Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
MÔ TẢ CÁC GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG MẮC CÀI CHI TIẾT TỪ A - Z
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn niềng răng
Trong nha khoa, niềng răng là 1 kỹ thuật tương đối phức tạp, cần duy trì thời gian thực hiện trong khoảng 2-3 năm tuỳ vào mức độ răng bị lệch. Quy trình niềng răng sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để đảm bảo kết quả thẩm mỹ cuối cùng.
Theo thông tin được cung cấp từ các bác sĩ uy tín, các giai đoạn niềng răng cụ thể được chia như sau:
-
Thăm khám và lên kế hoạch điều trị.
-
Tách kẽ và cố định mắc cài.
-
Làm đều răng.
-
Đóng khoảng trong niềng răng.
-
Điều chỉnh khớp cắn.
-
Tháo niềng và đeo hàm duy trì.
Dù quý khách lựa chọn phương pháp chỉnh nha nào sẽ đều phải trải qua các bước cơ bản vừa được đề cập.
1.1. Thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị
Bước thực hiện đầu tiên trong các giai đoạn niềng răng chính là thăm khám và tư vấn, hoặc còn được gọi là tiền chỉnh nha. Trước tiên, sức khỏe răng miệng của quý khách sẽ được bác sĩ kiểm tra. Thông qua kết quả chụp X-Quang răng, tình trạng khớp cắn và mức độ lệch của răng sẽ được xác định chính xác.
Căn cứ vào kết quả có được, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị chi tiết và thích hợp nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn, giải đáp các thắc mắc được đặt ra, đề xuất phương pháp chỉnh nha phù hợp dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của quý khách.
1.2. Giai đoạn tách kẽ và cố định mắc cài
Trong số các giai đoạn niềng răng, giai đoạn tách kẽ và cố định mắc cài chỉ được thực hiện khi quý khách đã đồng ý với phác đồ điều trị. Riêng đối với trường hợp niềng răng trong suốt, thông tin dấu hàm của quý khách sẽ được chuyển sang đơn vị chế tác khay niềng.
Đặt thun tách kẽ và gắn band niềng là bước thực hiện tiếp theo cần được tiến hành. Mục đích của việc làm này chính là tạo điểm tựa cho các khí cụ chỉnh nha hoặc thun liên hàm. Nhờ đó, răng được dịch chuyển dễ dàng hơn.
Thông thường, trên phần band niềng sẽ được thiết kế với phần móc cài và ống nhỏ, để dây cung có thể luồn qua. Sau khi band niềng đã được gắn hoàn tất, bác sĩ sẽ bắt đầu cố định mắc cài lên bề mặt răng của quý khách.
1.3. Làm đều răng
Sau khi được cố định lên thân răng, mắc cài và các khí cụ chỉnh nha khác sẽ bắt đầu tạo lực để dịch chuyển răng theo phác đồ điều trị đã được xây dựng trước đó. Và làm đều răng (hay còn gọi là dàn đều răng) cũng là 1 trong các giai đoạn niềng răng cần được đề cập.
Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng những loại mắc cài và dây cung có kích thước lớn để thân răng xoay trục. Giai đoạn này thường diễn ra từ 2-4 tháng, và quý khách sẽ không thể nhận thấy sự dịch chuyển của răng bằng mắt thường. Tuy nhiên, Quý khách vẫn có thể cảm nhận được sự thay đổi của trục răng.
Trong trường hợp khung hàm không còn đủ chỗ trống để răng có thể dàn đều, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoặc cắt kẽ răng. Chỉ định này chỉ được đề xuất sau khi mắc cài đã được gắn cố định từ 1 tháng trở lên.
1.4. Đóng khoảng trong niềng răng
Sau khi các răng đã được dịch chuyển đến vị trí thẩm mỹ hơn, bác sĩ sẽ bắt đầu kéo răng cửa và răng nanh đến khoảng trống của những chiếc răng đã bị nhổ. Mục đích của bước này chính là để làm khít hàm răng, giúp quý khách có được nụ cười đều đặn.
Thông qua việc sử dụng cơ chế trượt của dây cung, các khoảng trống trên cung hàm sẽ được lấp đầy. Trong số các giai đoạn niềng răng, đóng khoảng chính là giai đoạn cần thực hiện tỉ mỉ nhất. Nếu bác sĩ không kiểm soát tốt, chân răng sẽ bị bật ra ngoài. Chính vì vậy, việc lựa chọn một địa chỉ niềng răng uy tín và có bác sĩ lành nghề là vô cùng quan trọng.
Riêng đối với trường hợp chỉnh nha nhưng không nhổ răng sẽ không cần thực hiện bước này. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành tinh chỉnh từng răng, thay đổi lực siết thích hợp theo từng giai đoạn.
Để thực hiện đóng khoảng trong niềng răng, có 3 phương pháp thường được bác sĩ áp dụng:
-
Dùng Minivis được ứng dụng trong trường hợp điều chỉnh răng hô, răng móm.
-
Dùng chun đóng khoảng được ứng dụng trong trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc, khấp khểnh.
-
Dùng móc kéo có thể được ứng dụng đối với nhiều trường hợp khác nhau. Dạng này thường gây khó chịu, cộm cấn cho người niềng trong những ngày đầu.
1.5. Điều chỉnh khớp cắn
Sau khi đóng khoảng trong niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại khớp cắn để giúp quý khách đảm bảo khả năng ăn nhai. Đây là giai đoạn giúp nắn chỉnh các răng lệch lạc.
Để tạo nên khớp cắn chuẩn cho kết quả niềng răng, bác sĩ sẽ cần điều chỉnh khớp cắn ở cả hàm trên và dưới. Thông qua giai đoạn này, khả năng ăn nhai sẽ được cải thiện rõ rệt. Khi răng được sắp xếp ổn định, các khuyết điểm trước đó trên răng đều sẽ được chỉnh sửa. Sau cùng, tổng thể gương mặt sẽ trở nên cân đối và hài hoà hơn.
Hình ảnh khách hàng trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile
>>> Xem thêm:
Niềng răng ăn gì? 18 loại thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng
1.6. Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Sau khi đã sở hữu được hàm răng đều và đẹp, quý khách cần đeo hàm duy trì thêm vài tháng để răng ổn định, cố định vĩnh viễn ở vị trí thẩm mỹ. Trong số các giai đoạn niềng răng, tháo niềng và đeo hàm duy trì chính là bước cuối cùng cần thực hiện.
Trước khi chính thức tháo bỏ các khí cụ, bác sĩ sẽ cần kiểm tra chi tiết về tình trạng răng và khớp cắn của quý khách để chắc chắn về sự ổn định. Nếu kết quả đạt chuẩn, quý khách sẽ được tháo niềng và bắt đầu thời gian đeo hàm duy trì từ 6 tháng đến 1 năm. Bước thực hiện này cần thiết với cả khi quý khách sử dụng khay niềng trong suốt.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự tác động của hàm duy trì đối với kết quả niềng răng. Theo đó, thời gian đeo hàm duy trì 1 năm sẽ mang lại cho quý khách hiệu quả tối ưu nhất. Nhờ vậy, các răng sẽ được cố định vĩnh viễn tại vị trí mong muốn.
2. Niềng răng ở giai đoạn nào thì khó khăn nhất?
Theo nhận định của các bác sĩ nha khoa, 3 tháng thực hiện đầu tiên - Bước làm đều răng trong các giai đoạn niềng răng chính là thời điểm khó khăn nhất. Vì tại giai đoạn này, cơ thể của quý khách chưa thực sự quen với sự xuất hiện của mắc cài.
Sự mới mẻ của các khí cụ chỉnh nha làm cho khoang miệng có cảm giác vướng víu và khó chịu. Khi không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, mắc cài rất dễ bị bung tuột hoặc thậm chí gây kích ứng, tổn thương mô mềm. Với những đặc điểm vừa kể, nên 3 tháng đầu tiên khi chỉnh nha được đánh giá là giai đoạn khó, cần được bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm hỗ trợ thực hiện.
3. Niềng răng trong suốt Invisalign - Giải pháp niềng răng cho hơn 15 triệu nụ cười trên thế giới
So với niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt Invisalign sẽ mang đến cho quý khách trải nghiệm nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Phương pháp này sở hữu vật liệu và hình thức độc quyền, dịch chuyển răng chính xác nhờ vào bộ khay niềng ôm sát thân răng. Để khắc phục các khó khăn hiện có của niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt Invisalign chính là sự lựa chọn thích hợp nhất.
Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, Quý khách đã có hiểu hơn về các giai đoạn niềng răng mắc cài. Thực chất, mỗi giai đoạn niềng răng đều có vai trò riêng biệt, giúp hoàn thiện quy trình chỉnh nha và mang đến cho quý khách nụ cười hoàn thiện. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, quy trình niềng răng cần được tiến hành theo phác đồ đã được xây dựng bởi bác sĩ giỏi. Đồng thời, từng bước trong giai đoạn niềng răng đều cần nhận được sự phối hợp chặt chẽ của quý khách để quá trình chỉnh nha diễn ra đúng theo kế hoạch.
Quý khách muốn biết kế hoạch niềng răng của mình mất bao nhiêu thời gian, hãy gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ tư vấn cụ thể.