Trang chủ / Kiến thức / CÁCH KHẮC PHỤC THÓI QUEN NHAI 1 BÊN BỊ LỆCH HÀM

CÁCH KHẮC PHỤC THÓI QUEN NHAI 1 BÊN BỊ LỆCH HÀM

Nhai 1 bên hàm là thói quen xấu mà đại đa số mọi người mắc phải. Thói quen này làm cho phần hàm bên nhai nhiều trở nên to và cứng cáp hơn. 2 bên mặt bị mất cân đối, gây ra hiện tượng lệch mặt. Vậy khi nhai 1 bên bị lệch hàm thì cần phải điều trị như thế nào mới hiệu quả? Mời Quý khách cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nhai 1 bên bị lệch hàm có ảnh hưởng gì không?

Hàm lệch là hiện tượng mất cân đối giữa hàm trên và hàm dưới. Khi xương hàm bị lệch, khuôn mặt của Quý khách trở nên mất cân đối. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chức năng nhai, sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hàng ngày. 

Nhai 1 bên bị lệch hàm gây ra nhiều hậu quả đáng ngại cho sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ khuôn mặt. Dưới đây là 5 ảnh hưởng phổ biến khi có thói quen nhai 1 bên. 

1.1. Răng không cân đối

Khi nhai một bên, cơ của một bên phát triển, còn cơ bên kia co lại do thiếu vận động. Điều này dẫn đến các thay đổi lớn và nhỏ trên khuôn mặt. Trường hợp nặng hơn xảy ra hiện tượng lệch trụ mũi, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. 

1.2. Răng yếu và bị xói mòn axit

Thói quen nhai một bên hàm làm tăng gánh nặng lên răng bên nhai nhiều, làm răng nhanh chóng yếu đi. Bề mặt nhai của răng bị mòn nhanh hơn bình thường. Điều này dẫn đến các bệnh về răng như viêm tủy, sâu răng và hoại tử tủy

1.3. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Khi hàm lệch do nhai 1 bên, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đến dạ dày. Điều này làm dạ dày phải hoạt động mạnh hơn, dẫn đến đau bụng và suy yếu hệ tiêu hóa. 

1.4. Rối loạn khớp thái dương hàm

Khi nhai một bên kéo dài, khớp thái dương hàm hai bên bị mòn dần và phát triển không đều. Quý khách dễ gặp các triệu chứng: Sai khớp cắn, khi cử động hàm phát ra tiếng lộc cộc do xương khớp chèn ép, rối loạn khớp thái dương hàm. 

1.5. Mất tự tin

Những người có hàm lệch do cắn lệch một bên thường cảm thấy tự ti do hình dáng khuôn mặt không cân đối. Tuy nhiên, một số trường hợp mất cân đối nhẹ có khả năng khắc phục được bằng các bài tập đơn giản tại nhà.

nhai một bên bị lệch mặt

nhai một bên bị lệch mặt

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2. Tại sao mọi người có thói quen nhai 1 bên?

Nhai 1 bên là một thói quen mà nhiều người đang mắc phải. Đây là một thói quen xấu dễ làm lệch hàm. Quý khách hãy cùng Tâm Đức Smile tìm hiểu 3 nguyên nhân phổ biến tạo nên thói quen này.

2.1. Nhai 1 bên hình thành do thói quen xấu từ nhỏ

Trong giai đoạn đầu tập ăn và nhai, bé thường không nhai đều hai bên mà chỉ cho thức ăn vào một bên. 

Các mẹ vẫn chưa chú ý đến thói quen này của bé, lâu dần làm bé quen với việc chỉ sử dụng một bên hàm để nhai thức ăn. Từ đó, dẫn đến mất đối xứng khuôn mặt, gây lệch hàm. 

2.2. Mất răng hàm lâu dài ở một bên 

Nếu mất một hoặc nhiều răng ở một bên hàm và không thay thế chúng nhanh chóng. Điều này dẫn đến việc Quý khách phải dựa vào bên còn lại để nhai thức ăn. Lâu dần, gây ra sự mất cân bằng giữa việc sử dụng cơ và lực nha của hàm, dẫn đến biến dạng khuôn mặt. 

>>> Xem thêm: Mất răng số 7 hàm dưới: Phương pháp điều trị và những lưu ý 

2.3. Nhai 1 bên do do đau răng

Khi bị đau răng hoặc có vấn đề về răng miệng, Quý khách thường giảm đau bằng cách chỉ cắn ngẫu nhiên vào bên không đau. Điều này hình thành thói quen nhai một bên, làm khuôn mặt trở nên mất cân đối.

đau răng dẫn đến thói quen nhai một bên làm lệch mặt

Đau răng dẫn đến thói quen nhai một bên

3. Cách khắc phục nhai 1 bên bị lệch hàm tại nhà

Khi phát hiện mình có thói quen nhai 1 bên bị lệch hàm, Quý khách hãy thử một số cách khắc phục tại nhà sau đây. Nếu vấn đề lệch hàm quá nghiêm trọng, Quý khách hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị phù hợp.

3.1. Tập nhai cả hai bên

Thay vì chỉ nhai một bên, Quý khách hãy cố gắng nhai thức ăn cả hai bên hàm một cách nhịp nhàng và đều đặn. Điều này giúp cân bằng sức mạnh và phát triển cơ hàm đồng đều.

3.2. Tập mở rộng khoảng cách nhai

Sử dụng các bài tập mở rộng khoảng cách nhai để tăng cường sự linh hoạt của cơ hàm. Quý khách tiến hành sử dụng ngón tay để tạo áp lực nhẹ lên hàm và mở rộng khoảng cách nhai.

3.3. Massage cơ hàm 

Massage nhẹ nhàng cơ hàm hàng ngày giúp giảm căng thẳng và tăng cường sự linh hoạt của cơ hàm. Quý khách sử dụng ngón tay để massage từ vùng hàm trên xuống vùng hàm dưới.

3.4. Điều chỉnh tư thế ngủ 

Tư thế ngủ không đúng góp phần gây lệch mặt và lệch hàm. Hãy chắc chắn rằng Quý khách đang ngủ trong tư thế thoải mái và không gây áp lực lên mặt và hàm.

3.5. Châm cứu - bấm huyệt

Sử dụng các điểm châm cứu trên khuôn mặt để kích thích tuần hoàn máu và năng lượng, tạo sự cân đối cho cơ và xương khuôn mặt.

3.6. Tập mewing

Phương pháp này bao gồm việc kiểm soát hô hấp và lưỡi trong miệng. Điều này nhằm tăng cường cơ và xương khuôn mặt, qua đó có thể cải thiện lệch hàm.

3.7. Hạn chế thói quen xấu 

Nếu Quý khách đang có thói quen nhai một bên, chống tay lên mặt hoặc lắc cổ. Quý khách hãy cố gắng hạn chế các thói quen này để tránh tình trạng lệch mặt và lệch hàm.

Thói quen xấu dẫn đến đau răng, mất răng vĩnh viễn

Thói quen xấu dẫn đến đau răng, mất răng vĩnh viễn

4. Phương pháp điều trị lệch hàm tại nha khoa

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lệch hàm hiệu quả, đó là phẫu thuật chỉnh hàm lệch và niềng răng. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân và mức độ lệch hàm của Quý khách, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

4.1. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hàm 

Phẫu thuật chỉnh hàm lệch được thực hiện trong trường hợp lệch hàm bẩm sinh, chấn thương, lệch xương hàm. Đây đều là các trường hợp lệch hàm nghiêm trọng khó điều trị. 

Phẫu thuật chỉnh hàm lệch phải được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm để có được hình dáng hàm chuẩn xác.

4.2. Điều trị nhai 1 bên bị lệch hàm bằng phương pháp niềng răng 

Niềng răng là phương pháp điều trị được áp dụng cho các trường hợp lệch hàm nhẹ như răng khấp khểnh, răng hô, răng móm,… 

Bác sĩ dùng khí cụ niềng răng để dần dần khôi phục khớp cắn của Quý khách về trạng thái bình thường, giúp khuôn mặt trở nên cân đối.

>>> Xem thêm: Niềng răng có đau hay không?

4.3. Kết hợp cả 2 phương pháp trên

Cả hai phương pháp trên đều nên được áp dụng trong trường hợp hàm của Quý khách bị lệch quá nặng. Lệch hàm do các vấn đề về xương hàm như răng xô, ổ răng, khe hở…

Đầu tiên, Quý khách cần niềng răng để di chuyển răng về đúng vị trí. Sau đó, bác sĩ tiến hành phẫu thuật hàm để tạo khuôn mặt cân đối hơn.

Nhai 1 bên bị lệch hàm không phải bệnh lý răng miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Nếu không điều trị kịp thời, nhai 1 bên làm gia tăng mức độ lệch của hàm, gây ảnh hưởng đến cấu trúc hàm về sau. Quý khách đang cần điều trị lệch hàm, hãy liên hệ Nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp