Trang chủ / Kiến thức / NƯỚC BỌT SÁNG SỚM CÓ TÁC DỤNG GÌ? NƯỚC BỌT BỊ HÔI LÀ BỊ BỆNH GÌ?

NƯỚC BỌT SÁNG SỚM CÓ TÁC DỤNG GÌ? NƯỚC BỌT BỊ HÔI LÀ BỊ BỆNH GÌ?

Mục lục nội dung

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nước bọt sáng sớm có tác dụng hỗ trợ các hoạt động sinh lý của cơ thể. Nước bọt bình thường sẽ không có mùi, nhưng nếu nước bọt bị hôi thì đây là một dấu hiệu của bệnh lý về răng miệng.

1. Nước bọt sáng sớm có tác dụng gì?

Tiết nước bọt là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nước bọt sáng sớm được tiết ra tại khoang miệng trong lúc ngủ có tác dụng thúc đẩy các quá trình sinh học của cơ thể.

Dưới đây là một số tác dụng hữu ích của nước bọt sáng sớm Quý khách có thể tham khảo như sau.

1.1. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Nước bọt sáng sớm có chứa nhiều enzyme, giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.

1.2. Bảo vệ sức khỏe của răng miệng

Nước bọt sáng sớm có chứa nhiều thành phần diệt khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.

1.3. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý răng miệng

Nếu nước bọt sáng sớm có màu và mùi bất thường, đó là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng.

1.4. Tăng cường miễn dịch

Nước bọt sáng sớm chứa kháng thể giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.

1.5. Khởi đầu quá trình hydrat hóa

Nước bọt sáng sớm cung cấp một lượng nước nhất định, giúp cơ thể bắt đầu quá trình hydrat hóa. Điều này nhằm duy trì sự cân bằng nước cho các hoạt động sinh lý trong cơ thể. 

nước bọt sáng sớm có tác dụng gì

Nước bọt sáng sớm giúp làm sạch răng

>>> Xem thêm:

Nước bọt có enzyme gì? Vai trò của nước bọt

2. Nước bọt bị hôi là bị bệnh gì?

Nước bọt thông thường không có mùi và được xem như nước súc miệng tự nhiên của cơ thể. Nước bọt sáng sớm còn có tác dụng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. 

Có nhiều nguyên nhân làm nước bọt có mùi hôi. Sau đây là 6 nguyên nhân phổ biến mà Quý khách có thể tham khảo.

2.1. Nước bọt bị hôi do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Hiện tượng nước bọt có mùi hôi do các mảng thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng. Vi khuẩn phân hủy các mảng thức ăn này và hòa vào nước bọt, khiến nước bọt có mùi hôi. 

Quý khách nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ sạch các mảng bám trên kẽ răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. 

2.2. Nước bọt bị hôi do thức ăn

Ăn các loại thức ăn có mùi đặc trưng như tỏi, hành… cũng là nguyên nhân làm cho nước bọt có mùi hôi.

2.3. Nước bọt bị hôi do răng giả hay hàm tháo lắp

Răng giả hay hàm tháo lắp là các kỹ thuật nha khoa hỗ trợ quá trình nhai được hiệu quả. Sau khi ăn, thức ăn thừa dễ bám và tạo mùi khó chịu. Cần vệ sinh sạch sẽ răng giả hay hàm tháo lắp bằng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng.

hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp có thể làm cho nước bọt bị hôi do tích tụ mảng bám lâu ngày

2.4. Nước bọt bị hôi do tuyến nước bọt bị lão hóa

Tuyến nước bọt bị lão hóa làm giảm khả năng sản xuất và bài tiết nước bọt. Do đó, miệng bị khô, thiếu chất nhầy khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây hôi miệng kéo dài. Hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra đối với những người ít uống nước hoặc sử dụng thuốc tây quá nhiều.

2.5. Nước bọt bị hôi do các bệnh lý đường tiêu hóa

Các bệnh lý về đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý răng miệng. Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa như: trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng…  nước bọt sẽ có mùi hôi. Do khi trào ngược, thức ăn và axit dịch vị dạ dày trào lên miệng, làm nước bọt có mùi hôi khó chịu.

2.6. Bệnh lý đường hô hấp 

Hệ hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở, khoang miệng và mùi nước bọt của Quý khách. Nên khi mắc phải các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản… thì hơi thở và nước bọt sẽ có mùi hôi khó chịu.

3. Các thành phần cấu tạo của tuyến nước bọt

Nước bọt sáng sớm có tác dụng làm sạch vi khuẩn trong miệng nhờ các thành phần cấu tạo của tuyến nước bọt như sau: Tuyến nước bọt bao gồm 2 phần: nang tuyến và ống tuyến. Chúng cùng thực hiện chức năng sản xuất, bài tiết nước bọt trong việc tiêu hóa và bảo vệ răng miệng.

3.1. Cấu tạo của nang tuyến

  • Nang nhầy: Chứa tế bào tiết dịch nhầy, giúp khoang miệng được bôi trơn, dễ nuốt thức ăn hơn.
  • Nang nước: Chứa tế bào tiết nước bọt, chủ yếu sản xuất nước bọt.
  • Nang hỗn hợp: Kết hợp giữa nang nhầy và nang nước, vừa tạo ra nước bọt vừa tiết dịch nhầy.

3.2. Các loại ống tuyến

3.2.1. Ống gian tiểu thùy

Do nhiều ống tuyến nhỏ kết hợp lại, mỗi ống tuyến chứa một nang tuyến tương ứng. Các ống gian tiểu thùy giúp nang tuyến tiết nước bọt dễ dàng hơn.

3.2.2. Ống gian thùy

Do nhiều ống gian tiểu thùy kết hợp lại, tạo ra hệ thống vận chuyển nước bọt đến ống chính. 

3.2.3. Ống chính

Đây là nơi chứa nước bọt cuối cùng trước khi đổ vào khoang miệng và tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

nước bọt sáng sớm có tác dụng gì

Vị trí của tuyến nước bọt

 

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

4. Nước bọt có vai trò gì trong cơ thể?

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động sinh lý của cơ thể. Đặc biệt nước bọt sáng sớm có tác dụng xúc tác cho nhiều phản ứng quan trọng để bắt đầu ngày mới. 

4.1. Vai trò tiêu hóa

  • Nước bọt giúp làm ướt và làm mềm thức ăn, khiến quá trình nuốt được trơn tru.
  • Nước bọt có chứa các enzyme giúp thủy phân tinh bột thành các dạng đường đơn, tạo cảm giác ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.

4.2. Vai trò bảo vệ

  • Nước bọt sẽ giúp trung hòa axit trong thức ăn, tạo môi trường kiềm và hỗ trợ dạ dày tiêu hóa.
  • Khi khoang miệng bị tổn thương, nước bọt giúp cầm máu và bịt kín miệng vết thương hiệu quả.

4.3. Vai trò bài tiết

  • Dịch nhầy trong khoang miệng giúp duy trì độ ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn và hạn chế các vấn đề răng miệng như viêm lợi, viêm họng…
  • Nước bọt chứa các thành phần diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.

5. Khám phá 4 cách nhận biết nước bọt có mùi hôi tại nhà

Để nhận biết nước bọt hoặc hơi thở có mùi hôi, Quý khách hãy cùng tham khảo 4 cách đơn giản dưới đây.

5.1. Nhận biết nước bọt có mùi hôi bằng cách liếm vùng cổ tay

Quý khách hãy liếm lên mặt trong của cổ tay, chờ khoảng 10 giây để nước bọt khô. Sau đó ngửi trực tiếp tại vùng này, nếu có mùi hôi thì chứng tỏ Quý khách đang bị hôi miệng.

Không nên thực hiện khi vừa mới đánh răng hay súc miệng. Do mùi thơm từ kem đánh răng hoặc nước súc miệng sẽ làm cho mùi của nước bọt bị thay đổi.

5.2. Nhận biết nước bọt có mùi hôi bằng cách kiểm tra bằng muỗng inox

Dùng muỗng inox sạch cào nhẹ từ bên trong lưỡi ra ngoài. Nếu muỗng có mùi hôi thì Quý khách đang mắc phải một trong số các bệnh lý về răng miệng được nêu trên.

Không nên đưa muỗng inox vào quá sâu trong miệng để tránh gây nôn, khó chịu.

5.3. Nhận biết nước bọt có mùi hôi bằng cách ngửi hơi thở trực tiếp

Dùng 2 tay che kín miệng và mũi, sau đó thở hơi ra ngoài rồi hít vào bằng mũi để xác nhận xem nước bọt có mùi hôi hay không.

nước bọt sáng sớm có tác dụng gì

Thổi hơi vào tay rồi ngửi để kiểm tra hơi thở có mùi hôi không

5.4. Nhận biết nước bọt có mùi hôi bằng cách nhờ người khác kiểm tra giúp

Nhờ người thân kiểm tra hơi thở là cách cho kết quả chính xác nhất. Quý khách có thể nhờ người trong gia đình nhận xét về mùi hơi thở của mình.

6. Cách điều trị nước bọt có mùi hôi hiệu quả

6.1. Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su vào buổi sáng sẽ kích thích nước bọt tiết ra nhiều. Nước bọt sáng sớm có tác dụng làm sạch vi khuẩn gây hôi miệng, giúp cải thiện tình trạng nước bọt bị hôi hiệu quả.

Tuy nhiên, Quý khách không nên nhai kẹo cao su quá nhiều vì có thể gây mỏi cơ xương hàm.

6.2. Thay loại kem đánh răng mới

Nếu Quý khách đã vệ sinh răng miệng đúng cách nhưng nước bọt vẫn có mùi hôi, Quý khách nên đổi sang kem đánh răng chứa hàm lượng Fluor cao. Fluor là chất ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả, giúp hơi thở thơm mát hơn.

6.3. Súc miệng bằng chanh

Hơi thở thường có mùi hôi sau khi thức dậy. Để hạn chế tình trạng này, Quý khách có thể sử dụng chanh tươi hòa với nước, thêm một tí muối để súc miệng. Axit trong chanh có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn rất hiệu quả. Thêm vào đó, chanh còn có tác dụng giúp răng trở nên trắng sáng hơn.

6.4. Chế độ ăn uống phù hợp

Quý khách bổ sung thêm vào chế độ ăn hằng ngày các loại rau củ quả như táo, lê, dưa chuột, cà rốt,… để làm sạch khoang miệng. Hơn nữa, rau củ quả tươi xanh còn giúp bổ sung các chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe răng miệng.

6.5. Thăm khám nha khoa định kỳ

Nước bọt bị hôi do các vấn đề bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,… Quý khách hãy tái khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng để kịp thời phát hiện và điều trị triệt để các vấn đề về răng miệng.

Tóm lại, nước bọt sáng sớm có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy các phản ứng có lợi của cơ thể. Tuy nhiên, nước bọt sáng sớm sẽ có mùi hôi khó chịu khi Quý khách mắc phải một số bệnh lý về tiêu hóa hay hô hấp. Nếu Quý khách nhận thấy mình đang bị sâu răng hoặc viêm nướu, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp Quý khách chẩn đoán và đưa ra lời khuyên phù hợp qua:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp