối sống khoa học, hợp lý hơn.

Hiểu được canxi máu là gì và những nguyên nhân gây tăng, tụt canxi máu giúp bạn duy trì nồng độ canxi máu ổn định. Hãy bổ sung đủ lượng canxi máu cần thiết thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để bạn có sức khỏe xương, răng tốt nhất. Khi gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn miễn phí bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp