Trang chủ / Kiến thức quanh ta / LÂY NHIỄM CHÉO LÀ GÌ? CÁCH TRÁNH LÂY NHIỄM CHÉO KHI KHÁM RĂNG

LÂY NHIỄM CHÉO LÀ GÌ? CÁCH TRÁNH LÂY NHIỄM CHÉO KHI KHÁM RĂNG

Lây nhiễm chéo là sự lây truyền các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,... từ người bệnh sang người lành. Trong môi trường nha khoa, với các thủ thuật xâm lấn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây truyền các bệnh như: Viêm gan B, C, lao,... Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lây nhiễm chéo là gì và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

1. Lây nhiễm chéo là gì?

Lây nhiễm chéo (nhiễm trùng chéo), là quá trình truyền vi sinh vật gây bệnh từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người. Lây nhiễm chéo thường xảy ra ở bệnh viện, phòng khám,.... nơi có nhiều người bệnh và dùng chung các thiết bị y tế.

1.1. Con đường dẫn đến lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo xảy ra qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Là khi bạn tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc da bị tổn thương của người bệnh. Ví dụ, nhân viên y tế có vết thương hở trên da và tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân nhiễm HIV. Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể họ qua các vết thương này, gây ra lây nhiễm chéo.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Là khi bạn tiếp xúc với vi khuẩn, virus qua các vật dụng trung gian như: Chén, đĩa, dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách,... Ví dụ, một người sẽ bị lây nhiễm chéo nếu nếu họ chạm vào tay nắm cửa mà người bệnh chạm trước đó và sau đó không rửa tay. Vi khuẩn từ tay nắm cửa dính vào tay họ và lây vào cơ thể khi họ ăn uống.
  • Lây truyền qua không khí: Một số bệnh như: Cúm, lao, sởi,... lây lan qua các giọt nhỏ bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
  • Qua nước hoặc thực phẩm: Lây nhiễm chéo cũng xảy ra khi bạn dùng nước hoặc thực phẩm chứa vi khuẩn E. coli, Shigella, Vibrio cholerae,.... để uống, nấu ăn, đánh răng,...

lây nhiễm chéo là gì cách tránh lây nhiễm chéo khi khám răng

Các giọt nhỏ bắn ra khi ho có thể gây lây nhiễm chéo

1.2. Các trường hợp có thể xảy ra lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo là vấn đề nghiêm trọng xảy ra trong nhiều môi trường và tình huống khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể xảy ra lây nhiễm chéo.

1.2.1. Lây nhiễm chéo trong nha khoa

Trong nha khoa, lây nhiễm chéo là mối quan tâm lớn vì các bệnh lý trong khoang miệng dễ dàng lây truyền qua: Dụng cụ y tế, nước bọt, máu,... Một số bệnh trong khoang miệng gây lây nhiễm chéo như:

  • Viêm gan B và C: Lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị viêm nhiễm.
  • HIV/AIDS: Mặc dù ít phổ biến, nhưng vẫn có nguy cơ lây truyền qua máu.
  • Nhiễm trùng Herpes simplex: Gây ra bởi virus Herpes, thường lây qua nước bọt hoặc các vết loét miệng.
  • Virus gây bệnh cúm: Lây truyền qua giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Lao: Lây nhiễm qua đường không khí khi người bệnh lao ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, quá trình khám răng và chữa răng cũng gây lây nhiễm chéo nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt. Khi bác sĩ dùng que khám hay các dụng cụ không được khử trùng đúng cách, vi khuẩn từ bệnh nhân trước sẽ lây sang bạn. Hay, bác sĩ khám răng không đeo găng tay làm vi khuẩn từ tay bác sĩ lây sang bạn, gây ra nhiễm trùng chéo và các bệnh lý khác.

lây nhiễm chéo là gì cách tránh lây nhiễm chéo khi khám răng

Khi bác sĩ dùng các dụng cụ không được khử trùng đúng cách, vi khuẩn từ bệnh nhân trước sẽ lây lan

Trong quá trình chữa răng, sử dụng máy khoan răng, kim tiêm,... có thể gây chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus lây lan. Hệ thống hút nước bọt cũng là nguồn lây nhiễm chéo nếu không được vệ sinh đúng cách. Vi khuẩn từ nước bọt lây sang dụng cụ và tay của bác sĩ, sau đó truyền qua bạn. Thêm vào đó, nước dùng để rửa miệng trong quá trình điều trị nếu không sạch cũng gây lây nhiễm chéo.

1.2.2. Lây nhiễm chéo trong không khí

Lây nhiễm chéo qua không khí xảy ra khi virus trong các giọt nhỏ li ti phát tán từ người bệnh và hít vào bởi người khác. Đây là phương thức lây truyền của nhiều loại bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến hô hấp. Một số bệnh có thể lây nhiễm chéo qua không khí bao gồm:

  • Bệnh bạch hầu: Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này thường cư trú ở mũi, họng của người bệnh và lây lan khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện,....
  • Cúm: Do virus cúm gây ra, triệu chứng bao gồm: Sốt, ho, đau họng, sổ mũi, đau cơ và mệt mỏi.
  • Bệnh lao: Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, lây lan qua các giọt bắn nhỏ khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Triệu chứng bao gồm: Ho kéo dài, ho ra máu, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân,....
  • Thủy đậu: Do virus Varicella-zoster gây ra, lây lan qua các giọt bắn nhỏ khi người bệnh nói chuyện, ho,... hoặc khi bạn tiếp xúc trực tiếp với mụn nước. Triệu chứng bao gồm sốt, ho, phát ban da ngứa, mụn nước,....

1.2.3. Lây nhiễm chéo qua tiếp xúc thân mật

Lây nhiễm chéo còn xảy ra khi bạn hôn, ôm, quan hệ tình dục hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, dao cạo râu,.... Những bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc thân mật liên quan đến dịch tiết cơ thể hoặc tiếp xúc da kề da. Một số bệnh lây nhiễm chéo khi tiếp xúc thân mật bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn Herpes simplex (HSV): Gây ra vết loét ở miệng hoặc vùng sinh dục, lây qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét hoặc dịch tiết.
  • Bệnh lậu (Gonorrhea): Lây qua quan hệ tình dục không an toàn, gây nhiễm trùng đường sinh dục.
  • Sùi mào gà (HPV): Virus gây u nhú ở người, lây qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc da kề da với vùng bị nhiễm.
  • HIV/AIDS: Lây truyền qua máu, quan hệ tình dục không an toàn, hoặc từ mẹ sang con.
  • Bệnh giang mai (Syphilis): Gây nhiễm trùng da, miệng, hoặc vùng sinh dục, lây qua tiếp xúc với vết loét giang mai.

lây nhiễm chéo là gì cách tránh lây nhiễm chéo khi khám răng

Lây nhiễm chéo còn xảy ra khi dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt

1.3. Các đối tượng dễ bị mắc bệnh khi xảy ra lây nhiễm chéo

Những người có hệ miễn dịch yếu thường dễ mắc bệnh do khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể bị suy giảm. Dưới đây là một số nhóm người dễ bị bệnh khi xảy ra lây nhiễm chéo:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh nên dễ bị nhiễm trùng.
  • Người cao tuổi: Hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Người bị bệnh mãn tính: Những người mắc các bệnh mãn tính như: Tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận,... có hệ miễn dịch suy yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm.
  • Người đang điều trị ung thư: Hóa trị và xạ trị làm giảm số lượng bạch cầu và suy yếu hệ miễn dịch, do đó dễ bị lây nhiễm chéo.
  • Người suy dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng làm suy giảm chức năng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
  • Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc như steroid ức chế hệ miễn dịch, do đó làm bạn dễ bị nhiễm bệnh hơn.

2. Phòng tránh lây nhiễm chéo tại nha khoa

Nha khoa là nơi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo cao do tiếp xúc trực tiếp với máu, nước bọt và các dịch cơ thể. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh mà bạn nên áp dụng.

2.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi thăm khám

Trước khi đến nha khoa, bạn nên đánh răng kỹ và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng. Điều này giúp giảm vi khuẩn và mầm bệnh trong khoang miệng, từ đó hạn chế lây nhiễm chéo. Bạn nên dùng thêm dung dịch súc miệng chứa chlorhexidine hoặc cetylpyridinium chloride để tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.

lây nhiễm chéo là gì cách tránh lây nhiễm chéo khi khám răng

Trước khi đến nha khoa, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng

Sau khi khám răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch và khử trùng vùng miệng. Sau mỗi lần khám hoặc điều trị bệnh lý răng miệng, bạn nên thay bàn chải đánh răng để tránh tái nhiễm khuẩn. Đồng thời, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu gặp dấu hiệu bất thường như: Đau, sưng, hoặc sốt,... cần liên hệ ngay với bác sĩ.

2.2. Hạn chế chạm vào bề mặt tiếp xúc ở nơi công cộng

Để phòng tránh lây nhiễm chéo tại nha khoa và nơi công cộng, bạn nên hạn chế chạm vào các bề mặt tiếp xúc như: Lan can, tay nắm cửa,... Dưới đây là một số biện pháp để hạn chế chạm vào bề mặt tiếp xúc ở nơi công cộng:

  • Sử dụng khăn giấy hoặc khăn sạch: Khi cần chạm vào các bề mặt như: Tay nắm cửa, nút bấm thang máy,... bạn nên dùng khăn giấy hoặc khăn sạch để tạo lớp ngăn cách. Sau đó, bạn vứt khăn giấy đã dùng vào thùng rác.
  • Sử dụng cồn rửa tay: Bạn nên mang theo cồn rửa tay và dùng ngay khi chạm vào các bề mặt tiếp xúc ở nơi công cộng. Đảm bảo cồn rửa tay chứa ít nhất 60% cồn để tiêu diệt vi khuẩn và virus hiệu quả.
  • Tránh chạm vào mặt: Tránh đưa tay lên mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng, sau khi chạm vào các bề mặt công cộng. Vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các khu vực này.
  • Sử dụng các công cụ thay thế: Sử dụng bút, bìa cứng,... để nhấn nút hoặc kéo tay nắm cửa thay vì trực tiếp dùng tay.

2.3. Đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng

Khẩu trang giúp giữ lại các giọt bắn khi bạn ho, hắt hơi, nói chuyện, giúp giảm phát tán vi khuẩn và virus vào không khí. Bạn nên dùng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải có nhiều lớp và đảm bảo khẩu trang vừa vặn với khuôn mặt, che kín mũi và miệng. Nếu sử dụng khẩu trang vải, bạn cần giặt khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng và nước nóng. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng một lần và thay khẩu trang mới khi khẩu trang bị ướt, bẩn.

2.4. Tìm chọn cơ sở nha khoa uy tín

Nha khoa uy tín luôn có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm khám, chữa trị răng lâu năm. Nha khoa đạt tiêu chuẩn luôn trang bị đầy đủ các thiết bị y tế, đảm bảo vô trùng và được vệ sinh thường xuyên.

Đối với nha khoa uy tín, khi sử dụng các vật dụng như kim tiêm hay bất kỳ dụng cụ nha khoa nào, bác sĩ sẽ đưa cho bạn xem. Điều này đảm bảo đây là đồ mới và chỉ dùng một lần cho một bệnh nhân. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo mà còn tạo cho bạn cảm giác an tâm.

lây nhiễm chéo là gì cách tránh lây nhiễm chéo khi khám răng

Tâm Đức Smile là một trong những nha khoa uy tín nhất hiện nay

3. Nha khoa Tâm Đức Smile - Địa chỉ chăm sóc răng miệng uy tín

Nha Khoa Tâm Đức Smile là hệ thống nha khoa uy tín tại Việt Nam với nhiều chi nhánh. Nha khoa có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, cùng quy trình điều trị nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

lây nhiễm chéo là gì cách tránh lây nhiễm chéo khi khám răng

Nha Khoa Tâm Đức Smile là hệ thống nha khoa uy tín tại Việt Nam với nhiều chi nhánh

Nha khoa Tâm Đức Smile cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo nghiêm ngặt để bảo vệ sức khỏe cho bạn, bao gồm:

  • Kim tiêm, ống tiêm,... tất cả đều dùng một lần cho mỗi bệnh nhân.
  • Mọi dụng cụ và thiết bị sau khi sử dụng đều được khử trùng kỹ lưỡng bằng các phương pháp tiên tiến nhất.
  • Môi trường làm việc luôn sạch sẽ, khử trùng thường xuyên, đảm bảo không khí trong lành và không có nguy cơ lây nhiễm.
  • Mỗi bệnh nhân đều được kiểm tra sức khỏe tổng quát và lịch sử bệnh lý để phát hiện và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.

Lây nhiễm chéo là vấn đề nghiêm trọng, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu thực hiện các biện pháp vệ sinh và an toàn nghiêm ngặt. Hiểu rõ các con đường lây truyền giúp bạn nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng giữ gìn vệ sinh cá nhân và lựa chọn nha khoa uy tín. Tâm Đức Smile là nha khoa uy tín mà bạn có thể tham khảo, cam kết mang đến môi trường sạch sẽ, an toàn và chuyên nghiệp. Quý khách có thể liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile khi gặp các vấn đề về răng miệng bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp