Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
NIÊM MẠC MIỆNG LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NIÊM MẠC MIỆNG BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG
1. Niêm mạc miệng là gì?
Niêm mạc miệng là lớp mô mềm, ẩm ướt bao phủ các cơ quan trong khoang miệng như: Nướu, má trong, lưỡi, vòm miệng và sàn miệng. Niêm mạc miệng giúp ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập miệng. Đồng thời, nó chứa các tế bào vị giác giúp bạn cảm nhận vị ngọt, chua mặn,...và tiết nước bọt giúp miệng luôn duy trì độ ẩm. Dưới đây là đặc điểm cấu tạo của niêm mạc miệng.
1.1. Cấu tạo niêm mạc miệng
Niêm mạc miệng tuy mỏng nhưng lại có cấu tạo đa tầng phức tạp, đảm bảo chức năng bảo vệ trong khoang miệng. Cấu tạo của nó gồm 3 lớp chính như sau.
1.1.1. Lớp biểu mô
Đây là lớp ngoài cùng của niêm mạc miệng, được cấu tạo bởi nhiều loại tế bào có chức năng bảo vệ và tái tạo, trong đó:
- Tế bào vảy: Tạo thành lớp ngoài cùng, có khả năng bong tróc và tái tạo liên tục.
- Tế bào hình gai: Nằm sâu hơn, có vai trò vận chuyển các chất và bảo vệ tế bào.
- Tế bào lympho: Tham gia vào hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn và virus.
- Tế bào bạch cầu: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Niêm mạc miệng là một cấu trúc đa tầng phức tạp
1.1.2. Lớp màng đáy
Lớp màng đáy nằm giữa lớp biểu mô và lớp mô liên kết, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng và cấu trúc của niêm mạc. Lớp màng đáy được chia thành hai 2 phần chính:
- Lớp lamina lucida: Lớp mỏng, không chứa cấu trúc, nằm sát với lớp biểu mô. Thành phần chính là Glycoprotein laminin, giúp gắn kết tế bào biểu mô với các thành phần khác của màng đáy.
- Lớp lamina densa: Lớp dày hơn, chứa nhiều protein dạng lưới như: Collagen IV, Fibronectin,... Các protein này tạo thành mạng lưới hỗ trợ, gắn kết các tế bào và các thành phần khác của màng đáy với nhau.
Lớp màng đáy đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong niêm mạc miệng. Nó hỗ trợ cho các tế bào biểu mô, giữ cho chúng không bị tách rời khỏi lớp mô liên kết bên dưới. Lớp màng đáy còn giúp lọc các phân tử lớn và vi sinh vật, ngăn không cho xâm nhập vào mô. Đồng thời, nó vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy và chất thải giữa các tế bào. Khi có tổn thương, lớp màng đáy hướng dẫn các tế bào biểu mô di chuyển và phân chia để phục hồi vùng bị hư tổn.
1.1.3. Lớp mô liên kết
Lớp mô liên kết nằm dưới lớp màn đáy, là thành phần chính của niêm mạc miệng. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ cấu trúc, cung cấp dưỡng chất và tham gia vào chức năng quan trọng của niêm mạc. Lớp mô liên kết được chia thành 2 phần chính:
- Lớp nhú (Papillary Layer): Lớp này nằm ngay dưới lớp màng đáy và chứa các nhú, là các rãnh, đường gân nhỏ trên bề mặt của niêm mạc miệng. Các nhú này giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa lớp mô liên kết và lớp biểu mô, từ đó hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
- Lớp lưới (Reticular Layer): Nằm dưới lớp nhú, lớp lưới chứa nhiều sợi Collagen và Elastin, tạo nên mạng lưới chắc chắn giúp duy trì độ bền và đàn hồi của niêm mạc miệng.
Lớp mô liên kết đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong niêm mạc miệng. Mạch máu trong mô liên kết vận chuyển oxy và dưỡng chất từ máu đến các tế bào niêm mạc, giúp bạn duy trì hoạt động bình thường. Đồng thời, mạch máu và hệ thống bạch huyết giúp loại bỏ các chất thải và sản phẩm trao đổi chất ra khỏi niêm mạc. Khi niêm mạc bị tổn thương, các tế bào sợi trong mô liên kết sản xuất Collagen mới, giúp tái tạo mô. Ngoài ra, lớp mô liên kết chứa các tế bào miễn dịch như: Đại thực bào, tế bào mast,... bảo vệ niêm mạc miệng khỏi các tác nhân gây hại.
1.2. Dấu hiệu nhận biết niêm mạc miệng bình thường
Nhận biết niêm mạc bình thường giúp bạn đánh giá sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận biết niêm mạc có bình thường hay không.
Niêm mạc miệng khỏe mạnh sẽ có màu hồng hoặc cam tự nhiên
- Màu hồng nhạt hoặc hơi cam: Đây là màu sắc điển hình của niêm mạc miệng khỏe mạnh, thể hiện sự lưu thông máu tốt và cung cấp oxy đầy đủ cho các tế bào.
- Bề mặt mịn màng: Niêm mạc bình thường có bề mặt mịn màng, không có các mảng bám, vết loét hay sưng tấy. Các vùng như: Má trong, vòm miệng và nướu có kết cấu mềm mại và không có cảm giác gồ ghề.
- Luôn ẩm ướt: Niêm mạc miệng luôn được duy trì độ ẩm ướt nhờ sự tiết dịch của các tuyến nước bọt. Độ ẩm này giúp bề mặt niêm mạc trơn và bảo vệ miệng khỏi vi khuẩn, nấm mốc.
- Đàn hồi tốt: Niêm mạc miệng khỏe mạnh có tính đàn hồi, khi kéo hoặc nhấn nhẹ, nó sẽ trở lại hình dạng ban đầu mà không bị biến dạng hoặc rách.
- Không đau, rát, ngứa: Niêm mạc khỏe mạnh không gây ra cảm giác đau, rát, ngứa khi chạm vào hoặc khi ăn uống, nói chuyện.
1.3. Dấu hiệu cho thấy niêm mạc miệng bất thường
Niêm mạc miệng là lớp màng mỏng, vì vậy dễ bị tổn thương. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết niêm mạc miệng bất thường mà bạn cần lưu ý:
- Màu sắc: Màu sắc thay đổi sang: Trắng, vàng, xám hoặc đốm đen. Đây là dấu hiệu của: Nấm miệng, thiếu máu, hút thuốc lá hoặc ung thư,...
- Vết loét: Vết loét dai dẳng, không liền trong vòng 2 tuần và kèm theo đau nhức, sưng tấy là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư,...
- Mảng bám: Mảng bám trắng bám dính trên răng và nướu là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng. Nếu không được điều trị, viêm nướu sẽ dẫn đến viêm nha chu và mất răng.
- Khô miệng: Thiếu độ ẩm trong miệng do giảm tiết nước bọt, thường là tác dụng phụ của thuốc, hội chứng Sjogren hoặc tổn thương tuyến nước bọt. Khô miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, sâu răng và viêm nướu.
- Đau nhức: Đau nhức dai dẳng, lan rộng khắp khoang miệng là dấu hiệu của: Tổn thương niêm mạc, bệnh lý thần kinh,....
2. Các nguyên nhân gây loét niêm mạc miệng
Loét niêm mạc miệng gây ra cảm giác khó chịu, đau rát khi ăn uống, nói chuyện. Dưới đây là những nguyên chính dẫn đến loét niêm mạc miệng.
2.1. Nhiễm virus
Virus, đặc biệt là virus herpes simplex (HSV-1), là nguyên nhân phổ biến gây loét niêm mạc miệng. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công niêm mạc miệng, gây ra các tổn thương và hình thành vết loét. Loại virus này lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh như: Qua nước bọt, dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt,... Ngoài HSV, các loại virus như: Virus Coxsackie (gây bệnh tay chân miệng) và virus Varicella-Zoster (gây bệnh zona) cũng gây loét niêm mạc miệng.
Loét niêm mạc miệng do virus
2.2. Áp xe niêm mạc miệng
Áp xe niêm mạc miệng là tình trạng hình thành mủ do vi khuẩn tích tụ bên dưới niêm mạc, gây ra sưng tấy, nóng, đỏ và đau nhức. Quá trình viêm nhiễm này lan rộng sang các khu vực khác, dẫn đến tổn thương niêm mạc miệng. Vi khuẩn từ áp xe xâm nhập vào niêm mạc miệng qua các vết nứt, trầy xước, từ đó gây ra viêm loét.
Áp xe niêm mạc miệng do vi khuẩn tích tụ bên dưới niêm mạc
Áp xe niêm mạc miệng nếu không điều trị kịp thời dẫn đến hoại tử mô. Mô hoại tử sẽ tự phân hủy, tạo thành các vết loét sâu, gây đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện. Viêm nhiễm do áp xe niêm mạc miệng còn làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cơ thể khó chống lại sự phát triển của vi khuẩn, nấm,...
2.3. Bệnh nấm miệng
Bệnh nấm miệng chủ yếu do nấm Candida gây ra. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể không kiểm soát được sự phát triển quá mức của nấm Candida. Nấm tấn công các tế bào niêm mạc miệng, kích hoạt phản ứng viêm và dẫn đến viêm loét. Những vết thương này sẽ đi kèm với mảng trắng hoặc màu kem trên niêm mạc miệng.
Nấm miệng thường sẽ gây mảng trắng trên lưỡi
Nấm Candida phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ít oxy. Đặc biệt hơn khi bạn vệ sinh răng miệng kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài,... nấm Candida càng phát triển và gây viêm loét nặng hơn. Nấm Candida lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các bệnh như: Viêm thực quản do nấm, viêm phổi do nấm,...
2.4. Niêm mạc miệng bị trầy xước, chấn thương
Trầy xước hoặc chấn thương niêm mạc do nhiều nguyên nhân như: Đánh răng quá mạnh, ăn thức ăn cứng,... Khi niêm mạc miệng bị trầy xước, lớp bảo vệ bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm và loét. Các vết loét gây ra cảm giác đau, rát và dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.
3. Phòng ngừa các bệnh viêm loét niêm mạc miệng
Viêm loét niêm mạc miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và tổng thể. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng dưới đây.
3.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm và loét niêm mạc miệng. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn chăm sóc răng miệng hiệu quả:
- Dùng dầu dừa súc miệng: Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Súc miệng với dầu dừa mỗi buổi sáng trong 10-15 phút giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa viêm loét niêm mạc. Đây là phương pháp truyền thống đã được chứng minh hiệu quả và an toàn.
- Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích tiết nước bọt, từ đó làm sạch khoang miệng. Nước bọt còn chứa các enzyme giúp bảo vệ niêm mạc miệng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Dùng bàn chải điện: Bàn chải điện với các chế độ làm sạch chuyên sâu giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn so với bàn chải thông thường. Đầu bàn chải xoay tròn và rung giúp làm sạch các kẽ răng và đường viền nướu, giảm nguy cơ viêm loét niêm mạc.
- Massage nướu: Sử dụng ngón tay sạch hoặc thiết bị, massage nướu nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe nướu và niêm mạc miệng.
Nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp làm sạch khoang miệng
3.2. Chữa trị dứt điểm các bệnh về răng và nướu
Sâu răng và viêm nướu là 2 bệnh lý phổ biến do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị, các bệnh này lan rộng, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Sâu răng làm phá hủy cấu trúc răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào mô mềm gây ra viêm nhiễm và áp xe. Viêm nhiễm kéo dài làm suy yếu niêm mạc miệng, làm nó dễ tổn thương và loét. Do đó, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh về răng và nướu ngay từ khi có dấu hiệu bất thường. Điều này giúp bạn kiểm soát và loại bỏ các ổ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và tổn thương.
3.3. Lựa chọn thực phẩm tốt cho răng miệng
Lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ bảo vệ niêm mạc miệng khỏi bệnh viêm loét mà còn giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Bạn nên chọn các loại thực phẩm sau để bổ sung khoáng chất và tăng cường đề kháng cho niêm mạc miệng:
- Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây như: Bưởi, chanh,.. giàu vitamin C giúp bảo vệ niêm mạc khỏe mạnh và ít bị tổn thương.
- Rau có màu xanh đậm: Cá loại rau như: Cải xoăn, cải bó xôi,... cung cấp folate và vitamin A, cần thiết cho quá trình tái tạo và duy trì tế bào niêm mạc. Chúng cũng có chất xơ giúp làm sạch răng và kích thích sản xuất nước bọt, từ đó giảm nguy cơ khô miệng.
- Hải sản: Các loại hải sản như: Cá hồi, tôm,... cung cấp omega-3 và vitamin D, giúp giảm viêm, làm cho răng và xương hàm khỏe mạnh hơn.
- Sữa chua và các sản phẩm lên men: Các sản phẩm này chứa probiotic giúp cân bằng vi sinh trong miệng, giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây hại. Probiotic còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ niêm mạc khỏi viêm loét.
- Thực phẩm giàu nước: Dưa hấu, dưa chuột,.. là những thực phẩm giàu nước, giúp cung cấp độ ẩm và kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ hơn. Nước bọt giúp làm sạch miệng, bảo vệ niêm mạc và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Cá hồi và tôm là những loại thức ăn có công dụng giúp răng chắc khỏe
3.4. Uống nhiều nước phòng loét niêm mạc miệng
Nước giữ cho niêm mạc miệng luôn ẩm ướt, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả hơn để duy trì môi trường miệng sạch sẽ và khỏe mạnh. Từ đó làm dịu vùng niêm mạc miệng, giảm nguy cơ viêm loét và kích ứng. Nước còn giúp cân bằng pH trong miệng, giảm tính axit do thực phẩm và vi khuẩn gây ra, từ đó bảo vệ niêm mạc miệng.
Dưới đây là các cách giúp bạn uống nhiều nước mỗi ngày:
- Mang theo chai nước: Luôn mang theo bên mình một chai nước nhỏ gọn, tiện lợi để bạn có thể uống bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
- Thêm hương vị tự nhiên: Thêm lát chanh, dưa leo hoặc lá bạc hà vào nước để tăng thêm hương vị chua thanh, ngọt mát, giúp bạn dễ uống hơn.
- Ăn thực phẩm giàu nước: Bạn nên ăn các loại trái cây như: Dưa hấu, cam, táo,... vừa cung cấp nước cho cơ thể, vừa bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.
- Thiết lập thói quen uống nước: Thay vì uống nước khi khát, bạn nên biến việc uống nước thành thói quen. Uống một ly nước khi thức dậy, trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
3.5. Rèn luyện thân thể
Rèn luyện thân thể đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có khả năng ngăn ngừa và đối phó hiệu quả với vi khuẩn và nấm gây viêm loét niêm mạc miệng. Đồng thời, khi bạn rèn luyện thân thể, tuần hoàn máu được cải thiện và cung cấp đủ dưỡng chất cho niêm mạc miệng. Điều này giúp niêm mạc khỏe mạnh và tự hồi phục nhanh hơn khi bị tổn thương.
3.6. Khám răng định kỳ
Khi khám răng định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện sớm các vấn đề như: Viêm nướu, sâu răng, mảng bám, dấu hiệu nhiễm trùng,... Điều này giúp can thiệp kịp thời trước khi các vấn đề này phát triển thành viêm loét niêm mạc miệng.
Qua các lần khám định kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi sự tiến triển sức khỏe răng miệng của bạn và điều chỉnh các biện pháp chăm sóc phù hợp. Qua đó, giúp răng miệng và niêm mạc miệng của bạn luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm và các bệnh lý nghiêm trọng.
Khám răng định kỳ tại nha khoa sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu bệnh răng miệng
Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu rõ niêm mạc miệng là gì và tầm quan trọng của nó trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách, lựa chọn thực phẩm phù hợp để duy trì niêm mạc khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên khám răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng.
Quý khách cần thăm khám sức khoẻ răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây để bác sĩ tư vấn miễn phí.