Trang chủ / Kiến thức / BỊ RÁCH LỢI CHÂN RĂNG PHẢI LÀM SAO? RÁCH LỢI CÓ LIỀN ĐƯỢC KHÔNG?

BỊ RÁCH LỢI CHÂN RĂNG PHẢI LÀM SAO? RÁCH LỢI CÓ LIỀN ĐƯỢC KHÔNG?

Khi bạn đánh răng quá lực, bàn chải chạm mạnh vào lợi (vùng chân răng), dẫn đến rách lợi, chảy máu… gọi là rách lợi chân răng. Rách lợi ở chân răng làm bạn cảm thấy đau buốt, khó chịu… Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn cách khắc phục, xử lý, điều trị kịp thời.

1. Bị rách lợi chân răng phải làm sao?

Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như: Va đập mạnh khi chơi thể thao, ăn phải thực phẩm cứng, bị xóc… làm cho bạn bị rách lợi chân răng. Điều đầu tiên bạn cần làm là thật bình tĩnh, tìm cách cầm máu và kiểm tra xem mức độ rách lợi nghiêm trọng như thế nào. 

Nếu vết rách lợi nhỏ, bạn có thể tự xử lý tại nhà, vết thương sẽ tự lành nếu chăm sóc tốt. Ngược lại, nếu vết rách lợi quá dài, sâu… là trường hợp nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện, nha khoa để xử lý vết thương .

1.1. Điều trị tại nha khoa

Với trường hợp rách lợi chân răng nghiêm trọng, bạn nên cầm máu ngay bằng bông gạc, có thể súc miệng bằng nước muối loãng để phòng ngừa viêm nhiễm. Sau đó, bạn đến nha khoa gần nhất để xử lý kịp vết thương. 

rách lợi chân răng

Bạn nên đến nha khoa gần nhất để xử lý kịp vết thương

Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bằng cách:

  • Chụp X-quang (nếu nghi vết thương làm chấn thương xương hàm, răng,...) và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp. Bạn có thể phải phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Trong trường hợp nhẹ hơn thì chỉ cần sát khuẩn vết thương và khâu lại.
  • Bác sĩ sẽ tư vấn và kê thêm cho bạn thuốc kháng viêm để vết thương hồi phục nhanh hơn.

1.2. Chăm sóc lợi tại nhà

Bạn có thể xử lý vết thương rách lợi chân răng tại nhà nếu vết rách không quá nghiêm trọng. Bạn nên cầm máu bằng bông gạc, sau đó súc miệng bằng nước muối loãng để chống nhiễm trùng. Bạn có thể dùng thêm thuốc điều trị vết thương tại các nhà thuốc hoặc chườm lạnh phía ngoài để giảm đau nhức.

Ngoài việc xử lý vết thương ngay tại thời điểm bị thương, bạn nên tuân thủ lời khuyên sau đây để hồi phục tốt hơn.

1.2.1. Dùng bàn chải lông mềm để tránh bị rách lợi chân răng

Bạn không nên dùng bàn chải đánh răng có lông cứng trong khi rách lợi ở chân răng, vì sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương đang hồi phục. Bàn chải lông cứng còn dễ làm tổn thương nướu và gây ra các bệnh về răng miệng khác như: Mòn răng, viêm nha chu, làm răng nhạy cảm…

Bạn nên sử dụng loại bàn chải có kích cỡ phù hợp, lông mềm mịn, đánh răng nhẹ nhàng, đặc biệt là ở vùng rách lợi. Tránh tác động nhiều đến vùng rách lợi để vết thương mau lành hơn.

1.2.2. Bỏ thói quen dùng răng cắn vật nhọn để tránh bị rách lợi chân răng

Bạn nên bỏ thói quen dùng răng cắn vật nhọn, vừa để tránh tác động vùng lợi bị thương, vừa ngăn có thêm vết thương khác. Thói quen dùng răng cắn, xé (băng keo, đầu bút…) còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khác cho răng miệng như mẻ răng, nứt răng, thậm chí rụng răng.

1.2.3. Bảo vệ răng và lợi khi tham gia các hoạt động thể thao

Bảo vệ răng và lợi khi tham gia các hoạt động thể thao là điều hết sức cần thiết. Máng bảo vệ răng miệng sẽ giảm thiểu lực va chạm trong khi bạn vận động mạnh. 

Bạn có thể thoải mái, yên tâm chơi thể thao trong khi đang rách lợi chân răng, với điều kiện là phải có dụng cụ bảo vệ răng lợi.

rách lợi chân răng

Bảo vệ răng và lợi khi tham gia các hoạt động thể thao là điều hết sức cần thiết

1.2.4. Hạn chế dùng các chất kích thích gây viêm nướu, hại răng

Bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Vì các chất này ảnh hưởng xấu đến vết thương.

  • Rượu bia: Trong thời gian điều trị rách lợi, nướu của bạn đang rất nhạy cảm, bạn nên hạn chế hết mức dùng rượu bia. Vì trong rượu bia có chứa axit gây ảnh hưởng đến vết thương hở, làm chậm quá trình hồi phục, tăng nguy cơ viêm nhiễm… Uống quá nhiều rượu bia còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng
  • Thuốc : Có thể bạn chưa biết, thuốc lá là nguyên nhân gây nhiễm trùng và làm chậm quá trình tái tạo các mạch máu mới trong vết thương. Hút thuốc lá còn làm cho răng ố vàng, dẫn đến viêm quanh răng mạn tính, mất răng… Vì thế, bạn cần hạn chế hút thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử) trong quá trình điều trị rách lợi chân răng tại nhà.

1.2.5. Bổ sung thực phẩm tốt cho răng và nướu

Trong thời gian điều trị rách lợi, bạn cần tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết qua thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp vết thương mau chóng hồi phục, răng và nướu khỏe mạnh hơn. Các loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho răng và nướu là: 

  • Rau xanh: Rau chân vịt, cải bó xôi, cải kale… chứa nhiều vitamin C, K và canxi, giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm.
  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa và các sản phẩm từ sữa, phô mai… chứa nhiều thành phần canxi giúp xương, răng chắc khỏe, nướu khỏe mạnh hơn.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin D: Cá hồi, cá ngừ… vitamin D hỗ trợ giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau củ quả, dưa leo, cà rốt… giúp làm sạch răng, kích thích  nướu…
  • Thực phẩm chứa probiotic: Có nhiều trong sữa chua, kimchi lên men, kombucha… Thành phần probiotic giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại, bảo vệ nướu hiệu quả.
  • Nước uống: Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về nướu, hỗ trợ tốt cho sức khỏe của toàn bộ cơ thể.

rách lợi chân răng

Bạn cần tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết

1.3. Rách lợi có liền được không?

Rách lợi chân răng có thể tự liền (hồi phục) nếu bạn biết cách điều trị, chăm sóc nướu đúng cách.  

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến thói quen ăn uống, tránh sử dụng các loại thức ăn cay nóng, các loại đồ uống có gas. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

2. Ảnh hưởng khi bị rách lợi

Nhiều người hay xem nhẹ khi bị rách lợi chân răng, tuy nhiên, vết thương này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Nếu không được xử lý kịp thời, rách lợi có thể dẫn đến hôi miệng, viêm tủy răng,... Nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu và ảnh hướng đến tính mạng.

Rách lợi ở chân răng ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? Mời bạn theo dõi tiếp ngay sau đây.

2.1. Rách lợi dẫn đến nhiễm trùng lợi

Khi bạn ăn uống trong thời gian bị rách lợi chân răng, các mảng thức ăn dễ bám vào vết thương, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi. Từ đó hình thành nên các ổ viêm nhiễm làm vết thương sưng to và lan ra vùng nướu bên cạnh. Trường hợp rách lợi nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng xương hàm, nhiễm trùng máu.

2.2. Rách lợi gây đau rát, khó chịu

Khi bị rách lợi, lợi sưng to gây cảm giác đau rát, khó chịu, nhất là khi ăn các món ăn quá cay, quá nóng. Rách lợi ở chân răng làm giảm khả năng ăn nhai, làm cho bạn ăn không ngon, chán ăn.

rách lợi chân răng

Rách lợi ở chân răng làm giảm khả năng ăn nhai

2.3. Rách lợi làm tăng nguy cơ bị tích tụ cao răng

Rách lợi chân răng làm tăng nguy cơ tích tụ cao răng. Vì trong thời gian điều trị rách lợi, bạn rất ngại tiếp xúc với vùng vết thương, thậm chí là đánh răng. Thế nên, mảng bám thức ăn còn sót lại trên khu vực rách lợi tồn đọng lại. Các mảng bám tiếp tục bị vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ có trong tuyến nước bọt, tạo nên cao răng dày đặc.

Trường hợp này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi: “Bị rách lợi chân răng phải làm sao? Rách lợi có liền được không? Rách lợi ảnh hưởng gì?”. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự, bạn đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây để được bác sĩ tư vấn miễn phí.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp