Trang chủ / Kiến thức quanh ta / DỊ DẠNG MẠCH MÁU LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

DỊ DẠNG MẠCH MÁU LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Hệ thống mạch máu trải dài khắp cơ thể, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp oxy, máu và dinh dưỡng cho các cơ quan. Đôi khi, hệ thống tuần hoàn gặp vấn đề và làm cho mạch máu dị dạng. Nhưng hiện tượng mạch máu bất thường khó phát hiện, vậy nên gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy dị dạng mạch máu là gì và làm thế nào để phòng ngừa? Mời bạn theo dõi trong bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về các trường hợp và dấu hiệu của hiện tượng này.

1. Khi nào được gọi là dị dạng mạch máu?

Mạch máu có cấu trúc dạng ống, liên kết với nhau tạo thành một hệ tuần hoàn kín. Mạch máu dẫn máu từ tim đi nuôi cơ thể, sau đó lại trở về tim để tiếp tục bơm máu. Vậy hiện tượng dị dạng mạch máu là gì?

Dị dạng mạch máu là hiện tượng bất thường tại điểm kết nối giữa tĩnh mạch và động mạch. Nơi bị dị dạng giống như hình tổ chim, các mạch máu hỗn độn làm gián đoạn quá trình tuần hoàn. 

1.1. Các trường hợp bị dị dạng mạch máu điển hình

Có 2 loại dị dạng mạch máu chính, đó là dị dạng trong não và dị dạng mạch máu ngoại biên. 

  • Dị dạng mạch máu não (Dị dạng động tĩnh mạch não): Động mạch và tĩnh mạch kết nối trực tiếp với nhau mà không thông qua mao mạch. Hiện tượng dị dạng xuất hiện ở bất cứ đâu trong mô não hoặc trên mặt não. Tuy nhiên, dị dạng mạch máu thường xuất hiện ở thân não, tủy sống và trong não.
  • Dị dạng động tĩnh mạch ngoại biên: Dị dạng ngoại biên xuất hiện ở bất cứ đâu trong hệ thống mạch máu. Phổ biến nhất là dị dạng mạch máu da, trên mặt, các chi hoặc nội tạng như: Tim, phổi, gan,...

Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của 2 loại dị dạng khác nhau. Vậy dấu hiệu phổ biến nhất để nhận diện dị dạng mạch máu là gì?

dị dạng mạch máu là gì

Dị dạng mạch máu là hiện tượng bất thường tại điểm kết nối giữa tĩnh mạch và động mạch

1.2. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị dị dạng mạch máu

Dị dạng mạch máu xảy ra trong khoảng từ 20-40 tuổi, triệu chứng nguy hiểm nhất trong khoảng 30-50 tuổi. Theo nghiên cứu, có tới 15% người mắc bệnh không có dấu hiệu, 50% xuất hiện dấu hiệu ban đầu là chảy máu não. Ngoài ra, các dấu hiệu khác giúp bạn dễ dàng nhận biết hiện tượng dị dạng mạch máu là:

  • Co giật cục bộ hoặc toàn thân, mất quyền kiểm soát vận động và mất ý thức.
  • Đau đầu, đôi khi bạn cảm thấy đau nửa đầu và tập trung ở vùng bị dị dạng mạch máu trong não. 
  • Trường hợp dị dạng động tĩnh mạch ngoại biên, bạn cảm thấy đau lưng dữ dội, đột ngột, lan dần xuống hai chân.
  • Buồn nôn, nôn và xây xẩm mặt mày.
  • Yếu cơ hoặc tê liệt tứ chi do thoái hóa các sợi thần kinh, xuất hiện cục u ở tứ chi.
  • Nếu cục máu dị dạng ở thùy chẩm hoặc dây thần kinh thị giác, bạn sẽ thấy mắt mờ, sưng, không kiểm soát được chuyển động.
  • Khó khăn khi nói hoặc hiểu ngôn ngữ, diễn đạt ý nghĩ.
  • Các dấu hiệu không xuất hiện thường xuyên khác: Mất trí nhớ, ảo giác, khó thở, đau bụng, tê ngứa đột ngột,...

dị dạng mạch máu là gì

Đôi khi bạn cảm thấy đau nửa đầu và tập trung ở vùng bị dị dạng mạch máu trong não

1.3. Mạch máu bị dị dạng có nguy hiểm không?

Bình thường, động mạch lưu thông máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan, đặc biệt là lên não. Trong khi đó, tĩnh mạch dẫn máu từ các cơ quan sau khi đã hấp thụ oxy về tim, tiếp tục quá trình bơm máu mới. Máu trong động mạch đi từ tim nên có tốc độ nhanh và mạnh. Áp lực máu trong tĩnh mạch nhẹ hơn, vì các cơ quan không có lực bơm như tim. Vậy nên, quá trình trao đổi máu từ tĩnh mạch sang động mạch diễn ra tại mao mạch - Mạch máu có kích thước nhỏ nhất để điều hòa tốc độ.

Khi bạn bị dị dạng mạch máu, trong hệ tuần hoàn không có mao mạch, làm máu từ động mạch chuyển trực tiếp sang tĩnh mạch. Tĩnh mạch vốn không quen với áp lực cao như vậy, dễ xảy ra tình trạng vỡ mạch và xuất huyết trong cực kỳ nguy hiểm. Nếu cục máu dị dạng ở trong não hoặc nội tạng, nguy cơ tử vong rất cao.

dị dạng mạch máu là gì

Nếu cục máu dị dạng ở trong não hoặc nội tạng, nguy cơ tử vong rất cao

Ngoài ra, tĩnh mạch có thể phình to khi nhận máu trực tiếp từ động mạch, chèn ép các mô xung quanh. Tế bào quanh đó không nhận được chất dinh dưỡng và oxy, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông bạch cầu. Vậy biến chứng nguy hiểm bạn cần đề phòng khi mắc dị dạng mạch máu là gì?

  • Đột quỵ: Dị dạng mạch máu trong não gây tổn thương tế bào trong não, cản trở lưu thông và gây đột quỵ.
  • Phình động mạch: Vị trí mạch máu dị dạng phình to lên như quả bóng, tăng nguy cơ vỡ mạch máu. 
  • Tổn thương não: Ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, trí nhớ, đọc hiểu hoặc xử lý thông tin của não.
  • Hôn mê: Khi bị xuất huyết nghiêm trọng, người bệnh chìm vào hôn mê sâu, nguy cơ tử vong cao.

2. Phòng ngừa dị dạng mạch máu

Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân của hiện tượng dị dạng mạch máu là gì. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, dị dạng mạch máu chủ yếu là bẩm sinh, xuất hiện khi thai nhi còn trong tử cung mẹ. Trong quá trình phát triển, các mạch máu mới hình thành liên tục. Các loại chất kích thích, hóa chất hoặc biến đổi gen sẽ làm gián đoạn sự hình thành các mạch máu và gây ra dị dạng.

Chính vì vậy, phòng ngừa dị dạng mạch máu rất khó. Bạn chỉ có thể theo dõi cơ thể, khám tổng quát định kỳ để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như: Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, co giật,... bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Để chẩn đoán dị dạng mạch máu, bác sĩ sẽ chỉ định: Chụp động mạch não, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI và MRA) hoặc siêu âm Doppler xuyên sọ. 

dị dạng mạch máu là gì

Bạn nên khám tổng quát định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có

Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh, dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn cần làm phẫu thuật loại bỏ phần mạch máu dị dạng hoặc xạ trị tập trung vào vị trí cục máu dị dạng. 

Dù không thể phòng ngừa dị dạng mạch máu hoàn toàn, bạn có thể bảo vệ sức khỏe và tăng cường đề kháng. Khi có sức khỏe, hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động tốt sẽ giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Bạn hãy tham khảo phương pháp tăng sức đề kháng và phòng bệnh tim mạch đơn giản như sau:

  • Người có nguy cơ mắc bệnh hoặc từng xuất hiện các dấu hiệu dị dạng mạch máu nên theo dõi huyết áp và chỉ số đường huyết. 
  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích hoặc hút thuốc lá. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn ngoài, tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều chất hóa học có hại.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tăng lượng rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Bạn nên hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ uống có ga, rượu bia hoặc các chất kích thích. Đặc biệt, bạn không nên dùng các loại rau củ quả biến đổi gen, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Tập các bài thể dục phù hợp với thể trạng đều đặn 30 phút mỗi ngày, duy trì cân nặng để giảm áp lực lên tim và mạch máu.
  • Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch và dị dạng mạch máu.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu về hiện tượng dị dạng mạch máu là gì, dấu hiệu nhận biết và các biến chứng nguy hiểm. Dị dạng mạch máu không thể phòng ngừa hoàn toàn, tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh và khám tổng quát định kỳ để bảo vệ sức khỏe.

Nếu gặp các vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy gọi cho nha khoa Tâm Đức Smile ngay qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng saud đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp