Trang chủ / Kiến thức quanh ta / VÌ SAO GỌI LÀ THỰC PHẨM ORGANIC? LƯU Ý KHI DÙNG THỰC PHẨM ORGANIC

VÌ SAO GỌI LÀ THỰC PHẨM ORGANIC? LƯU Ý KHI DÙNG THỰC PHẨM ORGANIC

Gần đây, nhu cầu sử dụng thực phẩm Organic của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, bởi đây là nhóm thực phẩm mang lại nhiều giá trị hữu ích. Vậy, thực phẩm Organic là gì? Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thực phẩm hữu cơ thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu về thực phẩm Organic và các lưu ý cần biết qua bài viết sau.

1. Thực phẩm Organic là gì?

Thực phẩm Organic (hay thực phẩm hữu cơ) là thực phẩm được canh tác và chế biến theo tiêu chuẩn hữu cơ. Nhóm thực phẩm này được sản xuất theo tiêu chuẩn “3 Không” đó là:

  • Không sử dụng hương liệu, chất làm đặc, chất bảo quản.
  • Không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích tăng trưởng.
  • Không chứa thực phẩm biến đổi gen, không chiếu xạ tiệt trùng.

1.1. Các loại thực phẩm Organic

Một số loại thực phẩm được canh tác, chế biến theo tiêu chuẩn Organic là:

  • Rau, củ, quả

Các loại rau của quả phổ biến: Cà chua, ớt, cà rốt, su hào, rau bina, rau má, khoai tây, khoai lang, sắn, hành tây, tỏi, cam, chanh, bưởi, táo, lê, đào, nho, dâu tây,... Các thực phẩm này được trồng và chăm sóc tự nhiên, không sử dụng các hóa chất độc hại để sinh trưởng. Đây là các loại cây trồng được bón phân hữu cơ và sử dụng phương pháp trừ sâu thủ công.

vì sao gọi là thực phẩm Organic

Rau củ quả là một trong số những loại thực phẩm được canh tác, chế biến theo tiêu chuẩn Organic

  • Ngũ cốc

Gạo, lúa mì, yến mạch, đậu hạt,… là các loại ngũ cốc được canh tác tự nhiên, an toàn giống như các loại rau củ quả. Quá trình chế biến, bảo quản ngũ cốc được giám sát nghiêm ngặt. Ngũ cốc Organic không chứa chất bảo quản, chất chống mối mọt. Ngoài ra, ngũ cốc được làm khô tự nhiên, bảo quản theo tiêu chuẩn tránh ẩm mốc.

  • Thịt, trứng, sữa

Thịt gà, thịt bò, cá, tôm, trứng gia cầm, sữa bò, sữa dê,... cũng là các món ăn thuộc nhóm thực phẩm organic. Các loại vật nuôi như gà, vịt, tôm, cá,... sẽ được chăm sóc đúng tiêu chuẩn và rất tỉ mỉ. Chúng không ăn các thực phẩm biến đổi gen, không sử dụng hooc môn tăng trưởng, và ưu tiên môi trường sống thả rông ngoài tự nhiên.

  • Các sản phẩm từ sữa

Phô mai, sữa chua, bơ, kem,... được làm từ sữa Organic, trải qua quá trình chế biến cẩn thận, tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố vô trùng. Đặc biệt là không sử dụng chất làm đặc, chất bảo quản và các loại phụ gia khác.

vì sao gọi là thực phẩm Organic

Các sản phẩm được làm từ sữa Organic tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố vô trùng

  • Các gia vị

Muối, đường, tiêu, mật ong, dấm, gia vị thảo mộc,... đều cần được sản xuất với quy trình chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn.

1.2. Lợi ích khi chọn nguồn thực phẩm Organic

Quy trình sản xuất thực phẩm Organic phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Đây được xem là lựa chọn tốt hơn so với thực phẩm thông thường.

1.2.1. Thực phẩm Organic đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Thực phẩm Organic không sử dụng các hoá chất độc hại như: Thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, chất bảo quản,... Điều này giúp đẩy lùi các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như: Dị ứng, rối loạn nội tiết, ung thư... Với yêu cầu sản xuất nghiêm ngặt, thực phẩm Organic sẽ đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm.

vì sao gọi là thực phẩm Organic

Thực phẩm Organic không sử dụng các hoá chất độc hại

1.2.2. Thực phẩm Organic tươi ngon

Sản xuất theo phương pháp tự nhiên, thực phẩm Organic có hương vị đậm đà, mùi vị thơm ngon hơn so với thực phẩm thông thường. Để giữ được mùi vị nguyên bản của món ăn, bạn chỉ cần chế biến thực phẩm đơn giản.

1.2.3. Ăn thực phẩm Organic giúp tim mạch khỏe hơn

Nghiên cứu cho thấy, người ăn thực phẩm Organic có tim khỏe hơn, nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... thấp hơn người bình thường. Bởi vì, các sản phẩm hữu cơ thường ít muối, không có phụ gia nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Thực phẩm Organic đặc biệt phù hợp với người già và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém.

1.2.4. Nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm Organic cao hơn thực phẩm thông thường

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thực phẩm Organic chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao hơn so với thực phẩm thông thường. Sử dụng thực phẩm organic giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, phòng tránh trường hợp bị thiếu chất hoặc ngộ độc bởi thực phẩm bẩn. 

2. Lưu ý khi dùng thực phẩm Organic

Thực phẩm organic mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và môi trường, tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng đúng cách. Để không dùng nhầm thực phẩm organic giả mạo, kém chất lượng, bạn nên lưu ý một vài điểm quan trọng. Cụ thể như sau. 

vì sao gọi là thực phẩm Organic

Thực phẩm organic mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và môi trường

2.1. Cách phân biệt thực phẩm hữu cơ với thực phẩm khác

Phân biệt thực phẩm Organic với thực phẩm thông thường rất quan trọng, bởi vì thực phẩm Organic an toàn và có giá thành cao hơn. Hiểu cách nhận biết thực phẩm hữu cơ giúp bạn lựa chọn sản phẩm tốt, tránh mua nhầm thực phẩm không an toàn.

2.1.1. Giấy chứng nhận thực phẩm Organic

Thực phẩm Organic phải được cơ quan uy tín cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn sản xuất và chế biến hữu cơ. Người tiêu dùng cần kiểm tra và tìm hiểu về giấy chứng nhận này.

Ví dụ: Nổi tiếng nhất là chứng nhận USDA Organic của Mỹ, EU Organic của Liên minh Châu Âu hay NASAA của Úc. 

2.1.2. Các logo chứng nhận thực phẩm hữu cơ trên thế giới

Một số logo chứng nhận phổ biến là USDA Organic (Mỹ), EU Organic (Liên minh Châu Âu), JAS (Nhật Bản), ACO và NASAA (Australia), Soil Association (Anh), BIO (Ý)... Bạn cần tìm hiểu về ý nghĩa và tiêu chuẩn của từng logo này.

Đồng thời, bạn nên chọn sản phẩm Organic tại các cửa hàng uy tín, tránh mua phải hàng nhái, hàng thông thường được dán thêm mác Organic.

Bạn cũng có thể tìm hiểu về nguồn gốc và thông tin sản phẩm được in trên nhãn mác để đảm bảo đây là thực phẩm Organic thực sự. Phân biệt đúng thực phẩm Organic giúp bạn tránh được những sản phẩm giả mạo hoặc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

vì sao gọi là thực phẩm Organic

Logo chứng nhận thực phẩm hữu cơ USDA Organic (Mỹ)

2.2. Lưu ý trong chế biến thực phẩm hữu cơ

Khi bạn chế biến thực phẩm Organic, cần lưu ý một số điểm sau. 

  • Bảo quản đúng cách

Bạn cần bảo quản thực phẩm Organic cẩn thận, quan tâm tới nhiệt độ, độ ẩm phù hợp để tránh hư hỏng và mất chất dinh dưỡng món ăn. Ngoài ra, bạn còn cần tách biệt thực phẩm Organic với các loại thực phẩm thông thường để tránh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm hóa chất chéo.

  • Chế biến đơn giản 

Bạn nên chế biến thực phẩm Organic bằng cách đơn giản để giữ được giá trị dinh dưỡng và hương vị tốt nhất. Tránh sử dụng nhiệt độ quá cao, không dùng quá nhiều hương liệu, các loại gia vị công nghiệp.

  • Rửa sạch trước khi sử dụng

Dù thực phẩm hữu cơ rất an toàn nhưng bạn vẫn cần rửa kỹ các loại rau, củ, quả để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng. Bạn nên tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể để lại dư lượng độc hại.

Tuân thủ các lưu ý trên sẽ giúp bảo toàn tối đa chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm Organic.

vì sao gọi là thực phẩm Organic

Dù thực phẩm hữu cơ rất an toàn nhưng vẫn cần rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng

2.3. Lưu ý sau khi dùng thực phẩm hữu cơ

Sau khi sử dụng sản phẩm hữu cơ, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ như sử dụng các thực phẩm thông thường. Sau đây là một số lời khuyên về chăm sóc răng sau khi sử dụng sản phẩm hữu cơ:

  • Súc miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng ngay sau khi ăn.
  • Khi ăn cá thịt, rau củ bị giắt răng, nên sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch. Tránh sử dụng tăm, chìa khóa, móng tay để xỉa răng vì rất mất vệ sinh và ảnh hưởng xấu đến lợi.
  • Tránh ăn vặt dù đó là thực phẩm hữu cơ.

Thực phẩm Organic hay thực phẩm hữu cơ là các loại thực phẩm được canh tác, chế biến theo quy trình an toàn. Thực phẩm Organic không chứa các chất độc hại hay phụ gia thực phẩm. Bạn nên sử dụng sản phẩm hữu cơ đúng cách, phù hợp để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình. Chúc các bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp