Trang chủ / Kiến thức quanh ta / KHI NÀO BỊ MỠ MÁU CAO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH MÁU NHIỄM MỠ

KHI NÀO BỊ MỠ MÁU CAO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH MÁU NHIỄM MỠ

Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo và ít vận động, bạn có nguy cơ bị mỡ máu cao. Theo thống kê, mỡ máu cao ngày càng gia tăng và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là đột quỵ. Vậy mỡ máu là gì và làm thế nào để biết mình có đang bị mỡ máu cao hay không?

1. Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu còn được gọi là lipid máu, là khái niệm chung để chỉ 4 loại lipid có trong máu là: Triglycerid, Cholesterol, HDL (cholesterol tốt) và LDL (cholesterol xấu).

  • Triglycerid: Là chất béo trung tính được gan tạo ra sau quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn. Triglycerid di chuyển khắp cơ thể, cung cấp năng lượng và giữ ấm cho các cơ quan.
  • Cholesterol: Xây dựng thành tế bào, tham gia vào quá trình tạo ra hormone và giúp cơ thể hấp thụ vitamin D. Tương tự Triglycerid, Cholesterol cũng được tạo ra qua thức ăn và gan. Sau khi phân hủy, Cholesterol tiếp tục được dùng để tạo ra axit mật, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
  • HDL: Vận chuyển lượng cholesterol thừa mang ra ngoài, cân bằng cholesterol trong cơ thể.
  • LDL: Vận chuyển cholesterol được tạo ra ở gan đến các cơ quan và tế bào. Vậy nên, lượng LDL cao bất thường sẽ tạo thành mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

mỡ máu cao

Mỡ máu cao hay còn được gọi là máu nhiễm mỡ

1.1. Chỉ số mỡ máu bình thường

Hiệp hội mỡ máu quốc gia Hoa Kỳ và Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, người trên 20 tuổi cần kiểm tra mỡ máu 5 năm/lần. Xét nghiệm mỡ máu chuẩn bao gồm bộ chỉ số: Triglycerid, Cholesterol, HDL và LDL. Các chuyên gia đánh giá, khi cơ thể hoạt động ở mức tốt nhất, các chỉ số lần lượt là:

  • Tổng lượng cholesterol: Tốt nhất dưới 200mg/dL.
  • Triglyceride: Dưới 150mg/dL.
  • HDL: Ít nhất 60mg/dL.
  • LDL: Dưới 100mg/dL.

1.2. Chỉ số mỡ máu bất thường

Khi chỉ số mỡ máu của bạn không nằm trong khoảng trên, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn mỡ máu. Tức là:

  • Tổng lượng cholesterol >= 200mg/dL.
  • Triglyceride >= 150mg/dL.
  • HDL <= 60mg/dL.
  • LDL >= 100mg/dL.

Lượng cholesterol thuộc khoảng: Ngưỡng cận cao là 200mg/dL đến 239mg/dL, mức cao là từ 240mg/dL trở lên. Đây là mức đáng báo động, cho thấy bạn đang gặp tình trạng cholesterol cao hay mỡ máu cao.

2. Như thế nào là máu nhiễm mỡ?

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu, tức là trong máu của bạn có quá nhiều chất béo. Tất cả các loại mỡ máu đều có công dụng riêng và quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số 1 trong 4 loại mỡ máu không ở mức bình thường lại có hại cho cơ thể.

Loại tăng lipid máu phổ biến nhất là cholesterol cao. Vì gan tạo ra cholesterol để tiêu hóa thức ăn và tạo ra hormone. Tuy nhiên, thực phẩm hàng ngày như thịt và sữa cũng chứa nhiều cholesterol. Vậy nên, hàm lượng cholesterol trong cơ thể có thể tăng rất cao nếu bạn không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào.

Tăng lipid máu rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước phát triển. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, 94 triệu người trên 20 tuổi có chỉ số cholesterol toàn phần cao. Và con số 94 triệu người chiếm 50% tổng số người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ.

mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ tức là trong máu của bạn có quá nhiều chất béo

2.1. Phân loại máu nhiễm mỡ

Về cơ bản, mỡ máu cao được chia thành 2 loại, đó là: Máu nhiễm mỡ loại nguyên phát và thứ phát. 

Nguyên phát: Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, tức là người thân trong gia đình bạn từng bị mỡ máu cao, nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải. 

  • Tăng lipid máu kết hợp di truyền: Phát triển ở thanh thiếu niên, người trẻ tuổi và làm lượng cholesterol LDL cao và triglyceride cao. Bạn có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành sớm cao hơn, nặng hơn dẫn đến đau tim.
  • Tăng cholesterol máu di truyền kết hợp tăng cholesterol máu đa gen: Là hiện tượng tổng lượng cholesterol cao vượt ngưỡng quy định.
  • Tăng apobelipoprotein máu di truyền: Apobelipoprotein là loại đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL. Khi mắc bệnh, nồng độ apobelipoprotein B cao và tạo thành các mảng xơ vữa.

Thứ phát: Nguyên nhân gây ra máu nhiễm mỡ thứ phát chủ yếu do các loại bệnh lý. Ví dụ:

  • Béo phì, đặc biệt là bụng bia, béo bụng.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Suy giáp.
  • Uống quá nhiều rượu bia.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Các hội chứng chuyển hóa.
  • Tiêu thụ lượng lớn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Hội chứng Cushing.
  • Bệnh viêm ruột (IBS).
  • HIV hoặc các tình trạng nhiễm trùng nặng.
  • Phình động mạch chủ bụng.

2.2. Dấu hiệu mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân gây ra nhiều ca bệnh đột quỵ. Vậy dấu hiệu sớm để nhận biết sự bất thường của mỡ máu là gì? Điều đáng lo ngại là máu nhiễm mỡ không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Sau một thời gian, mảng bám tích tụ ngăn lưu lượng máu đến tim hoặc não, biến chứng trở nên nghiêm trọng thì người bệnh mới phát hiện.

mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân gây ra nhiều ca bệnh đột quỵ

Tạp chí của Học viện Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nên xét nghiệm mỡ máu từ năm 20 tuổi. Đặc biệt là các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao, trong nhà có người bị máu nhiễm mỡ,... nên làm xét nghiệm 5 năm một lần. Đây là cách duy nhất giúp bạn phát hiện mỡ máu cao trong thời gian sớm để điều trị.

2.3. Biến chứng do mỡ máu cao gây ra

Máu nhiễm mỡ nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì cholesterol và các chất béo khác tích tụ bên trong động mạch, làm cho mạch máu hẹp lại và khó lưu thông. Huyết áp của bạn tăng lên, động mạch hẹp gây ra nhiều biến chứng:

  • Bệnh động mạch vành: Khi động mạch bị tắc nghẽn, tim khó nhận được lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động. Lâu dần, bạn sẽ bị đau tim hoặc suy tim, đến khi thấy đau thắt ngực mới phát hiện bệnh.
  • Đau tim: Mảng bám trong động mạch có thể vỡ ra và tạo thành cục máu đông. Cục máu đông chặn dòng máu chảy, theo dòng máu di chuyển đi khắp động mạch và tạo thành tắc nghẽn diện rộng. Các triệu chứng đau tim gồm: Đau ngực, cơn đau lan đến hàm, vai và cổ, đổ mồ hôi lạnh, khó thở, mệt mỏi, chóng mặt,...
  • Đột quỵ: Cục máu đông di chuyển khắp cơ thể và chặn dòng máu chảy đến não. Các triệu chứng nhận biết đột quỵ là: Khó nói, nói lắp không tự chủ, tê hoặc yếu chi, lệch mặt (nghiệm trọng hơn khi cười), vấn đề về thăng bằng,...
  • Các khối u mỡ: Nếu bạn bị tăng lipid máu di truyền, bạn sẽ thấy được chất béo màu vàng lắng đọng dưới da do cholesterol tích tụ. Nếu vị trí tích tụ của cholesterol ở quanh mí mắt bên cạnh mũi thì gọi là bệnh xanthelasma. Các vị trí thường xuất hiện nhất là khuỷu tay, đầu gối, các khớp khác, bàn tay, bàn chân và mông.

3. Các giải pháp phòng tránh máu nhiễm mỡ

Mỡ máu cao là căn bệnh mà bạn phải “sống chung” suốt đời. Vậy nên, để giảm nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ, bạn nên phòng tránh từ sớm bằng cách ăn uống khoa học, vận động thường xuyên,...

3.1. Chế độ ăn uống phòng tránh máu nhiễm mỡ

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL.

  • Ăn các loại chất béo tốt: Các loại chất béo bão hòa không tốt thường có trong thịt xông khói, xúc xích,... Bạn nên chọn protein nạc tốt hơn trong thịt gà và cá. Khi nấu ăn, bạn hạn chế dùng mỡ động vật mà nên ưu tiên sử dụng dầu ô liu, bơ và dầu hạt cải.
  • Giảm chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chiên và thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, khi dùng thực phẩm đóng gói, bạn nên kiểm tra thành phần và không chọn loại có ghi nhãn “dầu hydro hóa một phần”.
  • Ăn nhiều omega-3: Axit béo omega-3 có nhiều lợi ích cho tim mạch. Omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá, bao gồm: Cá hồi, cá thu và cá trích. Trong thực vật, axit béo omega-3 có nhiều trong hạt óc chó và hạt lanh.
  • Tăng lượng chất xơ: Tất cả chất xơ trong các loại thực vật đều tốt cho tim. Đặc biệt, chất xơ hòa tan được tìm thấy trong yến mạch, trái cây, đậu và rau có thể làm giảm mức cholesterol LDL.
  • Ăn nhiều trái cây và rau: Trái cây, rau giàu chất xơ và vitamin, ít chất béo bão hòa.

mỡ máu cao

Chế độ ăn uống phòng tránh máu nhiễm mỡ

3.2. Chế độ vận động phòng tránh mỡ máu cao

Khi bạn không vận động, mức cholesterol HDL giảm xuống, không đủ lượng để đưa cholesterol xấu ra khỏi động mạch. Bạn chỉ cần 40 phút tập thể dục vừa phải, duy trì thực hiện 3 hoặc 4 lần một tuần để giảm tổng lượng cholesterol. Tức là mỗi tuần, bạn nên sắp xếp 150 phút tập thể dục. Các bài tập đơn giản có thể thêm vào thói quen hàng ngày là:

  • Đạp xe hoặc đi bộ đi làm, đi học.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng vào sáng sớm hoặc buổi chiều khi tan sở.
  • Bơi lội 1 đến 2 lần mỗi tuần.
  • Tham gia phòng tập gym, yoga hoặc pilates.
  • Nếu nhà bạn hoặc văn phòng không quá cao, bạn nên đi cầu thang bộ thay vì thang máy.

3.3. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hàm lượng mỡ trong máu. Theo chuyên gia, bạn nên điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi lành mạnh:

  • Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để tránh tình trạng huyết áp cao và bệnh tim.
  • Hạn chế căng thẳng và stress để giảm viêm, mức HDL trong cơ thể.
  • Bỏ thuốc lá để tăng mức HDL (cholesterol tốt).
  • Đặc biệt, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, bạn hãy giảm cân để giảm tổng lượng cholesterol. 

mỡ máu cao

Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để tránh tình trạng huyết áp cao và bệnh tim

3.4. Khám sức khỏe định kỳ để quản lý bệnh tật

Khám sức khỏe định kỳ là một trong các cách tốt nhất để bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Theo các chuyên gia, bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần và xét nghiệm mỡ máu 5 năm một lần. Với các trường hợp có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ như: Béo phì, trong nhà có người bị mỡ máu cao,... nên làm xét nghiệm nhiều hơn 5 năm một lần. Vì mỡ máu cao không có triệu chứng, bác sĩ sẽ dựa vào bảng lipid để phát hiện bạn có bị mỡ máu cao hay không.

Qua bài viết trên, bạn đã tìm hiểu mỡ máu là gì và các cách hiệu để để ngăn ngừa máu nhiễm mỡ. Mỡ máu cao là tình trạng đáng báo động, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là đột quỵ. Chính vì vậy, bạn nên duy trì thói quen sống lành mạnh, khám tổng quát 6 tháng một lần để sớm phát hiện bệnh.

Khi gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy liên hệ ngay cho nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp