Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
GIẢI ĐÁP: LẤY TỦY RĂNG MẤY LẦN MỚI XONG? 7 LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU KHI LẤY TỦY RĂNG
Mục lục nội dung
1. Giải đáp: Lấy tủy răng mấy lần mới xong?
Tủy răng nằm ở lớp trong cùng, bao bọc bởi men răng và ngà răng, thông trực tiếp với cuống răng. Tủy răng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho tế bào răng khỏe mạnh. Sâu răng, viêm nha chu hay răng gãy, vỡ do chấn thương là nguyên nhân gây viêm tủy.
Khi viêm tủy, bạn có cảm giác đau nhức dữ dội, đau mãi không khỏi
1.1. Trường hợp phải lấy tủy răng nhiều lần
Khi viêm tủy, bạn có cảm giác đau nhức dữ dội, đau mãi không khỏi. Mức độ đau răng tăng lên khi bạn ăn đồ cay nóng, uống nước đá lạnh hoặc ăn bánh kẹo ngọt. Bác sĩ cần lấy tủy răng để loại bỏ viêm nhiễm, cắt đứt cơn đau và bảo tồn phần răng còn lại khỏi vi khuẩn tấn công.
Số lần bác sĩ lấy tủy răng khác nhau, tùy thuộc vào loại răng, tình trạng nhiễm trùng và chuyên môn của bác sĩ. Cụ thể:
- Răng hàm có nhiều chân răng: Răng hàm có kích cỡ lớn, bề mặt nhiều gờ và rãnh. Răng hàm thường có 3 - 4 ống tủy, nhỏ và cong. Số lần và thời gian lấy tủy của răng hàm dài hơn so với răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm. Bạn thường cần phải lấy tủy từ 2 - 3 lần trở lên.
- Răng bị nhiễm trùng nặng: Trường hợp nhiễm trùng nặng, vi khuẩn xâm nhập sâu vào ống tủy và các mô xung quanh răng. Phần tủy viêm nhiều hơn nên để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và ngăn ngừa tái nhiễm, bác sĩ cần lấy tủy nhiều lần.
- Kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ: Lấy tủy răng mấy lần mới xong còn do tay nghề của bác sĩ. Bác sĩ điều trị tủy răng không triệt để, trám bít không đạt sẽ dẫn đến đau răng sau lấy tủy. Khi đó, bác sĩ cần lấy tủy và trám bít lại.
1.2. Quy trình lấy tủy răng cơ bản
Bác sĩ thực hiện lấy tủy răng theo chu trình 5 bước cơ bản như sau:
-
Bước 1: Khám răng, chẩn đoán bệnh
Bác sĩ kiểm tra răng bị tổn thương và đánh giá sơ bộ tình trạng viêm. Sau đó, bác sĩ chụp X-quang răng bằng tia X và phân tích mức độ viêm tủy dựa trên hình ảnh cụ thể. Từ đó, bác sĩ tư vấn cho bạn cách điều trị, thời gian và báo giá lấy tủy răng.
-
Bước 2: Gây tê răng
Tiêm tê vào răng làm tê liệt dây thần kinh, giúp cho bạn không còn cảm giác đau khi lấy tủy. Tuy nhiên, trên thực tế không phải 100% trường hợp lấy tủy răng nào cũng cần gây tê. Bạn không cảm thấy đau khi xịt nước vào răng cần lấy tủy do tủy răng đã chết thì không cần gây tê.
Bác sĩ tiêm tê vào răng làm tê liệt dây thần kinh, giúp cho bạn không còn cảm giác đau khi lấy tủy
-
Bước 3: Tiến hành lấy tủy
Bác sĩ sử dụng dụng cụ khoan đã khử trùng để tạo lỗ kéo dài, đi từ mặt răng đến buồng tủy. Bác sĩ làm sạch từ từ phần mô tủy bị nhiễm trùng. Từng tủy viêm riêng lẻ trong mỗi ống tủy đều được bác sĩ chú ý loại bỏ cẩn thận. Bác sĩ tạo hình ống tủy để phục vụ trám bít.
-
Bước 4: Trám bít ống tủy tạm thời
Trước khi trám bít, bác sĩ cho bạn súc miệng nhiều lần để khoang miệng đảm bảo sạch. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đặt thuốc vào ống tủy để khử khuẩn và giảm viêm.
Bác sĩ trám tạm thời ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng để kiểm tra xem trong quá trình ăn uống, bạn có đau không. Nếu không có hiện tượng đau, tức là tủy đã được làm sạch hoàn toàn. Đây cũng là lý do mà nhiều bạn thắc mắc “lấy tủy răng mấy lần mới xong.
-
Bước 5: Hoàn tất lấy tủy răng
Trong lần khám tiếp theo, bác sĩ tháo trám tạm thời ra và kiểm tra tủy răng. Khi tủy răng xử lý đạt chuẩn, bác sĩ thay thế trám tạm thời bằng trám vĩnh viễn và bọc răng sứ cho bạn. Bọc răng sứ giúp bạn khôi phục chức năng ăn nhai của răng và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Màu răng sứ trắng tự nhiên, giống răng thật 99%.
2. Cần lưu ý trước và sau khi lấy tủy răng
Để giảm thời gian điều trị tủy và tránh nhiễm trùng sau khi lấy tủy răng, bạn lưu ý một số vấn đề sau đây.
2.1. Lưu ý trước khi lấy tủy răng
Trước khi lấy tủy, bạn lựa chọn nha khoa uy tín, giữ tâm trạng thoải mái và tuân thủ đúng hướng dẫn bác sĩ là 3 điều rất quan trọng.
2.1.1. Lấy tủy răng ở địa chỉ nha khoa uy tín
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc răng miệng rất được mọi người chú trọng quan tâm. Việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín giúp cho quá trình lấy tủy răng của bạn diễn ra nhanh chóng và an toàn.
Các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn nha khoa gồm: địa chỉ cụ thể, trình độ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại. Kinh nghiệm giúp bạn đánh giá đơn vị nha khoa có uy tín hay không đó là dựa trên thái độ tư vấn của bác sĩ, feedback của khách hàng.
Việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín giúp cho quá trình lấy tủy răng của bạn diễn ra nhanh chóng và an toàn
2.1.2. Giữ tâm trạng thoải mái
Khi bạn lo lắng, cơ thể sẽ tiết ra hormon adrenalin và cortisol khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh. Vấn đề này có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu trong quá trình điều trị. Do đó, bạn cần thả lỏng và thư giãn cơ thể. Hormone endorphin tiết ra có tác dụng giảm đau tự nhiên và tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng.
2.1.3. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn cung cấp thông tin sức khỏe răng miệng hiện tại, có đang sử dụng thuốc không? Thông tin này giúp bác sĩ nắm bắt được tình hình, nguyên nhân gây viêm tủy và đưa ra hướng lấy tủy phù hợp. Nếu có triệu chứng đau nhức dữ dội, bác sĩ sẽ tiêm gây tê cục bộ cho răng của bạn.
2.2. Lưu ý sau khi lấy tủy răng
Để bảo đảm hiệu quả sau khi lấy tủy và bảo vệ tuổi thọ của răng, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau đây.
2.2.1. Lắng nghe lời dặn dò của bác sĩ
Hoàn tất quy trình lấy tủy, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà, chế độ ăn uống và lịch tái khám. Bác sĩ cũng sẽ nhắc nhở bạn về những tình huống biến chứng có thể xảy ra sau khi lấy tủy. Bạn cần lắng nghe kỹ và tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ để sức khỏe răng miệng đảm bảo nhất.
Bạn cần lắng nghe kỹ và tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ để sức khỏe răng miệng đảm bảo nhất
2.2.2. Tránh dùng chất kích thích
Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia ảnh hưởng xấu tới quá trình lành vết thương. Nguyên nhân là do chất kích thích làm co mạch máu, giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến vùng răng vừa điều trị. Chất kích thích còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng răng. Theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn nên tránh sử dụng chất kích thích trong ít nhất 48 giờ sau khi lấy tủy răng.
2.2.3. Liên hệ với bác sĩ có răng có dấu hiệu bất thường
Dấu hiệu bất thường của răng sau khi lấy tủy bạn có thể gặp phải: chảy mủ, sưng, đau nhức, ê buốt. Mức độ đau tăng dần và kéo dài không giảm, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Hy vọng với những nội dung trên, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề “lấy tủy răng mấy lần mới xong”, quy trình lấy tủy và những lưu ý. Số lần lấy tủy răng có thể khác nhau nhưng bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn điều trị tủy. Bạn nên khám định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra lại răng sau khi lấy tủy và sức khỏe răng tổng quát. Bạn hãy gọi ngay cho nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây để được tư vấn sức khoẻ răng miệng miễn phí.