Trang chủ / Kiến thức quanh ta / 5+ DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN A VÀ CÁCH BỔ SUNG HIỆU QUẢ

5+ DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN A VÀ CÁCH BỔ SUNG HIỆU QUẢ

Vitamin A giúp bạn có đôi mắt sáng khỏe và tăng cường sức đề kháng, bảo vệ làn da. Cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin A, vậy nên mỗi ngày, bạn phải bổ sung đủ lượng vitamin A cơ thể cần. Thiếu vitamin A ảnh hưởng đến thị lực, da, đường hô hấp và làm trẻ em chậm lớn. Do đó, bạn phải nhận biết được các dấu hiệu thiếu vitamin A và bổ sung từ sớm, đặc biệt cho trẻ em.

1. Dấu hiệu thiếu vitamin A cần bổ sung ngay

Vitamin A là chất dinh dưỡng thiết yếu, còn được gọi là retinol, tan trong dầu, vô cùng quan trọng với cơ thể. Có 2 dạng vitamin A mà bạn nên biết:

  • Vitamin A đã hình thành: Tức là dạng tiền chất, gọi chung là retinol, có sẵn trong các thực phẩm từ động vật (gan, thịt bò, trứng).
  • Carotenoid tiền vitamin A: Carotenoid có nguồn gốc từ thực vật, là sắc tố tạo nên màu vàng, cam, đỏ cho trái cây và rau củ. Khi bạn ăn các loại thực vật này, cơ thể sẽ từ từ chuyển đổi carotenoid thành vitamin A.

Theo đó, trẻ em cần 375-500 mcg vitamin A mỗi ngày, người lớn cần 600mcg vitamin A mỗi ngày. Đặc biệt, bà bầu cần lượng vitamin A lớn hơn bình thường, trung bình từ 800-850 mcg/ngày. Trong nhiều khảo sát, tại Châu Phi và Đông Nam Á có khoảng 250 triệu trẻ bị thiếu vitamin A và carotenoid trong chế độ ăn. Nếu không bổ sung đủ lượng vitamin A cơ thể cần, bạn có thể bị quáng gà, khô da, mệt mỏi,...

các dấu hiệu thiếu vitamin A

Vitamin A là chất dinh dưỡng thiết yếu

1.1. Mắc bệnh quáng gà là dấu hiệu thiếu vitamin A điển hình

Quáng gà còn gọi là bệnh thiếu ánh sáng, là dấu hiệu về thị lực rõ ràng nhất khi cơ thể bạn đang thiếu vitamin A. Vitamin A có vai trò hình thành sắc tố thị giác, giúp mắt thích nghi trong môi trường ánh sáng yếu. Khi thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong ánh sáng yếu bị giảm đi nhiều, dẫn tới bệnh quáng gà.

Ngoài ra, vitamin A giúp tạo độ ẩm bôi trơn giác mạc. Nếu giác mạc quá khô do thiếu vitamin A, bạn sẽ thấy khô mắt, giác mạc tổn thương, nặng nhất là mù lòa. Bạn cũng có thể gặp phải hiện tượng Bitot, trong mắt tích tụ keratin và làm mờ mắt.

1.2. Da khô, tóc dễ gãy rụng là dấu hiệu thiếu vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo, phục hồi các tế bào da và tóc. Tuy nhiên, chỉ các trường hợp bị thiếu vitamin A mãn tính mới xuất hiện dấu hiệu da khô, tóc dễ gãy rụng. Còn ở mức độ nhẹ hơn, bạn có thể bị chàm da, bề mặt da khô, ngứa và viêm tạm thời. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung 10-40mg alitretinoin (hoạt tính của vitamin A) mỗi ngày giúp giảm tới 53% triệu chứng.

1.3. Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng là dấu hiệu thiếu vitamin A

Nếu bạn thấy cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon mà không rõ nguyên nhân, có thể bạn đang thiếu vitamin A. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng, xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích.

1.4. Thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng đường hô hấp

Vitamin A hỗ trợ niêm mạc phổi, ruột và dạ dày hoạt động hiệu quả, tránh viêm nhiễm, tổn thương. Nếu cơ thể không có đủ vitamin A, niêm mạc ở vòm họng và dạ dày dễ bị tổn thương bởi axit từ thực phẩm. Vậy nên, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, biểu hiện là ho, ngứa họng, sổ mũi,...

các dấu hiệu thiếu vitamin A

Nếu cơ thể không có đủ vitamin A, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa

1.5. Thiếu vitamin A làm cho vết thương lâu lành

Vitamin A thúc đẩy quá trình tái tạo collagen, tạo nên các mô liên kết, giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, vitamin A còn kích thích tăng sinh tế bào mới, đặc biệt là các tế bào biểu bì thay thế tế bào tổn thương. Nghiên cứu cho thấy, cả vitamin A dạng uống và dạng bôi đều giúp da khỏe mạnh hơn. Vậy nên, cơ thể thiếu vitamin A làm lượng collagen giảm, vết thương hở khó lành, lâu dần có thể bị nhiễm trùng.

1.6. Trẻ em chậm lớn là dấu hiệu thiếu vitamin A

Vitamin A có tác dụng trong quá trình phân chia và phát triển tế bào, đặc biệt là các tế bào da và niêm mạc. Bà bầu thiếu vitamin A làm thai nhi chậm phát triển, trẻ sơ sinh nhẹ cân, còi cọc. Trẻ em không bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết sẽ chán ăn, chậm lớn hơn các bạn cùng lứa tuổi.

Một nghiên cứu trên 1.000 trẻ em ở Indonesia cho thấy, trẻ đang thiếu vitamin A dùng liều cao bổ sung trong 4 tháng tăng thêm 0,39 cm. Đặc biệt, kết hợp vitamin A với các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, khoáng chất,... có hiệu quả giúp bé phát triển tốt hơn.

2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin A

Tình trạng thiếu vitamin A hiếm khi xảy ra ở các nước phát triển, nhưng lại phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn thiếu vitamin hoặc các bệnh lý tác động.

các dấu hiệu thiếu vitamin A

Tình trạng thiếu vitamin A chủ yếu là do chế độ ăn thiếu vitamin hoặc các bệnh lý tác động

2.1. Nguyên nhân gây thiếu vitamin A

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu vitamin A rất hiếm gặp ở Hoa Kỳ, bởi vì người dân được tiếp cận với nhiều nguồn vitamin A. Các đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin A là:

  • Trẻ sinh non.
  • Người đang mang bầu, mới sinh hoặc cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển hoặc chưa phát triển.

Nguyên nhân chủ yếu làm cơ thể thiếu vitamin A là do không bổ sung đủ hàm lượng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Bạn ăn quá ít trái cây, rau củ có màu vàng cam, đỏ, vàng (cà rốt, bí đỏ, xoài,...) và rau lá xanh đậm. Ngoài ra, các bệnh lý về gan hoặc làm suy yếu khả năng hấp thụ chất béo của ruột cũng làm bạn thiếu vitamin A. Ví dụ:

  • Rối loạn gan.
  • Tiêu chảy mãn tính.
  • Bệnh Celiac (Rối loạn tự miễn gây tổn thương ở ruột non).
  • Bệnh xơ nang.
  • Một số rối loạn tuyến tụy.
  • Tắc ống mật.
  • Thiếu kẽm hoặc sắt.
  • Phẫu thuật cắt bớt ruột non hoặc phẫu thuật bariatric (Cắt dạ dày, thắt dạ dày và ghép tá tràng).

2.2. Cách bổ sung vitamin A hiệu quả

Bạn có thể bổ sung vitamin A một cách an toàn bằng thuốc hoặc thực phẩm. 

2.2.1. Loại bỏ dấu hiệu thiếu vitamin A bằng cách dùng thuốc

Trong trường hợp bạn bị bệnh về dạ dày hoặc khó hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm, bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng thuốc. Ban đầu, bạn sẽ dùng liều bổ sung vitamin A cao, sau đó mới giảm dần và dùng liều thấp nếu có dấu hiệu cải thiện. Thuốc bổ sung vitamin A hỗ trợ khôi phục bệnh quáng gà và giúp bôi trơn mắt nhanh chóng. Sau đó, bạn tiếp tục sử dụng cho đến khi vấn đề về thị lực và da được giải quyết hoàn toàn.

Phương pháp dùng thuốc bổ sung vitamin A có hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng liều cao vitamin A vì có thể gây độc. Vậy nên trước khi dùng cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2.2.2. Bổ sung vitamin A bằng các loại thực phẩm

Tổ chức NIH liệt kê các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A cao và dễ hấp thu nếu nhất là:

  • Gan bò: 6.582mcg mỗi khẩu phần, tương đương 731% lượng cơ thể cần.
  • Khoai lang nướng cả vỏ: 1.403mcg mỗi củ, tương đương 156% lượng cơ thể cần.
  • Rau bina: 573mcg trong 1/2 cốc, tương đương 64% lượng cơ thể cần.
  • Cà rốt: 459mcg mỗi củ vừa, tương đương 51% lượng cơ thể cần.
  • Cá trích: 219mcg mỗi khẩu phần ăn, tương đương 24% lượng cơ thể cần.

các dấu hiệu thiếu vitamin A

Bổ sung vitamin A bằng các loại thực phẩm

2.3. Phòng ngừa dấu hiệu thiếu vitamin A

Bạn ăn uống lành mạnh mỗi ngày sẽ không bao giờ gặp các dấu hiệu thiếu vitamin A. Vậy nên, trong thực đơn của bạn nên có các loại thức ăn giàu vitamin A và đặc biệt phải bổ sung đủ chất cho bà bầu. 

2.3.1. Bổ sung đủ chất cho mẹ bầu

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Đó là lý do mỗi ngày, bà bầu cần đến 800mcg vitamin A. Vậy nên, phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để đáp ứng hàm lượng vitamin cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn bổ sung thừa vitamin A, thai nhi có khả năng bị ngộ độc, dị dạng, đặc biệt trong 60 ngày đầu. Do đó, bà bầu nên đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mình và thai nhi, bổ sung đủ dưỡng chất.

2.3.2. Bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin A

Theo chuyên gia, cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu vitamin A là có chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày như:

  • Rau xanh: Các loại rau có màu xanh lá như bông cải xanh, rau bina, rau diếp,... Ngoài ra, các loại củ như khoai lang, bí ngô, cà rốt,... cũng chứa nhiều vitamin A và chất dinh dưỡng khác.
  • Các loại trái cây màu cam và vàng: Ví dụ như cam, xoài, dưa lưới, mơ và đu đủ. Bạn có thể ăn tươi hoặc phơi khô để giữ được trong thời gian dài.
  • Các sản phẩm từ sữa: Nguồn vitamin A trong sữa nguyên kem là lớn nhất, sau đó đến sữa tách kem và các loại pho mát mềm.
  • Gan, thịt bò và thịt gà.
  • Cá béo, các loại động vật có vỏ: Dầu gan cá tuyết, cá hồi,...
  • Trứng.
  • Ngũ cốc, gạo, lúa mì và đậu nành.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu về các dấu hiệu thiếu vitamin A phổ biến. Thiếu vitamin A gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm về thị lực, tiêu hóa,... Vậy nên, bạn hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng để phòng tránh tình trạng thiếu vitamin A. Nếu gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn đừng ngại liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn miễn phí bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp