Trang chủ / Kiến thức / TUỔI MỌC RĂNG VĨNH VIỄN Ở TRẺ LÀ BAO NHIÊU?

TUỔI MỌC RĂNG VĨNH VIỄN Ở TRẺ LÀ BAO NHIÊU?

Mọc răng là quá trình bắt đầu từ lúc mầm răng được hình thành cho tới khi răng xuất hiện trong khoang miệng. Răng sữa của trẻ thường mọc vào thời điểm 5 - 6 tháng tuổi. Khi hoàn thiện răng sữa, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn. Vậy tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là bao nhiêu? Quý khách hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu về tuổi cũng như các giai đoạn mọc răng vĩnh viễn của trẻ.

1. Tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ thường là bao nhiêu?

Trước khi mọc răng vĩnh viễn, trẻ sẽ trải qua giai đoạn mọc răng sữa. Thông thường, răng sữa sẽ mọc khi trẻ lên 5 - 6 tháng tuổi và hoàn thiện khi đã lên 3. Giai đoạn này, những chiếc răng sữa được xem là vật giữ chỗ, thay thế tạm thời cho răng vĩnh viễn sắp mọc. Vậy tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là bao nhiêu?

Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc khi trẻ lên 6 tuổi, đây là độ tuổi phổ biến nhất. Những chiếc răng này có thể mọc sớm hay muộn hơn, phụ thuộc vào thời điểm mà răng sữa rụng. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu răng sữa mọc sớm thì bé có khả năng mọc răng vĩnh viễn sớm. Ngược lại, nếu ban đầu bé mọc răng sữa muộn thì thời điểm mọc răng vĩnh viễn cũng sẽ muộn hơn. Những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lần lượt theo thứ tự và hoàn thiện trong khoảng 7 năm. Theo thống kê, mỗi trẻ sẽ mọc 20 răng sữa, 10 chiếc ở mỗi hàm. Trong khi đó, số lượng răng vĩnh viễn ở mỗi người trưởng thành là 32, tương ứng với một bên 16 chiếc.

Trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn khi lên 6 tuổi

Trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn khi lên 6 tuổi

2. Trình tự mọc răng vĩnh viễn ở trẻ

Thông thường, răng sẽ mọc theo thứ tự và mọc theo từng cặp trên khung hàm. Thứ tự và độ tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ cụ thể như sau.

Độ tuổi mọc răng

Loại răng

Vị trí răng cụ thể

6-7 tuổi

2 răng cửa ở vị trí giữa hàm dưới

Răng số 1 

6-7 tuổi

Bắt đầu mọc 4 răng hàm lớn

vĩnh viễn đầu tiên

Răng số 6

7 tuổi

2 răng cửa ở vị trí giữa của hàm trên

Răng số 1

7-8 tuổi

2 răng cửa bên hàm dưới

Răng số 2

8 tuổi

2 răng cửa bên hàm trên

Răng số 2

9-11 tuổi

2 răng hàm nhỏ nằm

ở vị trí hàm trên thứ nhất 

Răng số 4

9-11 tuổi

2 răng hàm nhỏ nằm

ở vị trí hàm dưới thứ nhất

Răng số 4

10-12 tuổi

2 răng nanh hàm trên

Răng số 3

9-12 tuổi

2 răng nanh hàm dưới

Răng số 3

10-12 tuổi

2 răng hàm dưới thứ hai

Răng số 5

10-12 tuổi

2 răng hàm trên thứ hai

Răng số 5

11-13 tuổi

4 răng hàm lớn vĩnh viễn mọc cuối cùng

Răng số 7

Răng khôn (răng số 8) là trường hợp mọc răng đặc biệt nhất. Có người chỉ mọc một chiếc, hai chiếc hay ba chiếc nhưng cũng có người mọc đồng thời cả 4 răng khôn. Răng số 8 sẽ mọc vào độ tuổi 17 - 25, một số người có thể muộn hơn. Những chiếc răng này sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ đi do chúng mọc lệch và gần như không hỗ trợ chức năng ăn nhai.

3. Yếu tố ảnh hưởng tới quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ

Thời gian mọc răng ở trẻ có sự khác nhau, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với độ tuổi phổ biến. Một số yếu tố dưới đây có thể tác động tới tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ.

3.1. Tuổi mọc răng vĩnh viễn phụ thuộc tính di truyền

Trong gia đình, nếu bố mẹ hay ông bà mọc răng sớm thì thông thường bé cũng sẽ mọc răng sớm. Ngược lại, nếu trong gia đình mọc răng muộn thì tuổi mọc răng của bé cũng sẽ muộn hơn so với bình thường.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3.2. Vấn đề dinh dưỡng

Đây là yếu tố quan trọng, có tính quyết định tới tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ. Mầm răng sữa và răng vĩnh viễn được hình thành ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ. Nếu mẹ được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp xương, răng của bé chắc khỏe hơn. Ngược lại, nếu trong thời gian mang bầu, mẹ bị thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể cũng có thể làm cho bé mọc răng muộn.

Dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời cũng quyết định tới độ tuổi mọc răng. Quý khách cần bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho xương, răng bé phát triển.

Bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho xương, răng bé phát triển

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để bé mọc răng đúng tuổi

3.3. Thiếu mầm răng vĩnh viễn ảnh hưởng đến tuổi mọc răng vĩnh viễn

Rất nhiều trường hợp răng sữa của bé đã rụng đi, răng vĩnh viễn mãi không thấy mọc lên. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trẻ bị thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc răng mọc ngầm.
Ở một số trẻ, nếu răng sữa bị chấn thương hoặc nhổ răng sớm do sâu răng, lợi có thể bị xơ hóa. Chính nguyên nhân này làm răng vĩnh viễn không thể mọc lên được như bình thường.

4. Quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ cần chú ý điều gì?

Trong quá trình mọc răng, một số hành động, thói quen có thể làm răng bé mọc không đều, mọc lệch. Điều này đã ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ và có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Để bé có một hàm răng đều đẹp, Quý khách nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

4.1. Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, đồ dai cứng

Nếu bé cảm thấy khó chịu hoặc đau khi mọc răng vĩnh viễn, Quý khách có thể cho bé ăn thức ăn mềm như súp, cháo, uống sữa,… Quý khách nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt hay nhai đồ cứng, kẹo cao su,… Chúng có thể làm răng của bé mọc chậm hơn, mọc không đều, đẹp.

4.2. Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng

Khi trẻ mọc răng vĩnh viễn, Quý khách nên rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Khoang miệng luôn sạch sẽ có thể ngăn chặn vi khuẩn phát triển, giúp nướu răng thêm chắc khỏe.

Vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ răng miệng cho trẻ

Vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ răng miệng cho trẻ 

Vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ răng miệng cho trẻ 

4.3. Chú ý thời điểm mọc răng, tuổi mọc răng vĩnh viễn của bé 

Quý khách nên ghi nhớ lịch mọc răng của trẻ và theo dõi thường xuyên để biết bé có bị chậm mọc răng hay không. Trường hợp bé mọc chậm răng, Quý khách cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân. Việc hiểu rõ thứ tự và thời điểm mọc răng vĩnh viễn ở trẻ đóng vai trò quan trọng. Những bất thường về tiến trình, độ tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ có thể dẫn tới việc lệch khớp cắn và hàm sau này.

Ngoài ra, Quý khách không nên nhổ răng sữa cho bé quá sớm. Răng sữa nhổ quá sớm có thể gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và sự phát triển của nướu, xương hàm. Tuy nhiên, nếu Quý khách nhổ răng sữa cho bé quá muộn, răng vĩnh viễn có thể mọc lệch và chệch ra khỏi khung hàm.

Nhổ răng sữa ở trẻ sớm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nướu và xương hàm

Nhổ răng sữa ở trẻ quá sớm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nướu và xương hàm

4.4. Ngăn chặn một số thói quen không tốt ở trẻ

Mút tay, đẩy lưỡi, dùng tay chạm vào răng, ngậm đồ vật cứng…đều là những thói quen dễ làm răng mọc chậm hơn. Lúc này răng vĩnh viễn còn rất yếu, chưa phát triển hoàn toàn. Chỉ cần có một lực nhỏ tác động, răng có thể mọc sai lệch.

Bên cạnh đó, một số thói quen như chống cắm, nghiến răng, thở bằng miệng…đều làm cho răng bị món, hô hay lệch. Nếu không phát hiện và khắc phục sớm có thể ảnh hưởng tới nụ cười của trẻ sau này.

>>> Xem thêm: 

Quá trình mọc răng ở trẻ và cách chăm sóc đúng cách

4.5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng của trẻ trong độ tuổi mọc răng vĩnh viễn

Trong độ tuổi mọc răng vĩnh viễn, bé cần được cung cấp đủ canxi và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Chính vì vậy, Quý khách nên cho trẻ ăn đa dạng món ăn như: Thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh, trái cây….Bé nên hạn chế những thức ăn quá nhiều đường, dầu mỡ…bởi chúng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây bệnh lý răng miệng.

Trên đây là những giải đáp về tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ và một số lưu ý quan trọng trong giai đoạn này. Nhìn chung, thời gian mọc răng của trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Quan trọng nhất là Quý khách cần nắm rõ dấu hiệu mọc răng để có cách chăm sóc phù hợp. Nếu có thắc mắc về vấn đề mọc răng ở trẻ, Quý khách hãy liên hệ với Nha khoa Tâm Đức Smile theo 2 cách dưới đây:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp