Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
UỐNG TRÀ, UỐNG CÀ PHÊ CÓ VÀNG RĂNG KHÔNG? CÁCH KHẮC PHỤC
1. Uống trà có vàng răng không?
Những loại thức uống có màu sắc quá đậm là nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị ố vàng, mảng bám. Với rất nhiều người, trà trở thành một loại thức uống không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong trà có chứa một số hợp chất có thể gây xỉn màu cũng như hình thành mảng bám trên răng.
- Tanin: Là một polyphenol có khả năng kết dính với men răng để tạo thành lớp màng có màu vàng. Nếu không được loại bỏ sớm, lâu ngày chúng sẽ tích tụ và hình thành mảng bám trên răng. Ngoài ra, axit Tanin trong trà có thể làm giảm độ pH trong miệng, khiến răng dễ bị mòn và xỉn màu hơn.
- Flavonoid: Là một chất chống oxy hóa có thể bám vào men răng và gây nên tình trạng ố vàng răng.
Như vậy, uống trà là một trong những nguyên nhân dẫn tới ố vàng răng. Uống trà có vàng răng hay không còn phụ thuộc vào tần suất uống trà và cách Quý khách vệ sinh răng miệng. Cụ thể với những người uống trà nhiều lần, trà đậm đặc,… có nguy cơ bị vàng răng cao hơn người ít uống trà hoặc uống trà nhạt.
Trà chứa Tanin và Flavonoid gây xỉn màu, vàng răng
2. Một số nhóm thực phẩm dễ làm vàng răng
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, những nhóm thực phẩm dưới đây có nguy cơ làm cho răng bị ố vàng.
2.1. Cafe
Tương tự như trà, trong cafe cũng có chứa chất Tanin. Đây là nguyên nhân làm cho chất tạo màu dễ bám vào răng và gây nên tình trạng ố vàng. Chỉ với một ly cafe mỗi ngày, Quý khách có nguy cơ bị vàng răng và tích tụ mảng bám trên răng.
2.2. Rượu vang đỏ
Đa phần các loại rượu đều có tính axit cao, chúng có thể tác động và làm mài mòn men răng. Khi men răng bị mòn đi sẽ tạo điều kiện cho sắc tố có trong thức ăn bám vào.
Với rượu vang đỏ, đây là loại rượu vừa có tính axit vừa có sắc tố màu gây ảnh hưởng tới răng. Do đó, nếu Quý khách thường xuyên uống rượu vang đỏ sẽ rất dễ bị vàng răng.
2.3. Quả mọng và một số loại nước ép trái cây
Những loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu,… chứa nhiều sắc tố có thể gây vàng răng. Ngoài ra, những loại nước ép trái cây có màu sẫm cũng có khả năng làm biến đổi màu sắc răng theo thời gian. Không những vậy, chúng còn chứa nhiều axit gây bào mòn men răng và làm răng đổi màu ố vàng.
2.4. Kẹo và đồ ngọt
Bánh kẹo có màu sẫm như Chocolate có thể bám vào răng. Nếu Quý khách không vệ sinh kỹ, lâu ngày chúng sẽ tích tụ gây xỉn màu răng và hình thành mảng bám trên răng.
2.5. Uống nước ngọt thường xuyên có nguy cơ gây vàng răng
Nước ngọt cũng như các loại nước giải khát có gas, nước tăng lực luôn là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, vì chúng có tính axit cao nên khi Quý khách uống thường xuyên dễ làm mòn men răng, dẫn tới răng dễ bị xỉn màu.
2.6. Nước sốt cà chua & nước tương
Nước sốt cà chua và nước tương không chỉ là những loại thực phẩm sẫm màu mà còn có tính axit khá cao. Tác động của sốt cà chua, nước tương lên răng cũng tương tự như tác động của rượu vang, vừa bào mòn men răng lại vừa gây tình trạng răng ố vàng.
3. Làm thế nào để uống trà mà không bị vàng răng?
Uống trà có vàng răng không, chắc hẳn Quý khách đã có lời giải đáp. Mặc dù việc uống trà có nguy cơ gây vàng răng rất cao, tuy nhiên rất nhiều người khó từ bỏ được thói quen lâu ngày này. Chính vì vậy, để uống trà mà không bị vàng răng, Quý khách có thể áp dụng một số mẹo sau đây.
3.1. Sử dụng ống hút
Tanin hay các hoạt chất làm vàng răng trong trà có thể bám trực tiếp vào răng. Vì vậy, Quý khách hãy hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp này bằng cách sử dụng ống hút. Mặc dù việc dùng ống hút để uống trà có phần kỳ lạ. Tuy nhiên, đây là cách hiệu quả giúp trà không bám vào răng quá nhiều, hạn chế gây ố vàng răng.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3.2. Không uống trà quá lâu
Thời gian tiếp xúc giữa trà và răng càng lâu thì sẽ càng dễ bị nhiễm màu. Do đó, Quý khách không nên ngậm trà trong miệng quá lâu. Bên cạnh đó, Quý khách nên rút ngắn thời gian uống trà để hạn chế chất màu bám vào răng.
3.3. Sau khi uống trà nên súc miệng hoặc đánh răng
Sau khi uống trà, Quý khách nên đánh răng hoặc súc miệng thật sạch để hạn chế tình trạng trà còn bám lại trên răng. Ngoài ra, Quý khách có thể uống thêm nhiều nước lọc hoặc pha loãng trà để giảm hàm lượng tanin có trong trà.
3.4. Nhai kẹo cao su
Việc nhai kẹo cao su giúp tăng lượng nước bọt trong miệng, hỗ trợ rửa sạch axit cũng như mảng bám trên răng. Vì vậy sau khi uống trà, Quý khách có thể nhai kẹo cao su, Quý khách nên chọn loại không đường để ngăn ngừa sâu răng.
4. Uống trà bị vàng răng thì phải làm như thế nào?
Khi bị vàng răng do uống trà hay do bất kỳ nguyên nhân nào, Quý khách nên áp dụng các biện pháp giúp răng trắng sáng hơn. Tình trạng vàng răng do uống trà có thể khắc phục được mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
4.1. Vàng răng nhẹ
Trong trường hợp răng xỉn màu nhẹ, Quý khách có thể tự làm trắng răng tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên. Nha đam, muối, chanh hay baking soda,… đều là những loại nguyên liệu lành tính và có tác dụng làm trắng răng hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi Quý khách cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ngoài ra, Quý khách nên đi cạo vôi răng thường xuyên bởi đây có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vàng răng.
>>> Xem thêm: Bật mí 5 lợi ích khi cạo vôi răng và quy trình thực hiện chuẩn y khoa
4.2. Răng bị xỉn màu nghiêm trọng
Với trường hợp răng bị xỉn màu nghiêm trọng, việc làm trắng răng bằng mẹo dân gian không đạt được hiệu quả như mong đợi. Lúc này, Quý khách cần áp dụng phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa để đảm bảo hiệu quả.
Một số trường hợp răng bị xỉn màu do nhiễm Tetracycline hay kháng sinh không thể thực hiện tẩy trắng răng. Lúc này, Quý khách cần bọc răng sứ để cải thiện màu sắc răng cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.
Bọc răng sứ tại Nha khoa Tâm Đức Smile để điều trị vàng răng
Dù áp dụng phương pháp làm trắng răng nào, Quý khách cũng nên lưu ý chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên. Quý khách nên hạn chế thói quen uống trà hoặc sử dụng các thực phẩm sẫm màu để giữ răng luôn trắng sáng. Bên cạnh đó, Quý khách nên lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề uống trà có vàng răng không. Trà là thức uống tốt, nhưng Quý khách nên hạn chế để không gây nên tình trạng xỉn màu răng hoặc tích tụ mảng bám.
Quý khách cần cạo vôi răng hoặc bọc răng sứ, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám miễn phí bằng cách:
- Gọi điện tới số Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin và những thắc mắc vào bảng bên dưới, bác sĩ sẽ phản hồi ngay.