Trang chủ / Kiến thức / KHE NƯỚU LÀ GÌ? CÁC BIỂU HIỆN BẤT THƯỜNG CHO THẤY NƯỚU ĐANG BỆNH

KHE NƯỚU LÀ GÌ? CÁC BIỂU HIỆN BẤT THƯỜNG CHO THẤY NƯỚU ĐANG BỆNH

Khi nói đến sức khỏe răng miệng, một bộ phận quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua là khe nướu. Vậy khe nướu là gì và tại sao chúng ta cần chú ý đến nó? Khe nướu là một phần quan trọng của khoang miệng, đóng vai trò bảo vệ chân răng và kết nối răng với xương hàm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm khe nướu, cũng như các dấu hiệu để nhận biết khe nướu đang bệnh. Nhờ đó, bạn có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn.

1. Khe nướu là gì? Dấu hiệu nhân biết khe nướu bất thường

Khe nướu là khoảng trống nhỏ, hình chữ V, nằm giữa răng và nướu. Nó có bề dày 1 - 3 mm, bao phủ một phần chân răng. Khe nướu đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ chân răng và kết nối răng với xương hàm, giữ cho răng luôn vững chắc. Khe nướu còn giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu vào mô nướu và xương quanh răng. Nướu khỏe mạnh sẽ có các tế bào miễn dịch và các chất kháng khuẩn tự nhiên giúp chống lại chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Khe nướu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu khe nướu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đây chính là lời cảnh báo về các vấn đề răng miệng mà bạn cần quan tâm. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp cho thấy khe nướu của bạn đang gặp vấn đề.

Khe nướu là gì? Dấu hiệu nhân biết khe nướu bất thường

Khe nướu là khoảng trống nhỏ hình chữ V, nằm giữa răng và nướu

1.1. Khe nướu bị sưng tấy

Khe nướu bị sưng tấy là dấu hiệu đầu tiên của viêm nướu. Nguyên nhân chính là do thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và nướu. Mảng bám không được loại bỏ đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển và gây ra phản ứng viêm, làm nướu sưng tấy, đỏ và nhạy cảm. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào mô nướu và xương, gây ra viêm nha chu và tiêu xương. Điều này làm tổn thương nghiêm trọng đến các mô nướu, dẫn đến mất răng và ảnh hưởng chức năng ăn nhai. 

Ngoài ra, khe nướu bị sưng tấy còn là dấu hiệu của các bệnh lý toàn thân như: Tiểu đường, rối loạn máu, suy giảm miễn dịch,... Các bệnh này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng và nướu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Khe nướu là gì? Dấu hiệu nhân biết khe nướu bất thường

Khe nướu bị sưng tấy là dấu hiệu đầu tiên của viêm nướu

1.2. Khe nướu ửng đỏ

Khe nướu ửng đỏ là dấu hiệu phổ biến của viêm nướu hoặc nhiễm trùng nướu. Nướu khỏe mạnh có màu hồng nhạt, nhưng khi bị viêm, chúng sẽ chuyển sang màu đỏ đậm. Viêm nướu, làm các mạch máu nhỏ trong mô nướu giãn nở, cho phép nhiều máu hơn chảy vào khu vực này. Từ đó làm thay đổi màu sắc của nướu từ hồng sang đỏ đậm.

Khe nướu ửng đỏ còn là dấu hiệu thiếu hụt vitamin C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của nướu. Khi cơ thể thiếu vitamin C, nướu sẽ yếu ớt, dễ bị tổn thương và ửng đỏ. Điều này kéo dài dẫn đến các bệnh về nướu nghiêm trọng hơn như: Viêm nướu mãn tính, loét nướu, viêm nha chu,...

1.3. Khe nướu bị tụt

Viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nướu bị tụt. Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng tấn công nướu, gây viêm nhiễm và phá hủy cấu trúc nướu. Theo thời gian, nướu sẽ dần tụt xuống, lộ chân răng, làm răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, chua, cay,... Viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng.

Chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải có lông cứng cũng làm khe nướu bị tụt dần. Tình trạng này không chỉ làm lộ chân răng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Khi nướu tụt, hình dáng và cấu trúc của răng cũng thay đổi, làm cho răng trông dài hơn bình thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ sâu răng.

Khe nướu là gì? Dấu hiệu nhân biết khe nướu bất thường

Chải răng quá mạnh sẽ có thể làm khe nướu bị tụt dần

1.4. Chảy máu nướu

Chảy máu nướu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, là dấu hiệu của viêm nướu. Viêm nhiễm kéo dài làm mô nướu mỏng manh và dễ bị tổn thương. Nướu bị viêm sẽ mất đi độ đàn hồi, làm cho chúng dễ bị chảy máu ngay cả khi bị kích thích nhẹ. 

Một số yếu tố như: Hút thuốc lá, thay đổi nội tiết tố, bệnh tiểu đường,... cũng làm tăng nguy cơ chảy máu nướu. Chất nicotine và các chất độc hại trong thuốc lá kích thích nướu, làm nướu dễ bị viêm nhiễm và chảy máu. Ở phụ nữ, thay đổi nội tiết tố làm giảm lưu lượng máu đến nướu, làm nướu nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng.

2. Biện pháp phòng ngừa các bệnh về nướu

Để duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh về nướu, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn bảo vệ nụ cười rạng rỡ của mình.

2.1. Giữ vệ sinh răng miệng

Giữ vệ sinh răng miệng tốt không chỉ giúp bạn phòng ngừa các bệnh về nướu mà còn giúp duy trì hàm răng chắc khỏe. Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để áp dụng vào quy trình chăm sóc răng miệng hằng ngày:

  • Dùng bàn chải điện: Bàn chải điện có các tính năng thông minh như: Cảm biến áp lực, hẹn giờ, ứng dụng theo dõi thói quen chải răng,... Nó còn có chế độ làm sạch sâu và nhẹ nhàng, giúp nướu không bị trầy xước, chảy máu.
  • Máy tăm nước: Máy tắm nước sử dụng dòng nước áp lực cao để loại bỏ thức ăn thừa ở những vùng khó tiếp cận như khe nướu và kẽ răng. Điều này giúp ngăn ngừa viêm nướu hiệu quả hơn so với chỉ nha khoa thông thường.
  • Dùng kỹ thuật Bass để đánh răng: Bạn cần giữ bàn chải nghiêng 45 độ so với răng và nướu, sau đó di chuyển nhẹ nhàng theo chuyển động rung nhỏ. Kỹ thuật này giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả mà không gây tổn thương nướu.
  • Sử dụng nước súc miệng tự nhiên: Nước súc miệng chứa tinh dầu thiên nhiên như: Trà xanh, bạc hà,... có khả năng kháng khuẩn, giúp bảo vệ nướu khỏi viêm nhiễm. Bạn có thể tự làm nước súc miệng tại nhà hoặc mua sản phẩm có chứa các thành phần này.

Khe nướu là gì? Dấu hiệu nhân biết khe nướu bất thường

Bàn chải điện có chế độ làm sạch sâu và nhẹ nhàng giúp bảo vệ nướu

2.2. Làm sạch khe nướu sau khi ăn

Sau khi ăn, thức ăn thừa sẽ mắc kẹt trong khe nướu, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây ra sâu răng, viêm nướu,... Do đó, bạn nên làm sạch khe nướu sau khi ăn để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và bảo vệ nướu khỏi các bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên áp dụng các cách sau để làm sạch khe nướu hiệu quả:

  • Dùng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa được làm từ sợi vật liệu mềm, dễ dàng luồn qua các kẽ răng và khe nướu. Bạn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày, tốt nhất là sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để giữ cho khe nướu luôn sạch sẽ.
  • Dùng máy tăm nước: Đây là lựa chọn tốt cho những người có khe nướu hẹp hoặc khó sử dụng chỉ nha khoa, vì không cần phải đưa chỉ qua từng kẽ răng một. Bạn nên sử dụng máy tăm nước sau mỗi bữa ăn để ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn.
  • Súc miệng bằng nước muối: Pha loãng muối với nước ấm, sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây để loại bỏ thức ăn còn lại trong miệng và giữ cho khe nướu sạch sẽ. Bạn nên súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.3. Lựa chọn thực phẩm giúp khỏe nướu

Nướu cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì sức khỏe. Một số dưỡng chất quan trọng cho nướu bao gồm: Vitamin C, vitamin A, canxi, chất xơ,... Một số loại thực phẩm còn giúp làm sạch nướu, hỗ trợ quá trình lành vết thương và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển như:

  • Rau xanh: Cải xoăn, rau bina, bông cải xanh,... có chứa chất xơ giúp kích thích nướu, tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch nướu hiệu quả.
  • Trái cây họ cam quýt: Quất, chanh, thanh yên,... chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ nướu khỏi vi khuẩn và làm sạch nướu.
  • Táo: Táo có chứa pectin, một loại chất xơ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trên răng và nướu.
  • Cá hồi, cá thu: Chứa nhiều axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng tấy và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Quả mọng: Nho, dâu tây,... chứa nhiều vitamin C và anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành vết thương.

Khe nướu là gì? Dấu hiệu nhân biết khe nướu bất thường

Bông cải xanh có chứa chất xơ giúp làm sạch nướu hiệu quả

2.4. Hạn chế các loại thực phẩm gây hại cho nướu và răng

Một số loại thực phẩm dễ bám dính vào răng và nướu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và sản sinh ra axit. Axit này làm mòn men răng và dẫn đến sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... Nhiều loại thực phẩm còn làm tăng nguy cơ viêm nướu, làm nướu sưng tấy và chảy máu. Do đó bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tổng thể:

  • Đồ ngọt: Trà sữa, nước ngọt, kẹo dẻo... chứa nhiều đường, là thức ăn ưa thích của vi khuẩn. Khi vi khuẩn lên men đường sẽ sản sinh axit, tấn công và làm tổn thương men răng và nướu.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Pizza, thịt đông lạnh,... chứa nhiều muối và chất bảo quản, dễ làm kích ứng nướu và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây ra viêm nhiễm.
  • Đồ uống có gas: Nước ngọt có gas, bia rượu,... chứa nhiều axit và đường, làm mòn men răng và nướu.
  • Thực phẩm cay nóng: Lẩu thái, ớt, tiêu,... làm nướu bị kích ứng và dễ bị viêm nhiễm.
  • Rượu bia: Rượu bia làm giảm lưu lượng máu đến nướu, làm nướu yếu ớt và dễ bị tổn thương hơn.
  • Thuốc lá: Chất nicotin và các chất độc hại trong thuốc lá làm giảm hệ miễn dịch, làm nướu dễ bị viêm nhiễm và khó lành vết thương.

2.5. Cạo vôi răng định kỳ

Vôi răng bám chặt vào răng và nướu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây kích ứng và viêm nướu. Nếu không cạo vôi răng định kỳ, nó sẽ ngày càng dày lên, len lỏi sâu vào nướu, gây viêm nướu nặng hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn sức khỏe tổng thể.

Cạo vôi răng giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên răng và nướu, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Khi nướu khỏe mạnh, nó sẽ bám chặt vào răng, bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại. Cạo vôi răng còn mang lại hơi thở thơm tho và sự tự tin cho bạn.

Khe nướu là gì? Dấu hiệu nhân biết khe nướu bất thường

Nên đến nha khoa để lấy vôi răng định kỳ

2.6. Từ bỏ các thói quen xấu gây hại cho răng và nướu

Dưới đây là các thói quen xấu bạn nên từ bỏ sớm để bảo vệ sức khỏe của răng và nướu:

  • Sử dụng thuốc lá điện tử (vape): Mặc dù được quảng cáo là tốt hơn thuốc lá, nhưng vape vẫn chứa nicotine và các hóa chất làm hại nướu và răng. Nó gây viêm nướu, làm mất men răng,...
  • Cắn móng tay: Cắn móng tay dễ làm tổn thương nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, lây lan sang nướu và gây viêm nhiễm.
  • Nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ làm mòn men răng, làm nướu bị tổn thương và gây ra các vấn đề về khớp thái dương hàm, làm bạn đau đầu, khó chịu. Bạn nên sử dụng miếng bảo vệ hàm để chống tình trạng nghiến răng.
  • Sử dụng tăm xỉa răng: Dùng tăm xỉa răng quá mạnh hoặc quá thường xuyên dễ làm nướu bị xước và chảy máu. Sử dụng tăm xỉa răng sai cách cũng đẩy thức ăn sâu hơn vào kẽ răng, làm vi khuẩn dễ dàng phát triển.
  • Uống ít nước: Nước giúp làm sạch khoang miệng, trung hòa axit và ngăn chặn vi khuẩn. Uống ít nước làm lượng nước bọt giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho nướu và răng. Bạn nên uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe răng miệng và tổng thể.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ khe nướu là gì và các dấu hiệu để nhận biết nướu đang bệnh. Những chia sẻ trên đây phần nào giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa các bệnh về nướu hiệu quả. Bạn nên thường xuyên khám nha khoa định kỳ và áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì hàm răng khỏe mạnh.

Quý khách cần thăm khám sức khoẻ răng miệng hãy liên hệ Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp