Trang chủ / Kiến thức quanh ta / CƯỜI NHIỀU CÓ SAO KHÔNG? TÁC HẠI KHI CƯỜI QUÁ NHIỀU

CƯỜI NHIỀU CÓ SAO KHÔNG? TÁC HẠI KHI CƯỜI QUÁ NHIỀU

Với 1 số người, cười giống như 1 thói quen, 1 nhu cầu không thể thiếu mỗi ngày. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc cười nhiều có sao không hay không? Cười có nhiều có thể dẫn đến những tác động tiêu cực nào đến cơ thể và sức khỏe? Chia sẻ hôm nay sẽ đem đến cho bạn câu trả lời cho vấn đề này.

1. Cười nhiều có sao không?

Cười là hoạt động được thực hiện bởi cơ gò má và cơ quanh mi mắt. Trong khi cơ gò má kéo môi hướng lên trên thì cơ quanh mắt co lại khiến mắt nheo lại. 

Tùy theo tâm trạng, cảm xúc và hoàn cảnh, bạn có thể cười nhiều hoặc ít. Tuy nhiên, nếu bạn cười quá nhiều thì 1 số vấn đề sau hoàn toàn có thể xuất hiện. 

1.1. Cười nhiều có thể gây thiếu oxy

Khi cười lớn và liên tục, nhịp thở của bạn không thể duy trì ổn định, áp suất trong khoang ngực thay đổi liên tục. Quá trình này khiến cơ thể không hô hấp đầy đủ thậm chí có thể ngưng thở dẫn đến thiếu oxy. Hậu quả của tình trạng trên là nghẹt thở, khó thở hoặc ngất.

1.2. Cười nhiều là biểu hiện của một số bệnh lý

Trong 1 số trường hợp, cười nhiều chính là triệu chứng bên ngoài của 1 số bệnh lý. Nếu thời gian và tần suất cười của 1 người cao bất thường thì đó là dấu hiệu cho thấy họ đang gặp phải 1 trong những tình trạng sau.

1.2.1. Bệnh rối loạn cảm xúc

Đột ngột cười kéo dài, cười không kiểm soát trong khung cảnh không phù hợp rất có thể là biểu hiện của chứng rối loạn cảm xúc (PBA). Nếu mắc phải chứng bệnh này, khả năng tự kiểm soát cảm xúc của bạn sẽ giảm sút đáng kể. 

Bạn không thể điều khiển chính xác cảm xúc phù hợp trên gương mặt dù nhận thức được hay không. Điều này có nghĩa là việc khóc, cười sẽ diễn ra không “đúng nơi, đúng lúc” với biểu hiện thái quá.

Những người bị chấn thương não, mắc Alzheimer hoặc Parkinson, … rất dễ bị rối loạn cảm xúc. Có 1 sự thật là rối loạn cảm xúc đang ngày càng phổ biến nhất. Vì thế, nếu nhận thấy những bất thường nói trên thì bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm.

1.2.2. Bệnh trầm cảm cười

Cười nhiều cũng có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm cười (Smiling Depression). Hội chứng này xuất hiện ở những người bị rối loạn trầm cảm kéo dài. 

Khi kết hợp các biểu hiện của 2 chứng bệnh, bạn sẽ nhận thấy những trạng thái cảm xúc trái ngược. Người bị rối loạn trầm cảm cảm thấy buồn trầm trọng, dai dẳng, giảm quan tâm đến những việc xung quanh. 

Khi bị trầm cảm cười, người bệnh cười nói vui vẻ dù đang gặp khó khăn, nguy hiểm. Tuy nhiên, nụ cười ở đây không thể hiện suy nghĩ tích cực mà nhằm che giấu cảm xúc. Trên thực tế, người bị trầm cảm cười đang cảm thấy vô cùng đau khổ, bi quan, buồn bã.

Che dấu cảm xúc khi trầm cảm cười ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Dù là bệnh tâm thần mức độ nhẹ nhưng số người mắc trầm cảm cười tự tử rất cao.

Cười nhiều có sao không

Cười quá nhiều có thể gây thiếu oxy hoặc là biểu hiện của bệnh lý

1.2.3. Cười nhiều là biểu hiện của hội chứng Angelman

Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có gương mặt tươi cười bất chấp môi trường xung quanh thì rất có thể bé đã mắc hội chứng có tên Angelman. Vì đặc điểm này mà hội chứng Angelman còn được gọi là hội chứng thiên thần.

Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do đoạn gen ubiquitin liga E3A (UBE3A) trên nhiễm sắc thể 15 bị thiếu, hỏng hoặc bất hoạt. Như vậy, Angelman là rối loạn di truyền bẩm sinh xuất hiện khi thai nhi hình thành và phát triển.

Ngoài triệu chứng trên, trẻ mắc hội chứng thiên thần còn chậm phát triển vận động, ngôn ngữ, trí tuệ… Do là bệnh di truyền hiếm gặp nên việc điều trị dứt điểm hội chứng Angelman gần như là không thể.

1.3. Cười nhiều có sao không? Dễ làm lên cơn hen suyễn

Hen suyễn vốn là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp xuất hiện theo cơn. Khi cơn hen xuất hiện, niêm mạc ống phế quản của người bệnh sưng lên, viêm sưng và co thắt. Chính tình trạng co thắt, phù nề đã khiến đường dẫn khí hẹp lại gây khó thở, đau tức ngực.

Một điều không phải ai cũng biết rằng cười nhiều cũng là nguyên nhân gây ra cơn hen suyễn. Lí do là bởi cười liên tục làm ảnh hưởng đến nhịp thở, lưu lượng khí vào ra cơ thể. Bạn cũng sẽ hít phải bụi, phấn hoa, nấm mốc, chất gây dị ứng gây cơn hen khi mở miệng cười lớn.

1.4. Cười nhiều gây đau bụng, đau đầu

Khi cười lớn và to trong thời gian dài, cả cơ bụng và cơ ngực đều bị co kéo mạnh. Quá trình trên gia tăng áp lực tác động lên thành bụng và ngực gây đau bụng. Không những thế, nếu mới phẫu thuật, bạn hoàn toàn có thể bị rách vết mổ do cười nhiều.

Khi cười nhiều và to, cơ tim co bóp nhanh, mạnh, liên tục khiến van tim hẹp lại. Điều này cản trở quá trình bơm máu lên não gây ra đau đầu, đau nửa đầu.

1.5. Cười nhiều làm rối loạn nhịp tim

Duy trì việc cười trong khoảng thời gian dài khiến cơ thể cần nhiều oxy và cần thở nhanh hơn. Khi nhịp thở tăng, biên độ thở (số lần thở trong 1 phút) cũng theo đó tăng lên. 

Khi biên độ thở cao hơn mức bình thường, lượng CO2 đào thải quá nhiều (tăng thông khí). Lúc này, PCO2 trong máu giảm xuống, nồng độ pH tăng lên (nhiễm kiềm hô hấp). 

Lúc này, để cơ thể có thể ổn định, tim sẽ đập nhanh hơn. Tuy nhiên, vì cười khiến hô hấp không đều nên nhịp tim của bạn cũng sẽ rối loạn. 

Cười nhiều có sao không

Cười quá nhiều có thể gây rối loạn nhịp tim

2. Lợi ích của nụ cười và cách kiểm soát cơn cười

Vậy là phần đầu của bài viết hôm nay đã giải đáp được câu hỏi cười nhiều có sao không. Cười nhiều, mất kiểm soát việc cười có hại nhưng cười đúng lúc, đúng nơi lại cực kỳ có lợi. Thêm vào đó, 1 số cách sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát được cơn cười tránh cười quá nhiều.

2.1. Lợi ích của nụ cười

Nếu nở nụ cười vui vẻ, hạnh phúc thì cả tinh thần lẫn thể chất của bạn đều được cải thiện. Sau đây là những lợi ích đã được công nhận của nụ cười.

  • Cười giúp giảm đau: Khi cười, cơ thể của bạn sẽ giải phóng ra hormone Endorphin có tác dụng giảm đau tự nhiên. Bạn sẽ quên mất cơn đau cũng như những khó chịu do vết thương nào đó gây ra khi cười với tâm trạng vui vẻ. 
  • Cười giúp giảm căng thẳng: Khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hàm lượng Cortisol và Epinephrine bên trong cơ thể của bạn sẽ tăng cao. Những hormone này ức chế và khiến hệ miễn dịch, tuyến giáp, insulin, … hoạt động kém hiệu quả. Lúc này, nếu trải qua các hoạt động vui vẻ thì lượng Cortisol và Epinephrine sinh ra sẽ giảm đi. Thêm vào đó, Endorphin sinh ra khi cười sẽ đem đến cho cảm giác hưng phấn, hạnh phúc, thư giãn.
  • Cười giúp ngủ ngon: Cười thoải mái cũng là 1 cách kích thích hoạt động hormone Melatonin hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bạn chưa biết, vai trò của Melatonin là cân bằng giấc ngủ. Chính vì thế, nụ cười chính là bài thuốc miễn phí đem lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu.
  • Cười giúp giảm cân: Nếu như Cortisol sinh ra khi căng thẳng làm gia tăng cảm giác thèm ăn thì Serotonin sinh ra khi cười lại có tác dụng ngược lại. Nụ cười không chỉ khiến bạn vui vẻ mà còn không cảm thấy đói. Ngoài ra, mỗi khi cười lớn, bạn sẽ tiêu hao 1 lượng calo đáng kể. 100 nụ cười sảng khoái bằng với 10 – 15 phút đạp xe hoặc chèo thuyền. 
  • Cười giúp da căng bóng, sáng khỏe: Khi cười, cơ mặt giãn ra, lưu thông máu tăng lên. Bởi vậy là làn da của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh, căng bóng và tươi sáng hơn.

Ngoài ra, nụ cười còn đem lại rất nhiều tác động tích cực cho cơ thể của bạn. 

Cười nhiều có sao không

Cười nhiều có sao không

Cười nhiều có sao không

Cười nhiều có sao không

Cười nhiều có sao không

Cười nhiều có sao không

2.2. Bình tĩnh hít thở

Để phát huy tối đa lợi ích của nụ cười, bạn nên tránh cười nhiều, cười lớn, liên tục. Trước hết, nếu cảm thấy khó thở do cười nhiều, bạn nên tìm cách bình tĩnh hít thở. 

Cách đơn giản nhất là đếm nhịp hít vào (1), thở ra (2) đều đặn, chậm rãi. Điều hòa nhịp thở hợp lý sẽ giúp bạn kiềm chế được cơn cười nắc nẻ gây khó chịu, mệt mỏi.

2.3. Đánh lạc hướng bản thân

Trong 1 số trường hợp, khi nghĩ đến 1 sự việc, chi tiết nào đó, bạn sẽ cảm thấy rất khó để ngừng cười. Lúc này, muốn kiểm soát cơn cười, bạn cần đánh lạc hướng bản thân bằng cách chuyển chủ đề suy nghĩ, nói chuyện sang 1 vấn đề khác. Cụ thể, thay vì nghĩ đến việc khiến mình mắc cười, bạn có thể hát, đọc sách hoặc xem 1 thứ gì đó khác biệt. 

2.4. Tạm thời lánh mặt để gác lại câu chuyện cười

Nếu câu chuyện khiến bạn cười nhiều xuất hiện ngay trước mắt thì việc tránh đi là cần thiết. Bạn có thể đi dạo ra ngoài đổi gió, đi sang phòng khác để không nhìn, nghe và cười. Sau vài phút lánh mặt và tập trung vào việc khác, bạn sẽ quên đi lí do khiến mình cười và không cười mất kiểm soát.

2.5. Gặp bác sĩ nếu nhận thấy mình cười mất kiểm soát

Cuối cùng, nếu bạn bận đến gặp bác sĩ nếu đã thử thực hiện tất cả những cách nêu trên. Trong trường hợp này, cười mất kiểm soát có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Bởi vậy, việc thăm khám và điều trị là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bạn. 

Vậy là chia sẻ về việc cười nhiều có sao không của chúng tôi đã khép lại. Nụ cười bồi bổ cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Bởi vậy, nếu vui thì bạn đừng quên mỉm cười lan tỏa để hạnh phúc cho chính mình và mọi người. Nếu bạn chưa tự tin với nụ cười của mình, bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được bác sĩ tư vấn cách giúp răng chắc khoẻ và đẹp hơn. Ưu đãi làm răng tại nha khoa được áp dụng khi bạn gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc đăng ký qua bảng sau đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp