Trang chủ / Kiến thức quanh ta / KHÁNG THỂ LÀ GÌ? KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG VÀ KHÁNG THỂ TỰ MIỄN

KHÁNG THỂ LÀ GÌ? KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG VÀ KHÁNG THỂ TỰ MIỄN

Hệ thống miễn dịch là lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi vô số tác nhân gây hại từ môi trường. Nếu nói miễn dịch là một đội quân tinh nhuệ, thì kháng thể chính là chiến binh dũng mãnh ở tuyến đầu chống lại vi khuẩn, virus. Đôi khi, chúng lại trở thành "kẻ phản bội" tấn công lại cơ thể, gây ra các căn bệnh tự miễn nguy hiểm. Vậy kháng thể là gì và làm thế nào để biết nhận diện kháng thể bất thường? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Kháng thể là gì?

Kháng thể còn được gọi là immunoglobulin (Ig), là các protein hình chữ Y lớn được hệ miễn dịch sản xuất ra. Chúng có chức năng nhận diện và tiêu diệt các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm,... xâm nhập vào cơ thể. Mỗi loại kháng thể có khả năng liên kết với một loại kháng nguyên cụ thể, giống như chìa khóa khớp với ổ khóa.

Kích thước của kháng thể dài khoảng 10 nm, nặng xấp xỉ 150 kDa và có 4 chuỗi polypeptide (2 chuỗi H nặng, 2 chuỗi L nhẹ). Vùng liên kết kháng nguyên nằm ở hai đầu của kháng thể. Còn vùng để kích hoạt các tế bào miễn dịch có tên là Fc, nằm ở phần thân của kháng thể.

 kháng thể là gì? kháng thể bất thường và kháng thể tự miễn

Kháng thể là các protein hình chữ Y lớn được hệ miễn dịch sản xuất ra

1.1. Các loại kháng thể và vai trò

Trong cơ thể có hàng triệu loại kháng nguyên khác nhau. Để cơ thể nhận biết từng loại kháng nguyên, kháng thể tạo thành liên kết với kháng nguyên ở nhiều vị trí.

1.1.1. Kháng thể có mấy loại?

Sau khi tìm hiểu khái niệm kháng thể là gì, bạn nên biết cơ thể có 5 loại kháng thể chính: IgM, IgG, IgA, IgE và IgD. Mỗi loại kháng thể có chức năng và vị trí hoạt động riêng biệt:

  • IgM: Được cấu tạo từ 5 đơn vị hình chữ Y, phân bổ chủ yếu trong máu. IgM là tuyến phòng thủ đầu tiên được sản xuất khi cơ thể gặp tác nhân gây hại mới. Chúng cũng đóng vai trò hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch.
  • IgG: Phân bố nhiều nhất ở trong máu, là loại duy nhất đi qua nhau thai nên truyền được từ mẹ sang trẻ sơ sinh. Chúng có khả năng liên kết với vi khuẩn và độc tố mạnh, vậy nên còn dùng để điều chế kháng thể trị bệnh.
  • IgA: Được tìm thấy nhiều ở niêm mạc dạ dày, chất tiết như nước bọt, dịch ruột ở dạng nhị trùng (kết hợp 2 Y). IgA bảo vệ các bề mặt đường tiêu hóa, đường hô hấp và có trong sữa mẹ, củng cố đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
  • IgE: Chúng được tìm thấy nhiều ở da, màng nhầy và phổi, liên kết với tế bào mast để giải phóng histamine vào máu. IgE được cho là liên quan đến các phản ứng dị ứng.
  • IgD: Kháng thể được tìm thấy trên bề mặt của tế bào B và có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, IgD chỉ chiếm số lượng 1% và dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin.

 kháng thể là gì? kháng thể bất thường và kháng thể tự miễn

Cơ thể có 5 loại kháng thể chính

1.1.2. Tầm quan trọng của kháng thể đối với sức khỏe

Kháng thể là "vũ khí" chính của hệ miễn dịch. Vậy đối với cơ thể, vai trò của kháng thể là gì?

  • Kích hoạt hệ miễn dịch: Kháng thể đánh dấu tác nhân gây bệnh bằng cách liên kết với kháng nguyên ở đầu biến đổi. Bên phía đầu hằng định, chúng liên kết với tế bào miễn dịch. Nhờ đó, kháng thể có khả năng liên kết với đại thực bào và kích hoạt tế bào lympho để ly giải vi khuẩn, tế bào ung thư.
  • Liên kết kháng nguyên: Khi gặp gỡ "kẻ thù", kháng thể liên kết, đánh dấu chúng để tiêu diệt. Trong trường hợp chống độc tố của vi khuẩn, kháng thể có khả năng trung hòa, ngăn độc tố bám dính lên bề mặt tế bào. 
  • Kích hoạt bổ thể: Bổ thể là tập hợp protein huyết tương có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khi được kích hoạt. Chúng hoạt động bằng cách: Đục lỗ trên vi khuẩn => Tạo điều kiện quá trình thực bào => Thanh thải phức hợp miễn dịch => Giải phóng phân tử hóa hướng động.

Ngoài ra, cơ thể hình thành miễn dịch do hệ thống ghi nhớ và sản xuất kháng thể đặc hiệu khi gặp lại tác nhân gây bệnh. Nhờ vậy, con người hiếm khi mắc lại bệnh hoặc tình trạng bệnh nhẹ hơn lần đầu.

1.2. Quá trình hình thành kháng thể

Khi tác nhân gây hại xâm nhập, các tế bào B nhận diện, kích hoạt và phân chia thành các tế bào plasma. Sau đó, kháng thể được hình thành thông qua quá trình gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn cân bằng: Kháng nguyên khuếch tán, cân bằng môi trường trong và ngoài mạch máu. Thông thường, thời gian của quá trình cân bằng diễn ra rất nhanh chóng.
  • Giai đoạn chuyển hóa và phân rã: Các loại enzym và tế bào trong cơ thể tham gia chuyển hóa kháng nguyên. Kháng nguyên bị đại thực bào bắt lại, thời gian quá trình này phụ thuộc vào sức khỏe của cơ thể.
  • Giai đoạn loại bỏ miễn dịch: Kháng thể kết hợp với kháng nguyên tạo thành phức hợp. Lúc này, kháng nguyên bị tiêu diệt, kháng thể tiếp tục tồn tại để đợi lần phản ứng miễn dịch kế tiếp.

2. Yếu tố đánh giá kháng thể bất thường

Ngoài khái niệm kháng thể là gì, các “nhân tố” hoạt động không bình thường cũng cần phải quan tâm. Đó là kháng thể bất thường - Những kháng thể không xuất hiện tự nhiên trong cơ thể. Chúng thường xuất hiện sau quá trình miễn dịch của cơ thể kết thúc hoặc được hình thành do một số yếu tố sau:

  • Truyền máu nhiều lần: Người nhận tiếp xúc với các kháng thể mới từ máu của người hiến. Nếu hệ miễn dịch không tương thích sản sinh ra kháng thể bất thường để chống lại kháng thể mới.
  • Mang thai: Hệ miễn dịch của người mẹ sản xuất ra kháng thể chống lại các tế bào máu của thai nhi nếu thai nhi có nhóm máu khác mẹ.
  • Cấy ghép tạng: Hệ miễn dịch của người nhận tấn công các tế bào của tạng mới nên cơ thể sản sinh ra kháng thể bất thường.

 kháng thể là gì? kháng thể bất thường và kháng thể tự miễn

Khi được truyền máu, nếu hệ miễn dịch không tương thích sẽ sản sinh ra kháng thể bất thường để chống lại kháng thể mới

Kháng thể bất thường gây tai biến, đa ngưng kết giai đoạn AHG cho người nhận máu, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh. Vậy nên, những đối tượng nên sàng lọc kháng thể bất thường là:

  • Người có tiền sử truyền máu nhiều lần hoặc người đang muốn hiến máu.
  • Người có tiền sử sảy thai hoặc thai chết lưu nhiều lần trước đó.
  • Phụ nữ mang thai, nhất là phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh âm hiếm gặp.
  • Người đang điều trị bệnh cần truyền máu nhiều lần nên thực hiện xét nghiệm 7 ngày một lần.
  • Nếu xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tính, bạn phải xét nghiệm định danh kháng thể bất thường.

3. Thế nào là kháng thể tự miễn?

Một khái niệm quan trọng khác bên cạnh kháng thể là gì chính là kháng thể tự miễn. Kháng thể tự miễn là kháng thể bất thường do hệ thống miễn dịch nhầm lẫn các tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể là "kẻ thù". Kháng thể tự miễn đánh dấu để tiêu diệt tế bào và mô khỏe mạnh, gây tổn thương, mất chức năng các mô và cơ quan. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh celiac, bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp,...

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, bệnh tự miễn do kháng thể tự miễn gây nên thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Trẻ em, người lớn tuổi ít xuất hiện, nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới. Bệnh diễn biến phức tạp, tiến triển nặng dần theo đợt, có tính di truyền và tổn thương nhiều cơ quan cùng lúc.

4. Cách bổ sung kháng thể và nâng cao hệ miễn dịch

Để cơ thể và hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất như: Vitamin, khoáng chất, đạm, chất béo,... Vậy nên, để bổ sung kháng thể, các chuyên gia khuyến khích nên xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và chăm sóc răng miệng đúng cách.

 kháng thể là gì? kháng thể bất thường và kháng thể tự miễn

Để cơ thể và hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất 

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Vitamin A, D, C, E, kẽm, canxi, sắt,... là những yếu tố tăng cường chức năng miễn dịch và kháng thể. Vậy nên, trong bữa ăn và thực đơn hàng ngày, bạn nên bổ sung các nhóm chất và thực phẩm sau:

  • Các loại trái cây, rau củ, họ đậu và các loại hạt: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ cho cơ thể. Chất xơ giúp nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh, ngăn chặn mầm bệnh ở đường tiêu hóa. Chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại mầm bệnh, kháng viêm tốt.
  • Trái cây chứa nhiều Vitamin C: Cam, quýt, ớt chuông,... giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, rút ngắn thời gian mắc bệnh.
  • Thịt nạc, cá, trứng, sữa: Đây là nguồn bổ sung Protein - Nguyên liệu chính để sản xuất ra các tế bào miễn dịch.
  • Dầu ô liu, cá hồi: Chứa nhiều chất béo tốt giúp kháng viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
  • Sữa non: Trong sữa non có nhiều kháng thể IgG, IgA, IgM,... giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, trẻ em nên uống sữa mẹ trong những tháng đầu tiên để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Mật ong: Trong mật ong có chất kháng khuẩn, ngoài ra còn chữa ho, các bệnh về đường tiêu hóa, làm đẹp da.

4.2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Có rất nhiều người thắc mắc, ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng đến kháng thể là gì. Sâu răng, viêm lợi và các bệnh lý răng miệng không chỉ gây khó chịu mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. Bởi vì vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng xâm nhập vào máu qua các vết thương ở nướu, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Ngoài ra, viêm nhiễm còn làm tăng lượng cytokine làm suy giảm hệ miễn dịch, viêm toàn thân. Vậy nên, người mắc bệnh lý răng miệng không điều trị kịp thời làm cơ thể yếu đi, miễn dịch suy giảm.

Để tránh các bệnh răng miệng, bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà. Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ, đó là đánh răng 2 lần mỗi ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Khi đánh răng, bạn nên dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.

Đặc biệt, bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh về răng miệng. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý nha chu như sâu răng, viêm lợi,... cần phải điều trị triệt để ngay lập tức.

 kháng thể là gì? kháng thể bất thường và kháng thể tự miễn

Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh về răng miệng

4.3. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Khi ngủ, cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch và giúp phục hồi tổn thương. Vậy nên, chuyên gia khuyến khích người trưởng thành nên ngủ từ 7 tiếng, trẻ em nên ngủ từ 10 - 14 tiếng mỗi ngày. Để có một giấc ngủ nhanh, ngon và sâu hơn, bạn không nên dùng thiết bị điện tử, không uống chất kích thích và tạo thói quen ngủ đúng giờ.

Ngoài ra, căng thẳng làm suy yếu hệ miễn dịch. Vậy nên, nhân viên văn phòng hoặc người lao động trí óc nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Mỗi ngày, bạn hãy tập thể dục 30 phút trở lên, bắt đầu từ những bài tập đơn giản như: Đi bộ, đạp xe, yoga,...

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu khái niệm kháng thể là gì và các cách bổ sung kháng thể, tăng cường miễn dịch. Nhờ cách trên, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân hiệu quả và tránh xa bệnh tật.

Ngay khi gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn đừng ngần ngại liên hệ cho nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp