Trang chủ / Kiến thức quanh ta / RỐI LOẠN CHẤT ĐIỆN GIẢI: NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

RỐI LOẠN CHẤT ĐIỆN GIẢI: NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Rối loạn chất điện giải do ăn quá mặn hoặc nhạt, sử dụng chất kích thích, uống ít nước, tiêu chảy, đổ mồ hôi,... Rối loạn điện giải làm tăng, giảm nồng độ Kali, Natri trong máu, dẫn đến đau đầu, khát nước, co giật,... Không bổ sung chất điện giải kịp thời tiềm ẩn biến chứng tim mạch, huyết áp, suy thận,... Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về mất cân bằng điện giải, nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục.

1. Rối loạn chất điện giải là gì?

Chất điện giải là những khoáng chất thiết yếu của cơ thể, như: Natri, Kali, Magie, Canxi, Photpho,... Chất được tìm thấy trong mồ hôi, máu và nước tiểu. Ai cũng có nguy cơ rối loạn điện giải nếu nôn mửa, tiêu chảy, lạm dụng nước giải khát, ăn mặn,...

1.1. Vai trò của chất điện giải đối với cơ thể

Chất điện giải tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các vai trò chính của chất điện giải bao gồm:

  • Cân bằng dịch cơ thể: Chất điện giải tạo ra các ion điện tích âm, dương bằng cách hòa tan chất lỏng, gọi là dịch cơ thể.
  • Dẫn truyền xung thần kinh: Sự thay đổi điện tích giữa tế bào thần kinh và cơ gọi là xung động thần kinh, dẫn truyền tín hiệu đến não. Não tiếp nhận, xử lý, điều khiển cơ thể qua suy nghĩ, lời nói, hành động,...
  • Ổn định nồng độ pH: Cơ thể người có chỉ số pH dao động từ 7.3 đến 7.4, mang tính kiềm từ khi mới sinh ra. Natri, Kali,... và một số chất điện giải khác giúp cân bằng axit, bazo, áp suất thẩm thấu và giữ nước cơ thể.
  • Cải thiện tim mạch: Chất điện giải hỗ trợ tuần hoàn máu, ổn định huyết áp, điều chỉnh nhịp tim và sự co bóp cơ tim.
  • Tăng cường hoạt động cơ bắp: Cơ bắp cần chất điện giải để co giãn, vận động, bảo đảm quá trình đông máu và phát triển xương khỏe mạnh.

Rối loạn chất điện giải

Chất điện giải là những khoáng chất thiết yếu của cơ thể

1.2. Dấu hiệu bị rối loạn chất điện giải

Nồng độ Natri, Kali và các chất điện giải khác tăng hoặc giảm gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tùy vào mức độ và loại khoáng chất thiếu hụt, cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ với tần suất khác nhau. Các triệu chứng phổ biến ở người rối loạn chất điện giải gồm có:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Da và miệng khô, bong tróc, khát nước liên tục.
  • Chuột rút, tê bì chân tay.
  • Nhịp tim nhanh, chậm không đều.
  • Khó thở, tức ngực.
  • Co giật từng cơn.
  • Đau đầu, buồn nôn, choáng.
  • Tâm trạng không ổn định, stress, căng thẳng.
  • Cơ thể sưng tấy, giữ nước, phù nề.
  • Đau bụng, táo bón.
  • Cảm giác ăn không ngon,...

dấu hiệu rối loạn chất điện giải

Khó thở, tức ngực là một trong những dấu hiệu rối loạn chất điện giải

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên trong thời gian dài và tần suất tăng dần, bạn hãy đi khám ngay. Bạn có thể bị rối loạn điện giải hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác như: Dạ dày, tim mạch, suy thận,...

2. Nguyên nhân gây rối loạn chất điện giải

Nồng độ chất điện giải trong máu bị dư thừa, thiếu hụt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc theo dõi các dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân rất quan trọng, để đảm bảo sức khỏe của bạn Các chuyên gia y tế phân tích, có 2 loại rối loạn điện giải chính: Rối loạn Kali và Natri.

2.1. Rối loạn hàm lượng Kali

Kali là khoáng chất giúp cân bằng nước, cải thiện chức năng hệ thần kinh, tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa. Nồng độ ổn định của Kali trong máu là 3.5-5 mmol/1 lít. Kali có nhiều trong các loại thực phẩm như: Cam, dứa, chuối, củ cải, khoai lang, cá hồi, thịt bò,... Tăng giảm nồng độ Kali xảy ra do nguyên nhân:

  • Suy thận cấp hoặc mãn tính, viêm thận, sỏi thận, người trong giai đoạn chạy thận, suy tuyến thượng thận (còn gọi là bệnh Addison).
  • Nhiễm độc axit (nhiễm toan) làm thận mất khả năng bài tiết Kali.
  • Lạm dụng thuốc lợi tiểu, huyết áp trong thời gian dài khiến nồng độ Kali vượt 5mmol/l, làm rối loạn chất điện giải.
  • Truyền máu có chứa tan máu hoặc bổ sung quá nhiều Kali từ thực phẩm, thuốc.
  • Chấn thương bỏng nặng, tiêu vân cơ, hội chứng ly giải khối u.
  • Lạm dụng rượu, thuốc lá, nước có gas làm tăng chất độc hại cơ thể dẫn tới hấp thụ kém Kali.
  • Ăn uống không khoa học, nhịn ăn thường xuyên dẫn tới suy nhược cơ thể, thiếu Kali.
  • Tiêu chảy, hoạt động thể thao cường độ cao, đổ mồ hôi gây mất nước nghiêm trọng.

2.2. Rối loạn hàm lượng Natri

Natri cùng với Kali là 2 loại chất điện giải chính trong cơ thể. Natri có vai trò điều hòa tuần hoàn máu, đảm bảo sự co giãn cơ và hệ thần kinh khỏe mạnh. Natri chủ yếu có trong muối ăn, các loại hải sản hay gia vị. Chỉ số Natri trong máu ở người bình thường đạt 135 -145 mmol/l. Rối loạn chất điện giải Natri do các nguyên nhân:

  • Mồ hôi chứa 40-60 mmol Natri mỗi lít. Khi tập thể dục quá lâu, trong thời tiết nóng, cơ thể đổ nhiều mô hôi, mất đi lượng Natri đáng kể.
  • Chế độ ăn nhạt, thiếu muối trong thời gian dài làm hạ nồng độ Natri hoặc ăn quá mặn tăng nguy cơ mắc bệnh về thận, tăng Natri.
  • Người trưởng thành cần uống 1.5-2l nước mỗi ngày. Lượng nước bổ sung cho cơ thể không đủ dẫn tới rối loạn chất điện giải.
  • Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu ADH, suy vỏ thượng thận, tai biến làm cho cơ thể giữ nước, hạ Natri.
  • Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm.
  • Tiêu chảy nghiêm trọng do ngộ độc thực phẩm, bệnh đường ruột như viêm dạ dày, đại tràng.

Biến chứng của rối loạn chất điện giải

Rối loạn chất điện giải có thể dẫn đến biến chứng tai biến mạch máu não

3. Biến chứng của rối loạn chất điện giải

Mất cân bằng các chất điện giải Natri, Kali có biểu hiện nhẹ ban đầu, người bệnh thường chủ quan không đi bệnh viện khám. Điều này dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng như:

  • Mắc các bệnh về thận như suy thận, toan hóa ống thận, nhiễm trùng thận, ung thư thận, thận đa nang.
  • Rối loạn chức năng thần kinh, dẫn đến tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim, suy tim, suy mạch vành, hở van tim.
  • Rối loạn điện giải gây ra các bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm miễn dịch như bạch cầu, viêm gan B,...

4. Giải pháp cân bằng chất điện giải

Rối loạn chất điện giải ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Bạn không thể bù điện giải cấp tốc mà cần duy trì những thói quen lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng,...

  • Uống đủ nước: Bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày, ngay cả khi không thấy khát. Nam giới cần khoảng 2-2.5l nước và nữ giới từ 1.5-2l nước mỗi ngày.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu điện giải: Kali có trong chuối, cải xoăn, khoai lang, bơ,... còn natri có trong muối, hải sản, gia vị, phomai,..
  • Tránh ăn quá mặn, quá nhạt: Nạp vừa đủ lượng muối mỗi ngày, tương đương 0.5-2g muối giúp ngăn ngừa rối loạn chất điện giải.
  • Tập luyện thể thao vừa sức: Bạn nên tránh tập trong điều kiện nóng bức, ngoài trời nắng để hạn chế cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mất chất điện giải Natri.
  • Bổ sung chất điện giải: Oresol dùng thay nước, cung cấp điện giải nhanh cho trường hợp tiêu chảy, nôn mửa, mất máu, đổ mồ hôi,...

tập luyện vừa sức để cân bằng chất điện giải

Bạn nên tránh tập ngoài trời nắng để hạn chế mất chất điện giải Natri

Để phát hiện sớm những vấn đề liên quan tới rối loạn chất điện giải, bạn nên theo dõi, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần. Bác sĩ sẽ tư vấn mức độ rối loạn điện giải và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Bạn hãy chủ động chăm sóc bản thân, bổ sung thực phẩm giàu điện giải hằng ngày để sức khỏe ổn định, làm việc hiệu quả.

Khi gặp các vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn đừng ngần ngại gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để được bác sĩ tư vấn miễn phí. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh răng miệng, bạn hãy để lại câu hỏi vào bảng thông tin dưới đây, bác sĩ tại nha khoa Tâm Đức Smile sẵn sàng hỗ trợ ngay.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp