Trang chủ / Kiến thức quanh ta / VAI TRÒ CỦA VITAMIN E VÀ NHẬN BIẾT DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN E

VAI TRÒ CỦA VITAMIN E VÀ NHẬN BIẾT DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN E

Vitamin E là một chất tan trong chất béo, có tính chống oxy hóa cao. Vitamin E giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do gây ra. Người có dấu hiệu thiếu vitamin E thường mắt mờ, tóc gãy rụng, da nhăn nheo, thiếu máu,... Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ về vai trò vitamin E, biểu hiện thiếu vitamin E và cách bổ sung hiệu quả nhất.

1. Nhận biết các dấu hiệu thiếu vitamin E

Vitamin E được biết đến là nhóm các chất tan trong dầu - chất béo, gồm 2 thành phần chính là tocopherol và tocotrienol. Vitamin E có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, nhất là sức khỏe mắt, làn da và tóc.

1.1. Vai trò của vitamin E

Vitamin E có tác dụng như chất chống oxy hóa, giúp bạn nâng cao thị lực, cải thiện làn da, tóc, hệ miễn dịch,... Sau đây là tổng hợp 6 vai trò chủ yếu của vitamin E.

  • Chất chống oxy hóa: Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng trung hòa các gốc tự do. Từ đó làm giảm nguy cơ tổn thương tế bào và lão hóa sớm.
  • Nâng cao thị lực mắt: Các nghiên cứu y tế chỉ ra vitamin E có thể giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng, tăng tuần hoàn máu đến mắt.
  • Cải thiện làn da: Vitamin E có lợi cho sức khỏe làn da, giúp da trông căng bóng, mịn màng, không sạm nám.
  • Cải thiện sức khỏe tóc: Vitamin E hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho nang tóc, giúp tóc khỏe mạnh từ chân đến ngọn, đủ độ ẩm và đen bóng, mượt mà.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin E tăng cường tạo ra sức đề kháng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Vitamin E giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim lên tới 70% và các bệnh về tim mạch khác.
  • Bảo vệ hệ thần kinh: Vitamin E có vai trò trong việc duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, cải thiện khả năng nhận thức.
  • Bảo vệ các mô cơ: Vitamin E hỗ trợ duy trì sức khỏe của các mô cơ bằng cách ngăn ngừa tổn thương tế bào và cải thiện quá trình hồi phục cơ.

vai trò của vitamin E và nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin e

Vitamin E có lợi cho sức khỏe làn da, giúp da trông căng bóng, mịn màng, không sạm nám

1.2. Dấu hiệu thiếu vitamin E

Thiếu hụt vitamin E do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do chế độ ăn uống không đầy đủ, bệnh gan, thận làm giảm khả năng hấp thụ chất béo,... Người thiếu hụt vitamin E thường có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài, dễ nhận thấy bằng mắt thường.

  • Suy giảm thị lực: Thủy tinh thể đục, mắt mờ, khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu kém, mắt thường xuyên bị mỏi, chảy nước mắt.
  • Mệt mỏi và choáng váng: Cảm giác mệt mỏi liên tục và chóng mặt xuất hiện thường xuyên do sự suy giảm chức năng tế bào và hệ miễn dịch.
  • Dễ bầm tím và chảy máu: Va đập nhẹ cũng có thể gây ra bầm tím. Vết bầm lâu tan do máu tụ lại gây mất thẩm mỹ.
  • Tóc xơ yếu: Rụng tóc, tóc khô xơ, xỉn màu, chẻ ngọn, tóc mỏng, thưa dần đi và khó mọc lại như trước.
  • Vấn đề về cơ bắp: Cảm giác tê bì hoặc yếu cơ ở chân tay, khó khăn trong việc phối hợp động tác và rối loạn thăng bằng.

vai trò của vitamin E và nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin e

Suy giảm thị lực là một trong những dấu hiệu thiếu vitamin E

1.3. Những ảnh hưởng khi cơ thể thiếu hụt vitamin E

Việc nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin E kịp thời rất quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏe toàn diện. Các chức năng của bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, suy giảm, gây khó khăn cho quá trình sinh hoạt:

  • Thoái hóa điểm vàng (AMD): Thiếu vitamin E làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng, làm mất thị lực trung tâm và giảm khả năng nhìn rõ.
  • Bệnh rối loạn đông máu: Thiếu vitamin E có thể dẫn đến giảm khả năng đông máu, làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu bất thường.
  • Bệnh viêm da: Thiếu vitamin E dẫn đến da mặt khô, bong tróc và dễ bị tổn thương. Các tình trạng mụn sưng viêm xuất hiện, khó hồi phục.
  • Bệnh viêm da đầu: Khi tóc trở nên xơ yếu, vùng da đầu khô và ngứa, xuất hiện gàu hoặc tăng nguy cơ nấm da đầu.
  • Bệnh xương khớp: Thiếu hụt chất chống oxy hóa trong vitamin E làm xương nhanh lão hóa, dễ bị thoái hóa khớp, giảm khả năng phục hồi sau chấn thương.

2. Bổ sung vitamin E đúng cách

Những ảnh hưởng đối với sức khỏe khi cơ thể thiếu vitamin E rất to lớn. Vì thế, việc duy trì lượng vitamin E ổn định trong cơ thể thực sự quan trọng, giúp bạn ngăn ngừa các bệnh tật. Có 2 cách phổ biến giúp bổ sung vitamin E thiếu hụt nhanh chóng, thông qua thực phẩm hoặc thuốc.

2.1. Ngăn ngừa dấu hiệu thiếu vitamin E bằng các loại thực phẩm

Vitamin E được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, từ các hạt, ngũ cốc, hoa quả tới các loại cá. Gợi ý các nguồn thực phẩm giàu vitamin E mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày:

  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hướng dương, dẻ cười, óc chó, hạt điều, hạt macca,... luôn dồi dào vitamin E.
  • Dầu thực vật: Dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu lạc có chứa hàm lượng vitamin E cao.
  • Rau xanh đậm: Cải bó xôi (rau chân vịt), cải xoăn, bông cải xanh, ngò tây cung cấp vitamin E và nhiều chất dinh dưỡng khác.
  • Hoa quả: Trái bơ, dừa, quả gấc, ớt chuông, cà chua, cải cầu vồng là những loại quả chứa hàm lượng vitamin E cao.
  • Các loại cá: Cá hồi, cá thu, các trích, cá ngừ chứa lượng vitamin E, axit béo omega 3 rất tốt cho thị lực, tim mạch và não bộ.

Những thực phẩm trên đây vừa cung cấp vitamin E, vừa bổ sung thêm vitamin A, D, B có lợi cho sức khỏe. Để duy trì sức khỏe ổn định, hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn đa dạng và cân bằng, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.

vai trò của vitamin E và nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin e

Vitamin E được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, từ các hạt, ngũ cốc, hoa quả tới các loại cá

2.2. Ngăn ngừa dấu hiệu thiếu vitamin E bằng các loại thuốc

Bạn có thể phòng ngừa thiếu vitamin E bằng cách sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng chứa vitamin E. Thuốc có sẵn dưới dạng viên nang hoặc viên nén và cung cấp vitamin E dưới dạng alpha-tocopherol. Đây là dạng vitamin E đã được chuyển hóa và dễ hấp thụ nhất đối với cơ thể. Bạn hãy ham khảo một số loại thuốc vitamin E sau đây:

  • Viên uống TP Pharma Vitamin E.
  • Vitamin E Nipro.
  • Vitamin E 400IU Puritan’s Pride.
  • Viên uống Well Vita E 400 IU.
  • Viên uống Vitamin E Solgar.
  • Viên uống Vitamin E đỏ Zentiva.
  • Viên uống Oskin Vitamin E đỏ.
  • Viên uống 1000IU Blackmore Natural Vitamin E.
  • Viên uống Vitamin E DHC.
  • Viên uống Healthy Care 500IU.
  • Viên uống Kirkland Vitamin E.
  • Hotchland Optimum Vitamin E.
  • Medicrafts Natural Vitamin E.
  • Viên uống Enat 400 Vitamin E.
  • Medicrafts Natural Vitamin E.
  • Viên uống Enat 400 Vitamin E.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn. Việc sử dụng quá liều vitamin E, sử dụng sai loại thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cản trở đông máu,... Đặc biệt, bạn cần đảm bảo mua thuốc tại cơ sở uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, tránh những tác hại không mong muốn.

Việc chú ý đến các triệu chứng của cơ thể là cách đơn giản nhất giúp bạn phát hiện dấu hiệu thiếu vitamin E. Từ đó bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung thuốc tăng cường vitamin E cần thiết cho cơ thể. Hãy đảm bảo khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để chẩn đoán và kịp thời điều trị bệnh lý liên quan tới thiếu vitamin E.

Bạn đừng quên chăm sóc sức khoẻ răng miệng để cơ thể luôn được khoẻ mạnh. Khi gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng, bạn hãy liên hệ với Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp