Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
ÁP XE RĂNG KHÔN: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CHỮA TRIỆT ĐỂ
Mục lục nội dung
1. Như thế nào là áp xe răng khôn?
Áp xe răng khôn là thuật ngữ dùng để chỉ răng khôn (răng số 8) bị nhiễm trùng nghiêm trọng, có ổ mủ hình thành ở chân răng. Ở một số trường hợp, ổ mủ xuất hiện trong nướu hoặc cổ răng. Bác sĩ khẳng định, áp xe răng khôn chính là hệ quả của tình trạng viêm nướu, viêm tủy, sâu răng khôn,... không được điều trị kịp thời.
2. Biến chứng có thể xảy ra khi bị áp xe răng khôn
Chức năng của răng khôn hiện vẫn đang là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, khi răng khôn bị áp xe sẽ gây ra các ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của Quý khách.
-
Tăng nguy cơ tiêu xương hàm nếu không điều trị kịp thời.
-
Làm ảnh hưởng răng số 7 kế cận, gây sâu răng, viêm nướu, răng lung lay,...
-
Nguy cơ vỡ túi áp xe, vi khuẩn xâm nhập vào não và mạch máu gây bệnh lý nghiêm trọng: Áp xe não, nhiễm trùng máu, viêm phổi,...
-
Làm cho Quý khách luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, chất lượng đời sống bị suy giảm.
Áp xe răng khôn cảnh báo nhiễm trùng đang lan rộng
3. Dấu hiệu nhận biết Quý khách đang bị áp xe răng khôn
Để nhận biết tình trạng áp xe răng khôn, Quý khách có thể dựa vào 1 số dấu hiệu như sau:
-
Răng khôn bị đau nhức dữ dội và cơn đau tăng dần theo thời gian. Cơn đau răng đặc biệt nghiêm trọng hơn khi Quý khách ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
-
Vùng nướu ở vị trí răng khôn bị sưng đỏ, Quý khách có thể nhìn thấy mủ tích tụ bằng mắt thường.
-
Hơi thở có mùi hôi khó chịu dù Quý khách đã đánh răng kỹ lưỡng.
-
Cơ thể Quý khách luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm thấy chán ăn và có thể bị sốt nhẹ.
-
Răng khôn bị áp xe sẽ lung lay nhẹ.
-
Viêm họng, viêm Amidan cũng là 1 trong các dấu hiệu của áp xe răng khôn.
-
Răng khôn bị áp xe còn gây ù tai, đau đầu, làm cho cơ thể suy nhược.
4. Nguyên nhân và cách chữa áp xe răng khôn triệt để
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho răng khôn bị áp xe. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, Quý khách cần áp dụng cách chữa trị tương ứng. Thông tin chi tiết sau đây sẽ giúp Quý khách nắm rõ hơn về vấn đề này.
Áp xe răng khôn khi răng mọc ngầm
4.1. Do các bệnh lý răng miệng không được điều trị dứt điểm
Áp xe răng khôn là biến chứng xảy ra khi sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... không được trị dứt điểm. Vì vậy, nếu muốn chữa áp xe răng khôn trong trường hợp này, Quý khách cần tập trung điều trị các bệnh lý răng miệng hiện có.
Cách chữa: Quý khách có thể sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh để diệt khuẩn và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng ở chân răng. Các loại thuốc được bác sĩ thường chỉ định thường là: Penicillin, Amoxicillin, Tetracycline, Doxycycline, và Metronidazole,...
4.2. Áp xe răng khôn do không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây áp xe răng khôn. Sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn vào khoang miệng không chỉ làm răng khôn bị viêm, mà còn gây ra các bệnh lý khác.
Cách chữa: Quý khách có thể dùng nước súc miệng có chứa Chlorhexidine để tiêu diệt hại khuẩn tích tụ ở chân răng. Việc làm này giúp ngăn ngừa lây lan tình trạng nhiễm trùng sang các vùng lân cận.
Ngoài ra, Quý khách còn cần tập thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cụ thể là: Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, làm sạch mặt lưỡi sạch sẽ,...
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Nhận ưu đãi nhổ răng khôn lên đến 50%
4.3. Thất bại khi điều trị nội nha
Điều trị nội nha là cách gọi khác của rút tủy - phương pháp dùng để chữa sâu răng ăn sâu vào tủy. Điều trị nội nha có thể thất bại do bác sĩ lấy tủy không sạch hoặc không vô khuẩn đúng tiêu chuẩn trước khi trám bít ống tủy. Điều này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và gây áp xe răng khôn.
Cách chữa: Để chữa áp xe răng khôn trong trường hợp này, Quý khách cần áp dụng thủ thuật xâm lấn dẫn lưu mủ. Phương pháp này nhằm loại bỏ mủ viêm ở chân răng, làm sạch ống tủy và trám bít kỹ lưỡng. Sau khi hoàn tất, sự lây lan của vi khuẩn sẽ được ngăn chặn, vi khuẩn không còn cơ hội tiến sâu vào ngà răng.
Răng khôn bị sâu làm tăng nguy cơ hình thành ổ áp xe
4.4. Bị áp xe răng khôn do suy yếu hệ miễn dịch
Nếu Quý khách có hệ miễn dịch yếu, thì nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu, áp xe răng khôn sẽ cao hơn so với người khỏe mạnh. Các bệnh lý răng miệng làm lợi khuẩn trong khoang miệng suy giảm, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và hình thành ổ mủ ở chân răng.
Cách chữa: Trước tiên, Quý khách cần tăng cường bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch. Cụ thể là các thức ăn giàu: Canxi, Vitamin, Magie, Protein,... Sau đó, Quý khách cần đến nha khoa để thăm khám và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để xác định nguyên nhân và chữa áp xe răng khôn an toàn nhất, Quý khách cần đến nha khoa uy tín để được bác sĩ hỗ trợ. Quý khách tuyệt đối không nên tự ý chữa áp xe răng tại nhà, vì điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
5. Làm sao để phòng ngừa áp xe răng khôn?
Để phòng ngừa bị áp xe răng khôn, Quý khách cần:
-
Chủ động nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, răng khôn bị sâu hoặc mọc đâm vào răng số 7.
-
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đúng cách tối thiểu 2 lần/ngày.
-
Thay bàn chải định kỳ 2-3 tháng 1 lần, dùng nước súc miệng của hàm lượng Fluor thích hợp.
-
Tuân thủ lịch khám răng đúng định kỳ 6 tháng 1 lần.
-
Hạn chế dùng thức ăn có chứa nhiều đường, thức ăn quá cứng hoặc quá dai,...
Nhổ răng khôn là cách ngăn ngừa áp xe triệt để nhất
Nhìn chung, nhổ răng khôn chính là giải pháp chữa áp xe răng dứt điểm. Và việc nhổ răng khôn không làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của Quý khách. Để nhổ răng khôn an toàn, Quý khách cần tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín.
Tâm Đức Smile là địa chỉ mà Quý khách không thể bỏ qua khi có nhu cầu thăm khám sức khỏe răng miệng. Tâm Đức Smile quy tụ bác sĩ tay nghề cao, trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, đã điều trị hàng trăm ca nhổ răng khôn thành công. Đến với Tâm Đức Smile, Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm, vì nhổ răng khôn được hạn chế xâm lấn, không gây bất kỳ biến chứng nào.
Áp xe răng khôn là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, mà còn làm chất lượng đời sống của Quý khách bị giảm sút. Vì vậy, việc tìm xác định nguyên nhân và cách xử lý bệnh lý này là rất cần thiết.
Quý khách thường xuyên bị đau nhức răng khôn, hãy gọi ngay cho Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ hỗ trợ. Quý khách đặt hẹn tại đây để nhận ưu đãi thăm khám miễn phí khi đến nha khoa.