Trang chủ / Kiến thức / NHIỄM TRÙNG LỢI: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

NHIỄM TRÙNG LỢI: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác lợi sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng. Nhưng bạn có biết rằng, những triệu chứng tưởng chừng như đơn giản này lại là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là nhiễm trùng lợi. Vậy nguyên nhân gây nhiễm trùng lợi là gì? Làm thế nào để chữa trị và phòng tránh tình trạng này hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết tất cả các thắc mắc trên.

1. Nhiễm trùng lợi là bị gì?

Nhiễm trùng lợi hay còn gọi là viêm lợi, không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành các bệnh nha chu nghiêm trọng hơn. Dưới đây là dấu hiệu và nguyên nhân gây nhiễm trùng lợi, bạn hãy tham khảo.

1.1. Định nghĩa về nhiễm trùng

Nhiễm trùng là sự gia tăng vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng đối với cơ thể, dẫn tới các phản ứng tế bào. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một vài vị trí cố định hoặc đi theo đường máu vào cơ thể. Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng là ho, hắt hơi, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, chuột rút và mệt mỏi. Tất cả những phản ứng này đều là cách mà hệ thống miễn dịch cố loại bỏ sinh vật gây bệnh. 

nhiễm trùng lợi

Nhiễm trùng là sự gia tăng vi khuẩn, virus dẫn tới các phản ứng tế bào

Quá trình nhiễm trùng diễn ra như sau: 

  • Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể qua da bị tổn thương, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục.
  • Vi sinh vật bắt đầu sinh sôi nảy nở tại vị trí xâm nhập.
  • Vi sinh vật tiết ra độc tố hoặc phá hủy tế bào, gây ra các triệu chứng bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.

1.2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng lợi

Nhiễm trùng lợi có thể gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe răng miệng nhưng không phải ai cũng nắm được triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng lợi mà bạn nên chú ý:

  • Nướu màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, càng đậm thì viêm càng nghiêm trọng. 
  • Lợi bị sưng đỏ, phì đại là tình trạng nhiễm trùng nặng. 
  • Cao răng xuất hiện nhiều ở các vị trí lợi sưng đỏ. 
  • Viêm nướu khiến lợi tụt xuống khỏi chân răng và chân răng bị lỏng. 
  • Miệng có mùi khó chịu, hôi miệng kéo dài, không cải thiện dù chăm chỉ đánh răng. 
  • Chảy máu chân răng khi vệ sinh răng miệng hoặc lấy cặn thức ăn bằng tăm/ chỉ nha khoa. 
  • Ê buốt hoặc đau răng, đau lợi khi nhai thức ăn, đặc biệt là đồ quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Nặng hơn có thể xuất hiện chảy mủ tại chân răng. 

nhiễm trùng lợi

Lợi bị sưng đỏ, phì đại là tình trạng nhiễm trùng nặng

1.3. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng lợi

Tại sao lợi của bạn lại dễ bị viêm? Mảng bám, cao răng hay các yếu tố khác đang gây hại cho nướu của bạn? Những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng lợi phải kể đến như sau.

  • Nhiễm trùng do mảng bám 

Đây là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng lợi. Mảng bám là lớp màng dính gồm vi khuẩn, thức ăn và các chất tiết ra từ miệng. Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám bám chặt vào răng và lợi, gây kích ứng và viêm nhiễm.

  • Cao răng 

Mảng bám trên răng cứng lại dưới đường viền nướu sẽ hình thành cao răng, tích tụ vi khuẩn. Khi đó, mảng bám khó loại bỏ hơn, tạo lớp áo chắn bảo vệ vi khuẩn và gây kích ứng dọc đường viền nướu. Tổn tại càng lâu thì cao rằng càng kích thích phần nướu xung quanh lợi, gây viêm nhiễm. 

  • Do tổn thương lợi 

Vệ sinh răng miệng sai cách như chải quá mạnh, dùng tăm loại bỏ thức ăn tại khe răng gây chảy máu lợi. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm lợi sưng đau, đỏ tấy và viêm nhiễm. 

nhiễm trùng lợi

Dùng tăm loại bỏ thức ăn tại khe răng có thể làm chảy máu lợi, từ đó gây viêm nhiễm

  • Nguyên nhân khác 

Ngoài do mảng bám, nguyên nhân gây viêm nướu còn bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm, phản ứng dị ứng, chấn thương và rối loạn niêm mạc. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C cũng làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng, dẫn đến tổn thương lợi. 

2. Đối tượng dễ bị nhiễm trùng lợi

Nhiễm trùng lợi có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Người có vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể dẫn đến tích tụ mảng bám và cao răng. Đây chính là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.
  • Người có tiểu sử bệnh nha chu: Người từng bị viêm nướu răng hoặc viêm nha chu có nguy cơ bị nhiễm trùng lợi cao hơn người bình thường. 
  • Người có hệ miễn dịch kém: Những người bị tiểu đường, HIV/AIDS, hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có hệ thống miễn dịch yếu hơn, khiến họ dễ bị nhiễm trùng lợi hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ bị viêm nướu răng và nhiễm trùng lợi. 
  • Người bị tiểu đường: Trường hợp này, người bệnh không thể kiểm soát lường đường huyết. Điều này làm áp lực mạch máu tăng lên và giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi. Lâu dần khiến lợi yếu đi, mất khả năng miễn dịch và bị nhiễm khuẩn. 

3. Cách chữa nhiễm trùng lợi hiệu quả

Để điều trị nhiễm trùng lợi, bạn cần tập trung vào loại bỏ các mảng bám khỏi nướu và răng. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì nhiễm trùng lợi hoàn toàn có thể chữa khỏi. Các chữa viêm nướu mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay gồm: 

  • Làm sạch gốc và lấy cao răng: Bác sĩ sẽ sử dụng công cụ y tế chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám, cao răng khỏi bề mặt răng và đường viền dưới lợi. Một số phòng khám còn dùng tia laser để làm sạch bề mặt chân răng, ngăn ngừa sự tích tụ của cao răng và vi khuẩn gây hại. 
  • Dùng nước súc miệng: Các loại nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu và giảm nhiễm trùng. 
  • Uống thuốc giảm đau, kháng viêm: Acetaminophen hoặc Ibuprofen thường được bác sĩ kê đơn để giảm đau và sưng viêm. Đặc biệt, một vài trường hợp, kháng sinh có thể điều trị tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. 
  • Chỉnh răng: Răng mọc lệch, cầu răng hoặc miếng trám răng nhô ra, không khít có thể khiến lợi bị kích ứng và việc vệ sinh ngày càng trở nên khó khăn. Vì vậy, bác  sĩ sẽ chỉnh sửa các  răng hình dạng không phù hợp để giảm nhiễm trùng lợi. 
  • Các mẹo chữa tại nhà: Khuyên dùng cho những người bị nhiễm trùng lợi nhẹ. Các mẹo phổ biến gồm súc miệng bằng nước muối, hỗn hợp nước mật ong, chanh và nước ấm hoặc súc miệng bằng hỗn hợp nước trầu không và rượu trắng. 

nhiễm trùng lợi

Nếu phát hiện sớm, nhiễm trùng lợi có thể được chữa khỏi hoàn toàn

4. Phòng tránh nhiễm trùng lợi

Nhiễm trùng lợi là một vấn đề răng miệng phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như mất răng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng này bằng những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

4.1. Phòng tránh nhiễm trùng lợi tại nhà

Bạn không có thời gian đi kiểm tra sức khỏe răng lợi hoặc lấy cao răng thường xuyên? Đừng lo, Tâm Đức Smile sẽ bật mí cho bạn một số cách phòng tránh nhiễm trùng lợi tại nhà như sau.

4.1.1. Đánh răng bằng bàn chải lông mềm

Mặc dù, bàn chải đánh răng mềm vẫn có thể loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa bám trên răng và kẽ răng một cách hiệu quả. Hơn nữa, khi nướu bị viêm, chúng trở nên nhạy cảm và chảy máu khi đánh răng, bàn chải mềm sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này. Lưu ý, bạn nên thay bàn chải đánh răng định kỳ 3-4 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải có dấu hiệu bị xơ cứng. 

4.1.2. Dùng chỉ nha khoa đúng cách

Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách là một trong những cách hiệu quả để phòng tránh nhiễm trùng lợi. Những nơi trong khoang miệng bàn chải đánh răng không tiếp cận được, chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa sự hình thành cao răng gây viêm nướu. 

nhiễm trùng lợi

Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để phòng tránh nhiễm trùng lợi

Hiện, có nhiều loại chỉ nha khoa khác nhau như chỉ trơn, chỉ có chất khử trùng. Bạn nên chọn loại phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân. Lưu ý, sau khi dùng chỉ nha khoa, bạn vẫn nên súc miệng và làm sạch răng miệng. 

4.1.3. Thường xuyên ngậm nước muối pha loãng

Muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và cao răng. Đồng thời, nước muối còn giúp làm dịu các mô nướu bị viêm, giảm sưng và đau. Chính vì thế, đây là cách phòng tránh nhiễm trùng lợi đơn giản, hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. 

Dù súc miệng bằng nước muối loãng nhưng bạn vẫn phải đánh răng đều đặn bằng bàn chải mềm và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Tuyệt đối không dùng nước muối quá đậm đặn bởi nó có thể gây tổn thương niêm mạc miệng. 

4.1.4. Không dùng chung dụng cụ vệ sinh răng miệng với người khác

Dùng chung bàn chải đánh răng với người khác khiến răng nướu và miệng của bạn tiếp xúc với nhiều vi khuẩn gây hại. Bởi các loại thức ăn thường bị mắc kẹt trong lông bàn chải. Vậy nên, để bảo vệ răng miệng, bạn tuyệt đối không được dùng chung bàn chải đánh răng với người khác. 

4.1.5. Bổ sung thực phẩm giúp nướu khoẻ

Chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe tổng thể vừa đóng vai trò quan trọng trong duy trì nướu răng khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ nướu gồm:

  • Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi, dâu tây,....
  • Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh, xà lách,...
  • Thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu nành, các loại cá nhỏ,.... 
  • Thực phẩm giàu vitamin D như cá béo, trứng, nấm,....
  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ như táo, ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt,.... 

Ngoài ra, bạn nên hạn chế tối đa đồ ngọt và tránh đồ uống có ga. Bởi đường là nguyên chính gây sâu răng và axit trong các loại thức uống có ga sẽ làm mòn men răng và gây hại cho lợi.

4.2. Phòng tránh nhiễm trùng lợi tại nha khoa

Để phòng tránh nhiễm trùng lợi hiệu quả, bạn nên kết hợp việc chăm sóc răng tại nhà với các biện pháp phòng ngừa tại nha khoa dưới đây.

4.2.1. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Việc lựa chọn một nha khoa uy tín là quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bạn. Với vô số nha khoa xuất hiện, việc đưa ra quyết định đúng đắn có thể khiến bạn băn khoăn. Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn nha khoa uy tín gồm: 

  • Giấy phép hoạt động và cơ sở vật chất. 
  • Trình độ chuyên môn, sự tâm huyết của đội ngũ y bác sĩ và nhân viên hỗ trợ. 
  • Chất lượng dịch vụ, chi phí minh bạch. 
  • Đánh giá của khách hàng. 

 

nhiễm trùng lợi

 

nhiễm trùng lợi

4.2.2. Cạo vôi răng định kỳ

Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và cạo vôi răng. Bởi nguyên nhân chính gây nhiễm trùng lợi là do vi khuẩn trong mảng bám và cao răng. Việc vệ sinh và làm sạch bề mặt răng là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng viêm. 

4.2.3. Kiểm tra sức khỏe của răng và nướu thường xuyên

Ngay cả khi bạn có chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà một cách cẩn thận, bạn vẫn nên đến khám nha khoa định kỳ. Mục đích của việc khám răng định kỳ là để phát hiện sớm các vấn đề về răng, nướu hay các bệnh lý liên quan khác. Hơn nữa đến phòng khám, bạn sẽ được loại bỏ mảng bám và cao răng mà không thể làm sạch tại nhà, ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng tránh nhiễm trùng lợi. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về viêm lợi, từ đó, lựa chọn cho mình phương pháp bảo vệ răng miệng phù hợp nhất. Nếu muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe răng lợi thì hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám và tư vấn miễn phí bằng cách:

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp