Trang chủ / Kiến thức quanh ta / MÁU LÀ GÌ? NHÓM MÁU LÀ GÌ? CHỨC NĂNG CỦA MÁU

MÁU LÀ GÌ? NHÓM MÁU LÀ GÌ? CHỨC NĂNG CỦA MÁU

Máu là chất lỏng giúp nuôi sống cơ thể, vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng và các hormone đến các tế bào. Mỗi một giọt máu đều mang theo sự sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn máu là gì, cũng như các nhóm máu và chức năng của nó đối với cơ thể.

1. Máu là gì?

Máu là một loại dịch lỏng có màu đỏ, lưu thông không ngừng trong hệ thống mạch máu của cơ thể. Máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào, đồng thời vận chuyển các chất thải ra khỏi cơ thể. Do đó, máu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Để hiểu rõ hơn về vai trò của máu, mời bạn tìm hiểu các thành phần cấu tạo nên nó.

1.1. Các thành phần có trong máu

Máu gồm nhiều thành phần tạo thành, mỗi thành phần đảm nhận những chức năng quan trọng để duy trì sức khỏe và sự sống. 

  • Nước: Nước chiếm phần lớn thành phần của máu, tạo môi trường cho các chất khác hòa tan và vận chuyển.
  • Protein: Các loại protein bao gồm: Albumin, globulin và fibrinogen. Các protein này duy trì áp suất thẩm thấu, vận chuyển các chất, đông máu và miễn dịch.
  • Các chất điện giải: Các chất điện giải như: Natri, kali, canxi, clorua... duy trì cân bằng điện giải và điều hòa áp suất thẩm thấu.
  • Các chất dinh dưỡng: Glucose, lipid, amino acid... là các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các tế bào.
  • Các chất thải: Các sản phẩm thải như: Urea, acid uric, creatinin,... được vận chuyển đến các cơ quan để thải ra khỏi cơ thể.
  • Các hormone: Các hormone như: Insulin, tuyến giáp... có chức năng điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • Các yếu tố đông máu: Các yếu tố như: Fibrinogen, Prothrombin,... giúp máu đông lại khi bị thương.
  • Các tế bào máu: Các tế bào máu gồm: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu chứa hemoglobin, giúp vận chuyển oxy và carbon dioxide. Bạch cầu bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và tác nhân gây bệnh. Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, ngăn chặn sự mất máu.

máu là gì nhóm máu là gì

Máu là một loại dịch lỏng màu đỏ, lưu thông không ngừng trong hệ thống mạch máu của cơ thể

1.2. Phân loại máu

Máu được cấu tạo từ nhiều thành phần, đặc biệt là các loại tế bào máu. Mỗi loại tế bào máu đều có những đặc điểm riêng và đảm nhận những chức năng khác nhau. Dưới đây là các loại tế bào máu chính.

1.2.1. Hồng cầu

Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, giúp tăng diện tích bề mặt để trao đổi khí và nó không có nhân, chứa chủ yếu là hemoglobin. Chức năng chính của hồng cầu là vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và mang carbon dioxide từ các mô về phổi để thải ra ngoài. Điều này được thực hiện thông qua hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu có khả năng gắn kết với oxy và carbon dioxide.

Hồng cầu sống khoảng 120 ngày. Sau đó, chúng được loại bỏ khỏi hệ tuần hoàn bởi các đại thực bào trong lá lách và gan. Hồng cầu được sản xuất trong tủy xương thông qua quá trình erythropoiesis. Quá trình này được kích thích bởi hormone erythropoietin, chủ yếu tiết ra từ thận.

máu là gì nhóm máu là gì

Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, chứa chủ yếu là hemoglobin

1.2.2. Bạch cầu

Bạch cầu được sản xuất trong tủy xương và hệ thống bạch huyết. Nó có kích thước lớn hơn hồng cầu, có nhân và các bào quan giúp thực hiện nhiều chức năng phức tạp. Bạch cầu có nhiều loại, đảm nhận các chức năng khác nhau:

  • Bạch cầu trung tính (Neutrophils): Chiếm 60-70% tổng số bạch cầu, chuyên chống lại vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • Bạch cầu lympho (Lymphocytes): Chiếm 20-30%, bao gồm tế bào B (sản xuất kháng thể) và tế bào T (tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh và điều chỉnh đáp ứng miễn dịch).
  • Bạch cầu đơn nhân (Monocytes): Chiếm 4-8%, có khả năng di chuyển vào mô và trở thành đại thực bào, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và dọn dẹp tế bào chết.
  • Bạch cầu ưa acid (Eosinophils): Chiếm 1-3%, tham gia vào phản ứng dị ứng và chống ký sinh trùng.
  • Bạch cầu ưa kiềm (Basophils): Chiếm 0.5-1%, giải phóng histamin và heparin trong phản ứng viêm và dị ứng.

máu là gì nhóm máu là gì

Bạch cầu có kích thước lớn hơn hồng cầu, thực hiện nhiều chức năng phức tạp

1.2.3. Tiểu cầu

Tiểu cầu là những mảnh tế bào có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 2-3 micromet. Chúng không có nhân, chứa nhiều bào quan và protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi có tổn thương mạch máu, tiểu cầu sẽ tập trung tại vị trí tổn thương, kết dính vào nhau để ngăn chặn sự mất máu. Sau khi hình thành cục máu đông, tiểu cầu còn tham gia vào quá trình sửa chữa và tái tạo mạch máu bị tổn thương. Điều này giúp bạn phục hồi nhanh chóng sau chấn thương.

máu là gì nhóm máu là gì

Phân biệt hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

1.3. Vai trò của máu đối với cơ thể

Máu đóng vai trò quan trọng và không thể thay thế trong cơ thể. Máu tham gia vào nhiều chức năng và đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của hệ thống sinh học. Dưới đây là những vai trò chính của máu.

1.3.1. Vận chuyển

Máu là phương tiện vận chuyển chủ yếu của cơ thể, giúp di chuyển các chất cần thiết và thải các chất không cần thiết:

  • Vận chuyển oxy và carbon dioxide: Hồng cầu chứa hemoglobin giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Đồng thời hemoglobin giúp mang carbon dioxide từ các mô trở lại phổi để thải ra ngoài.
  • Vận chuyển chất dinh dưỡng: Máu mang chất dinh dưỡng glucose, amino acid, lipid, vitamin và khoáng chất từ hệ tiêu hóa đến các tế bào khắp cơ thể.
  • Vận chuyển các chất thải: Máu giúp loại bỏ các chất thải như: Urea, acid uric, creatinine,... ra khỏi cơ thể.
  • Vận chuyển hormone: Máu vận chuyển hormone từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan và mô đích để điều chỉnh quá trình sinh học.

1.3.2. Bảo vệ cơ thể

Máu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tổn thương. Khi mạch máu có vấn đề, tiểu cầu và các yếu tố đông máu sẽ hình thành cục máu đông, ngăn ngừa mất máu. Một số bạch cầu như: Bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa kiềm,... giải phóng các chất histamin, heparin. Từ đó giúp điều hòa quá trình viêm và phản ứng dị ứng. 

1.3.3. Điều hòa thân nhiệt

Máu co giãn mạch máu hoặc thông qua bay hơi mô hồi, từ đó giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Máu duy trì cân bằng pH trong khoảng 7.35-7.45 thông qua các hệ đệm bicarbonat, protein, và phosphate. Albumin và các protein trong huyết tương giúp duy trì áp suất thẩm thấu, giữ nước trong mạch máu và ngăn chặn sự rò rỉ quá mức vào các mô.

2. Nhóm máu là gì?

Nhóm máu là cách phân loại máu dựa trên sự hiện diện hoặc vắng mặt của các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Nói một cách đơn giản, nhóm máu là dấu hiệu sinh học giúp phân biệt máu của người này với người khác. Khi truyền máu, cần phải đảm bảo rằng nhóm máu của người nhận phù hợp với nhóm máu của người cho. Điều này giúp bạn tránh các phản ứng miễn dịch nguy hiểm như sốc phản vệ.

Có nhiều hệ thống nhóm máu khác nhau, nhưng hai hệ thống quan trọng nhất là:

  • Hệ ABO: Đây là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất. Nó chia máu thành 4 nhóm chính: A, B, AB và O. Mỗi nhóm có các kháng nguyên và kháng thể đặc trưng.
  • Hệ Rh: Hệ Rh cũng rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình mang thai và truyền máu. Nhóm Rh dương (+) có kháng nguyên Rh trên hồng cầu, còn nhóm Rh âm (-) thì không.

máu là gì nhóm máu là gì

Các nhóm máu hệ Rh

3. Các vấn đề liên quan đến máu

Máu là một phần thiết yếu của cơ thể, duy trì sự sống cho chúng ta. Do đó khi hệ thống tuần hoàn máu gặp vấn đề, nó sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là 2 vấn đề phổ biến liên quan đến máu.

3.1. Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu là tình trạng hàm lượng chất béo (lipid) trong máu cao hơn mức bình thường. Điều này sẽ hình thành các mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, gây cản trở lưu thông máu.
  • Đột quỵ: Khi cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu não.
  • Đau thắt ngực: Nguyên nhân là do thiếu máu cục bộ cơ tim.
  • Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Bệnh mỡ máu do nhiều nguyên nhân gây ra. Đầu tiên là do bạn ăn quá nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, đường và ăn ít chất xơ. Lối sống thiếu lành mạnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm: Ít vận động, hút thuốc, uống rượu bia quá mức,... Ngoài ra, một số người có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao do yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường, suy thận và hội chứng chuyển hóa cũng làm tăng mỡ máu.

3.2. Thế nào là máu khó đông?

Máu khó đông, còn gọi là rối loạn đông máu, là tình trạng máu không đông lại khi xảy ra chảy máu. Điều này dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài và khó kiểm soát, đe dọa đến tính mạng. Tình trạng máu khó đông do nhiều nguyên nhân như: 

  • Di truyền: Một số rối loạn đông máu như bệnh hemophilia, là do di truyền và thường xuất hiện ở nam giới.
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K cần thiết cho quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu. Thiếu vitamin này sẽ làm máu khó đông.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu (warfarin, heparin) làm tăng nguy cơ chảy máu.

máu là gì nhóm máu là gì

Máu khó đông, còn gọi là rối loạn đông máu

3.3. Ăn gì bổ máu?

Bổ sung thực phẩm bổ máu là rất quan trọng để bạn duy trì sức khỏe toàn diện, đặc biệt đối với phái nữ. Mỗi tháng, phụ nữ phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Từ đó làm suy nhược cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Mệt mỏi, chóng mặt, giảm khả năng tập trung,... Dưới đây là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bổ sung máu hiệu quả:

  • Thực phẩm giàu chất sắt: Sắt là khoáng chất thiết yếu để sản xuất hemoglobin giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu. Bạn có thể bổ sung sắt bằng cách ăn các thực phẩm như: Thịt bò, thịt cừu, thịt heo, gan bò, hàu, nghêu, sò,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp bạn hấp thu sắt từ thực phẩm, đặc biệt là sắt không heme từ thực phẩm. Bạn nên bổ sung vitamin bằng cách ăn các loại trái cây như: Cam, quýt, bưởi, dâu, ổi,...
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 và Folate: Vitamin B12 và folate là hai dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào máu. Để bổ sung các khoáng chất này, bạn nên ăn: Lòng đỏ trứng, sữa, phô mai, sữa chua, các loại đậu,... 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ máu là gì, nhóm máu là gì và chức năng của máu đối với cơ thể. Máu không chỉ đơn thuần là một chất lỏng màu đỏ mà còn là một hệ thống phức tạp, đảm bảo sự sống cho từng tế bào. Để bảo vệ sức khỏe tim mạch và hệ thống tuần hoàn, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và đi khám sức khỏe định kỳ.

Ngay khi gặp các vấn đề về răng miệng, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Tâm Đức Smile để bác sĩ thăm khám miễn phí:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp