Trang chủ / Kiến thức / BUỒN NÔN KHI ĐÁNH RĂNG CÓ SAO KHÔNG? NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ HẾT?

BUỒN NÔN KHI ĐÁNH RĂNG CÓ SAO KHÔNG? NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ HẾT?

Thỉnh thoảng, Quý khách cảm thấy buồn nôn khi đánh răng vào lúc sáng sớm. Vậy tại sao lại xuất hiện hiện tượng buồn nôn khi đánh răng? Đây có phải điềm báo của bệnh lý hay không? Làm sao để khắc phục vấn đề “đánh răng buồn nôn”? Quý khách hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đánh răng buồn nôn cảnh báo bệnh gì?

Buồn nôn khi đánh răng thường xuất hiện vào buổi sáng sớm. Trong lúc đánh răng, cảm giác buồn nôn sẽ xuất hiện khi Quý khách vô tình đưa bàn chải đánh răng vào quá sâu trong miệng. Điều này làm cho cơ thể xuất hiện phản xạ kích thích hoặc trào ngược. Gây cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí gây nôn.

Nếu hiện tượng “đánh răng buồn nôn” chỉ do vấn đề sinh lý thì không có gì đáng lo ngại. Nếu tình trạng này kéo dài, kèm với triệu chứng khó chịu trong vùng hầu họng, có khả năng đây là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn dưới đây.

1.1. Bệnh lý về răng miệng

Khi đánh răng, bàn chải tác động nhiều vào vùng hầu họng làm tăng kích thích các dây thần kinh tại vị trí này gây cảm giác muốn nôn. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm quanh răng, răng khôn bị mọc lệch, áp xe răng… Các bệnh lý này nếu không được điều trị sớm, về lâu dài sẽ gây kích thích buồn nôn. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến răng miệng như hôi miệng, hoại tử tủy răng, mất răng.

1.2. Bệnh lý về dạ dày

Một số bệnh lý về tiêu hóa có khả năng gây ra hiện tượng “đánh răng buồn nôn” như: loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, u thực quản… Trong đó, đặc biệt là bệnh lý trào ngược dịch vị dạ dày thực quản.

Dấu hiệu nhận biết khi mắc phải bệnh lý trào ngược là phần dịch vị tiết ra trong bọt kem đánh răng có màu vàng. Đồng thời khi mắc bệnh về dạ dày, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: ợ hơi, tức ngực, chướng bụng,... Quý khách nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

buồn nôn khi đánh răng là do bệnh lý trào ngược dạ dày

Bệnh lý trào ngược dạ dày gây ra cảm giác buồn nôn

1.3. Bệnh lý về hô hấp

Nên cân nhắc các bệnh lý về hô hấp khi buồn nôn trong lúc đánh răng. Một số bệnh hô hấp như: viêm phế quản mạn tính, viêm xoang,... 

Các bệnh lý này thường làm cho cơ thể rất khó chịu do có đờm trong vùng cổ họng, khó thở do tắc nghẽn mũi,... Do đó, xảy ra hiện tượng buồn nôn trong lúc đánh răng.

1.4. Bệnh lý về thần kinh

Rối loạn tiền đình là một trong các bệnh lý về hệ thần kinh. Sau khi thức dậy, việc phải thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi dậy đột ngột. Gây triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai và bao gồm cả buồn nôn.

Vào lúc này, đánh răng là một vấn đề khó khăn, làm tăng khả năng gây buồn nôn và khó chịu kéo dài.

1.5. Bệnh lý về huyết áp và tim mạch

Cảm giác buồn nôn khi đánh răng vào buổi sáng cũng có khả năng do mắc phải các vấn đề về huyết áp và tim mạch.

Mối liên hệ này là do cơ chế sinh lý phức tạp của cơ thể. Huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch gây ra sự giãn nở, và co bóp không đồng đều của mạch máu trong cơ quan tiêu hóa. Dẫn đến cảm giác buồn nôn.

1.6. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu

Đối với phụ nữ, hiện tượng “đánh răng buồn nôn” vào buổi sáng cũng có khả năng cao xảy ra khi mang thai 3 tháng đầu. Vào giai đoạn mang thai, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này có thể dẫn đến buồn nôn trong lúc đánh răng.

Trên đây là các lý do bệnh lý có khả năng gây ra hiện tượng “đánh răng buồn nôn” vào mỗi buổi sáng lúc thức dậy. Để khắc phục, Quý khách cần đi khám sớm để xác định đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

que thử thai hai vạch

Buồn nôn khi đánh răng có thể là dấu hiệu của thai kỳ

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Khám và tư vấn miễn phí

 

2. Các biện pháp làm giảm chứng buồn nôn khi đánh răng

Để khắc phục hiện tượng “đánh răng buồn nôn” hiệu quả. Ngoài việc tìm được nguyên nhân gây ra buồn nôn, Quý khách đồng thời phải kết hợp với một số biện pháp khác. Quý khách hãy cùng Nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu các biện pháp dưới đây.

2.1. Đảm bảo vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày

Quý khách cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên cần phải đảm bảo đánh răng đúng cách. Việc đánh răng buồn nôn cũng có khả năng do sử dụng kem đánh răng không phù hợp. Vì vậy, Quý khách cần lựa chọn loại kem đánh răng ít tạo bọt và trung tính.

Nên dùng loại bàn chải có lông mềm, chải nhẹ nhàng và thật cẩn thận. Quý khách cần tránh dùng lực quá mạnh hoặc dùng quá nhiều kem khi đánh răng. Đồng thời, Quý khách cần thay bàn chải mới mỗi 2-3 tháng/lần. 

Việc sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng giúp loại sạch vi khuẩn và để hơi thở thơm mát hơn.

2.2. Ngưng dùng các chất có tính kích thích

Quý khách cần hạn chế các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng và giảm sử dụng đồ uống kích thích như cà phê, rượu, bia,... Đây là một số thực phẩm vừa không tốt cho cơ thể, vừa là nguyên nhân gây buồn nôn vào buổi sáng.

Quý khách hãy đảm bảo sử dụng các thực phẩm có dinh dưỡng phù hợp để cải thiện hiện tượng đánh răng buồn nôn. 

cử bia rượu và chất kích thích khác để phòng tránh buồn nôn khi đánh răng

Hạn chế dùng bia rượu để nâng cao sức khoẻ

2.3. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, tập luyện

Để giảm tối đa hiện tượng buồn nôn khi đánh răng, Quý khách cần phải đảm bảo có chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp.

  • Nên tạo thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, tránh thức quá khuya.
  • Tránh ăn tối quá khuya hoặc ăn sau khi đã đánh răng vào buổi tối.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

2.4. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bị bệnh

Nếu buồn nôn khi đánh răng kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường sau đây, Quý khách hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay.

  • Buồn nôn có thêm nóng, rát và đau ở vị trí hầu họng.
  • Trong lúc đánh răng có hiện tượng chảy máu hay sưng đau ở nướu.
  • Dễ bị ê buốt, chảy máu, sưng đau nướu khi đánh răng.
  • Buồn nôn có thêm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Bọt kem có kèm theo dịch vị màu vàng khi đánh răng.
  • Đánh răng buồn nôn và tức ngực, khó thở, đau nóng bụng.

>>> Xem thêm:

Đánh răng mấy phút để không làm mòn men răng mà răng vẫn sạch

Qua các thông tin đề cập trên, đánh răng buồn nôn là hiện tượng bình thường nhưng cũng là một lời cảnh báo cho một số bệnh lý khác. Quý khách nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và có giải pháp khắc phục phù hợp.

Quý khách cần kiểm tra sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber). Quý khách có thể đặt câu hỏi để bác sĩ giải đáp miễn phí qua bảng sau đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp