Trang chủ / Kiến thức / LÀM GÌ KHI BỊ VỠ ÁP XE RĂNG? CÁCH CHỮA ÁP XE RĂNG TRIỆT ĐỂ

LÀM GÌ KHI BỊ VỠ ÁP XE RĂNG? CÁCH CHỮA ÁP XE RĂNG TRIỆT ĐỂ

Răng là yếu tố quan trọng tạo nên nụ cười. Cần đặc biệt chú trọng bảo vệ răng khỏi các vấn đề liên quan đến bệnh, đặc biệt là vỡ áp xe răng. Vậy cần làm gì khi bị vỡ áp xe răng? Hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile khám phá cách điều trị vỡ áp xe răng và phòng tránh căn bệnh này.

1. Áp xe răng là gì? Có mấy loại áp xe răng?

Để biết được cách điều trị và phòng ngừa vỡ áp xe răng, trước hết, Quý khách cần tìm hiểu khái niệm áp xe răng là gì. 

1.1. Tìm hiểu về áp xe răng

Áp xe răng là một túi mủ nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Áp xe có thể xảy ra ở các khu vực khác nhau trên răng, nướu hay đường viền nướu gần chân răng...

Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, áp xe răng bị vỡ có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

1.2. Các loại áp xe răng phổ biến

Tất cả các loại áp xe răng đều là các túi mủ nhiễm trùng trong khoang miệng. Sau đây là 3 loại áp xe răng phổ biến thường gặp nhất.

1.2.1. Áp xe nướu

  • Xuất hiện khi vi khuẩn gây nhiễm trùng giữa nướu và răng. 
  • Thường do các mảnh thức ăn hoặc răng chưa mọc bị mắc kẹt trong túi nướu.
  • Dấu hiệu nhận biết áp xe nướu: sưng, đau trên vùng nướu. 

làm gì khi bị vỡ áp xe răng

Áp xe nướu răng

1.2.2. Áp xe quanh chóp

  • Xảy ra dưới đường viền nướu gần chóp chân răng, gây tổn thương mô tủy. Đây là nơi chứa nhiều dây thần kinh, mô liên kết và mạch máu.
  • Thường gây sưng và viêm các mô xung quanh, gây đau đớn và rất khó chịu.
  • Nhiễm trùng từ ống tủy có thể lan vào xương ổ răng gây tổn thương lớn hơn.

áp xe chóp răng

Áp xe chóp răng

1.2.3. Áp xe nha chu

  • Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua các lỗ nhỏ trên răng và nướu.  
  • Thường do các mảng bám tích tụ dọc theo đường viền nướu và cứng lại thành cao răng.
  • Các cao răng này tích tụ gây kích ứng mô nướu, dẫn đến viêm và nhiễm trùng nướu. Khi viêm bắt đầu trở nên nghiêm trọng, mô nướu chết dần và xảy ra mất xương.
  • Nhiễm trùng nha chu nặng làm nướu tách khỏi chân răng, làm răng lung lay và gãy rụng. Quý khách cần điều trị nhiễm trùng nha chu sớm để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng gây mất răng.

áp xe nha chu

Áp xe nha chu

2. Vỡ áp xe răng nguy hiểm như thế nào?

Áp xe răng là một bệnh răng miệng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Khi áp xe răng bị vỡ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.1. Các dấu hiệu nhận biết đặc trưng khi áp xe răng bị vỡ

Vỡ áp xe răng có thể gây cảm giác đau nhức dữ dội kèm theo dịch mủ chảy ra ngoài. Cảm thấy vị tanh hôi khó chịu do dịch mủ chảy ra khoang miệng. Vị trí áp xe xuất hiện các vết nứt, dịch mủ chảy trực tiếp từ vết nứt đó ra ngoài.

Nếu không điều trị triệt để, vị trí áp xe có thể sưng phồng lên gây cảm giác đau đớn khó chịu.

2.2. Biến chứng khi bị vỡ áp xe răng

2.2.1. Nhiễm trùng lan rộng

Khi vỡ áp xe răng, nhiễm trùng có thể lan sang các khu vực quan trọng khác như hàm, cổ họng và các cấu trúc lân cận…

2.2.2. Sưng mặt

Vỡ áp xe răng gây sưng mặt, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Vết sưng lan đến má, môi thậm chí là cổ, dẫn đến khó mở miệng hoàn toàn hoặc khó nuốt.

2.2.3. Nguy cơ tắc nghẽn đường thở

Là trường hợp đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong trường hợp nghiêm trọng, áp xe răng có thể lan xuống sàn miệng hoặc cổ. Nó có thể làm tắc nghẽn đường thở và gây khó thở. 

2.2.4. Nhiễm trùng huyết

Nếu nhiễm trùng từ áp xe răng xâm nhập vào máu, có thể gây nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Trả góp 0% lãi suất qua hệ thống ngân hàng lớn

 

3. Cách xử lý khi bị vỡ áp xe răng

Quý khách cần phải xử lý đúng cách để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn và đảm bảo sức khỏe khi áp xe răng bị vỡ theo các bước sau.

làm gì khi bị vỡ áp xe răng

Cần khám răng miệng ngay khi Quý khách phát hiện mình bị áp xe răng

3.1. Tìm đến bác sĩ ngay lập tức

Ưu tiên hàng đầu là Quý khách cần đến nha khoa để được điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ làm sạch mủ và vùng bị áp xe, đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập.

3.2. Tiến hành lưu giữ ổ áp xe

Nếu không thể điều trị ngay, hãy cố gắng lưu giữ ổ áp xe. Rửa tay kỹ và sử dụng ngón tay nhẹ nhàng ấn vào vùng bị áp xe, di chuyển theo vòng tròn.

3.3. Súc miệng bằng nước muối

Sau khi đã làm sạch mủ, hãy súc miệng bằng dung dịch nước muối. Trộn một muỗng muối vào ly nước ấm và súc miệng thật kỹ.

3.4. Dùng nước súc miệng có công dụng làm sạch vi khuẩn

Sau khi súc miệng bằng nước muối, Quý khách hãy dùng nước súc miệng kháng khuẩn không chứa cồn để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại.

3.5. Sử dụng túi đá

Sau quá trình làm sạch và khử trùng, Quý khách hãy áp túi đá lên vùng bị vỡ áp xe răng.  Điều này giúp làm dịu viêm nhiễm và giảm sưng tấy hiệu quả.

>>> Xem thêm:

Áp xe răng có tự khỏi không? Tái lại có nguy hiểm không?

4. Cách chữa vỡ áp xe răng hiệu quả và triệt để

Cần điều trị kịp thời các vùng bị áp xe răng để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do vỡ áp xe răng gây ra. Cùng khám phá các cách chữa áp xe răng hiệu quả sau đây.

4.1. Rạch ổ áp xe

Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ vào ổ áp xe để mủ có thể chảy ra ngoài. Sau đó, bác sĩ sẽ rửa sạch ổ áp xe bằng nước muối sinh lý. 

4.2. Điều trị tủy răng

Lấy tủy răng giúp loại bỏ nhiễm trùng răng bị áp xe. Bác sĩ tiến hành khoan sâu vào răng, loại bỏ mô trung tâm bị nhiễm trùng. Sau đó bác sĩ sẽ trám kín buồng tủy và ống tủy. 

Đối với răng cửa, Quý khách nên bọc răng sứ để tăng độ bền và thẩm mỹ cho răng. Nếu điều trị tủy đúng cách, răng vẫn sẽ chắc khỏe mà Quý khách không cần phải nhổ răng.

điều trị tuỷ giúp loại bỏ nguyên nhân gây áp xe răng

Điều trị tuỷ để loại bỏ ổ vi khuẩn gây áp xe răng

4.3. Nhổ răng bị vỡ áp xe

Nếu răng bị áp xe không thể điều trị được, cần phải nhổ bỏ để loại bỏ nhiễm trùng.

4.4. Kê đơn thuốc kháng sinh

Trong trường hợp nhiễm trùng chỉ xảy ra ở vùng bị áp xe thì không cần dùng thuốc kháng sinh. Nhưng nếu cơ thể có hệ miễn dịch yếu hoặc nhiễm trùng đã lan sang các răng lân cận, hàm hoặc các khu vực khác. 

Quý khách nên uống kháng sinh để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và giảm bớt nhiễm trùng. 

>>> Xem thêm:

5 cách ngăn chặn vi khuẩn sâu răng hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà

5. Phòng tránh áp xe răng tại nhà

Dưới đây là những cách đơn giản giúp bảo vệ răng của Quý khách chắc khỏe hơn và không bị áp xe.

5.1. Chăm sóc và thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng 2 lần mỗi ngày trong ít nhất 2 phút. Làm sạch các kẽ răng mỗi ngày bằng chỉ nha khoa, tránh dùng tăm tre.

5.2. Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa hoạt chất Fluoride

Fluoride là hoạt chất có công dụng bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự hủy hoại từ axit. 

5.3. Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống chứa đường hóa học

Đường nhân tạo là một trong các nguyên nhân chính gây sâu răng và áp xe răng. Quý khách cần hạn chế sử dụng nước có gas, nước ngọt,...

5.4. Xây dựng việc ăn uống các thực phẩm lành mạnh

Quý khách nên ăn nhiều rau củ, trái cây, và các loại thực phẩm giàu canxi. Bên cạnh đó, Quý khách cần bổ sung thêm các loại protein lành mạnh. Tránh ăn quá nhiều thức ăn có đường hoặc có chất tạo màu, chất bảo quản.

5.5. Thăm khám nha khoa định kỳ 

Quý khách nên khám răng miệng định kỳ để kiểm tra và điều trị các vấn đề răng miệng từ sớm. Chẳng hạn như kịp thời ngăn chặn sâu răng, viêm nướu ở giai đoạn nhẹ. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa hình thành áp xe răng.

Vỡ áp xe răng là tín hiệu báo động Quý khách cần chữa trị nhiễm trùng ở răng ngay lập tức. Áp xe răng có thể lan rộng và làm mất răng liên tiếp, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Vì vậy, Quý khách đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile khi có dấu hiệu sâu răng, viêm nướu.

Quý khách hãy gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ hướng dẫn xử lý áp xe đúng cách. Quý khách có thể đặt hẹn trước bằng cách điền thông tin vào bảng sau đây để nhận thêm ưu đãi khi đến khám tại nha khoa.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp