Trang chủ / Kiến thức / BAO LÂU NÊN THAY BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG MỘT LẦN? HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO QUẢN

BAO LÂU NÊN THAY BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG MỘT LẦN? HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO QUẢN

Bàn chải đánh răng là vật dụng cần thiết giúp Quý khách vệ sinh răng miệng hiệu quả. Tương tự với nhiều sản phẩm chăm sóc răng miệng khác, bàn chải đánh răng cũng có hạn sử dụng nhất định và cần được thay mới. Vậy bao lâu Quý khách nên thay bàn chải đánh răng một lần? Trường hợp nào Quý khách cần thay mới bàn chải đánh răng? Quý khách nên bảo quản bàn chải đánh răng như thế nào?

1. Bao lâu thay bàn chải đánh răng 1 lần?

Trung bình mỗi ngày, Quý khách cần sử dụng bàn chải ít nhất là 2 lần để vệ sinh răng miệng vào sáng, tối hoặc sau khi ăn. Việc sử dụng lâu ngày sẽ khó tránh khỏi việc bàn chải bị hư hỏng, mòn hay xuống cấp. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm sạch răng. Mặt khác, khi sử dụng lâu ngày, vi khuẩn sẽ tích tụ vào đầu lông bàn chải và có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.

Có thể thấy, việc thay bàn chải đánh răng định kỳ là vô cùng cần thiết. Việc thay mới không chỉ góp phần bảo vệ răng miệng mà còn tránh được vi khuẩn và mầm bệnh gây hại phát triển. Vậy bao lâu thay bàn chải đánh răng một lần?

Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyến cáo, với những người đánh răng 2 lần mỗi ngày thì cần phải định kỳ thay bàn chải đánh răng sau 2 - 3 tháng. Đây là thời điểm bàn chải đã có sự xuống cấp nhất định, việc thay mới là vô cùng cần thiết. Một số trường hợp không thường xuyên đánh răng cũng cần thay mới bàn chải trong vòng 3 tháng sau khi sử dụng.

Quý khách nên  định kỳ thay bàn chải đánh răng sau 2 - 3 tháng

Quý khách nên  định kỳ thay bàn chải đánh răng sau 2 - 3 tháng

2. Những trường hợp nào nên thay mới bàn chải đánh răng?

Mặc dù theo khuyến cáo, từ 2 - 3 tháng Quý khách nên thay bàn chải đánh răng một lần. Tuy nhiên, việc bao lâu thay bàn chải đánh răng cũng có thể linh động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Theo đó, nếu gặp phải một trong các trường hợp sau đây Quý khách nên thay mới bàn chải đánh răng của mình.

2.1. Đầu lông bàn chải bị mòn

Như đã đề cập ở trên, nếu lông bàn chải bị mòn sẽ rất khó len lỏi vào trong kẽ răng và làm sạch mảng bám, thức ăn thừa. Điều này đã làm cho việc đánh răng giảm đi hiệu quả, có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Khi nhận thấy lông bàn chải đã bị sờn, mòn, Quý khách nên thay bàn chải ngay.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2.2. Có sự dùng chung hoặc tiếp xúc bàn chải với người khác

Có nhiều trường hợp đầu lông bàn chải của Quý khách tiếp xúc trực tiếp với bàn chải của một ai đó. Lúc này, vi khuẩn giữa 2 bàn chải có thể tiếp xúc với nhau. Trong trường hợp người đó có bệnh lý về răng miệng hoặc bệnh truyền nhiễm, Quý khách sẽ có nguy cơ bị lây bệnh. Trường hợp có người vô tình hoặc cố ý sử dụng chung bàn chải với Quý khách, việc lây nhiễm chéo là điều hoàn toàn có thể.

Chính vì vậy, một khi phát hiện có ai đó sử dụng bàn chải của mình hoặc 2 đầu bàn chải có sự tiếp xúc, Quý khách nên thay mới ngay lập tức. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của Quý khách mà còn hạn chế ảnh hưởng tới những người xung quanh.

2.3. Bàn chải bị rơi ở những nơi không hợp vệ sinh

Nếu Quý khách vô tình làm rơi bàn chải ở những nơi không sạch sẽ như bồn cầu, sàn nhà vệ sinh…tốt nhất Quý khách nên thay mới. Những nơi ẩm ướt và không đảm bảo vệ sinh như vậy chứa rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Dù Quý khách có làm sạch lại bàn chải đi chăng nữa cũng không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Khi tiếp tục sử dụng chúng để đánh răng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bàn chải cần được thay mới khi đầu lông bị mòn, bị rơi ở những nơi không vệ sinh

Bàn chải cần được thay mới khi đầu lông bị mòn, bị rơi ở những nơi không vệ sinh

Bàn chải cần được thay mới khi đầu lông bị mòn, bị rơi ở những nơi không vệ sinh

2.4. Bảo quản ở nơi quá kín

Nhiều người cho rằng để bàn chải đánh răng ở những nơi thật kín đáo sẽ có thể ngăn ngừa bụi bẩn cũng như vi khuẩn bám vào. Thế nhưng ngược lại, môi trường kín, ẩm ướt là cơ hội để vi khuẩn phát triển, kéo theo hàng loạt những tác nhân gây bệnh khác. Vì vậy, nếu có để bàn chải đánh răng ở những nơi quá kín hoặc ẩm ướt,… Quý khách nên thay mới ngay.

Sau khi thay bàn chải mới, Quý khách chỉ cần đặt chúng ở những nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải của người khác. Trường hợp đi du lịch, Quý khách nên để bàn chải ở trong hộp có lỗ thoáng khí để tránh vi khuẩn tích tụ và gây hại.

2.5. Thay mới bàn chải đánh răng sau khi bị bệnh hoặc mới ốm dậy

Khi mới bị ốm dậy hoặc sau khi khỏi bệnh, Quý khác cũng nên thay mới bàn chải của mình. Bởi trong quá trình bị bệnh, nếu Quý khách vệ sinh răng miệng, vi khuẩn có thể tích tụ ở đầu bàn chải. Nếu không thay mới, Quý khách rất dễ bị nhiễm khuẩn cũng như xuất hiện nhiều bệnh lý khác.

Xem thêm: Không đánh răng trước khi đi ngủ có hại không? Lưu ý chải răng đúng cách

3. Hướng dẫn bảo quản bàn chải đánh răng để sử dụng lâu dài

Bao lâu thay bàn chải đánh răng một lần thực chất không có câu trả lời chính xác, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng, Quý khách nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần. Ngoài ra, để giữ cho bàn chải luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn gây hại, Quý khách nên lưu ý những điều sau đây.

3.1. Luôn vệ sinh kỹ bàn chải

Để giữ cho bàn chải đánh răng luôn sạch sẽ, trước và sau khi đánh răng Quý khách cần rửa cẩn thận. Điều này giúp bàn chải luôn ở trong trạng thái sạch vi khuẩn cũng như không còn bọt kem đánh răng dính lại trên lông bàn chải.

3.2. Tránh để tiếp xúc bàn chải với nhau

Bàn chải đánh răng sau khi sử dụng xong nên đặt thẳng đứng, đầu bàn chải hướng lên trên. Điều này giúp cho bàn chải của Quý khách luôn thông thoáng và không bị lây nhiễm khuẩn từ bàn chải của người khác. Quý khách lưu ý tuyệt đối không dùng chung bàn chải với bất kỳ ai, kể cả người thân của mình.

Tránh để bàn chải tiếp xúc với nhau và cần bảo quản nơi khô thoáng

Tránh để bàn chải tiếp xúc với nhau và cần bảo quản nơi khô thoáng

3.3. Không làm khô bàn chải bằng lò vi sóng 

Nhiều ý kiến cho rằng nếu đặt bàn chải đánh răng vào lò vi sóng có thể giúp làm khô bàn chải và diệt khuẩn nhanh chóng. Điều này có thể đúng, tuy nhiên phần thân cũng như đầu cắm lông của bàn chải thường được làm bằng nhựa. Khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao sẽ khiến nhựa chảy ra, bàn chải sẽ bị hư hỏng. 

Mặt khác, nếu Quý khách dùng bàn chải đã sấy qua lò vi sóng cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cao hơn.

3.4. Nên để bàn chải đánh răng ở những chỗ khô thoáng

Hầu hết các gia đình hiện nay đều để bàn chải đánh răng ở khu vực bồn rửa mặt, trong nhà tắm,… Đây là nơi có môi trường ẩm ướt, nhiều vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Do đó, nếu Quý khách để bàn chải ở những khu vực này cũng sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Cách tốt nhất là Quý khách nên để bàn chải ở những nơi khô ráo, thoáng mát và vệ sinh bàn chải thường xuyên.

Bên cạnh cách bảo quản bàn chải, Quý khách cũng nên hình thành thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn. Để tránh gây tổn thương cho răng và nướu, Quý khách nên lựa chọn những loại bàn chải có đầu lông mềm và kích thước phù hợp với khoang miệng. Ngoài ra, Quý khách có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ vụn thức ăn với mảng bám trong khoang miệng.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bao lâu thay bàn chải đánh răng một lần và cách bảo quản bàn chải đánh răng. Nếu Quý khách đang gặp các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám miễn phí.

Quý khách có thể chia sẻ tình hình sức khoẻ của mình với bác sĩ trước khi đến khám trực tiếp bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp