Trang chủ / Kiến thức quanh ta / TỔNG HỢP CÁC LOẠI THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM VÀ LÝ DO CƠ THỂ CẦN BỔ SUNG KẼM

TỔNG HỢP CÁC LOẠI THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM VÀ LÝ DO CƠ THỂ CẦN BỔ SUNG KẼM

Kẽm là một khoáng chất vi lượng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể như: Hệ miễn dịch, chức năng thần kinh, quá trình sinh sản,... Cung cấp đủ lượng kẽm thông qua khẩu phần ăn hàng ngày là cách giúp bạn duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Bài viết này sẽ tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm và giải thích lý do vì sao bạn nên nạp đủ lượng kẽm mỗi ngày.

1. Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Kẽm là khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe tốt. Thiếu kẽm dẫn đến nhiều vấn đề như: Suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển, rụng tóc, da khô,... Do đó, bạn cần bổ sung kẽm từ các thực phẩm tự nhiên để hỗ trợ quá trình phát triển và phục hồi của tế bào.

Sau đây là tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm mà bạn nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

1.1. Trứng là thực phẩm bổ sung kẽm hàng đầu

Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng, là nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho cơ thể. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một quả trứng lớn (50g) chứa khoảng 5% lượng kẽm nên bổ sung hàng ngày cho người trưởng thành. Ngoài ra, trứng còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như: Protein, vitamin A, D, E,...

tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Bạn nên bổ sung kẽm từ các thực phẩm tự nhiên

Dưới đây là một số món ăn là thực phẩm bổ sung kẽm được chế biến từ trứng:

  • Trứng ốp la: Bạn nên thêm các loại rau củ như: Cà chua, nấm, ớt chuông,... vào cùng để tăng hương vị và dinh dưỡng.
  • Trứng luộc: Thay vì luộc trứng chín hoàn toàn, bạn có thể luộc lòng đào để có độ béo ngậy và mềm mịn.
  • Trứng chiên: Thêm rau củ hoặc nấm để tăng hương vị và dinh dưỡng.
  • Salad trứng: Kết hợp với rau xanh và sốt Mayonnaise để tạo món salad tươi mát và ngon miệng.
  • Trứng nướng phô mai: Sử dụng các loại phô mai khác nhau như: Mozzarella, cheddar, parmesan,... để tạo hương vị béo ngậy và thơm ngon.
  • Bánh flan: Món tráng miệng từ trứng thơm ngon và mềm mịn.
  • Bánh su kem: Món bánh ngọt béo ngậy với nhân kem trứng bên trong.

Mặc dù trứng là thực phẩm bổ sung kẽm rất bổ dưỡng, nhưng ăn quá nhiều sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể. Mức cholesterol cao bám vào thành mạch máu, hình thành huyết khối, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Do đó, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 2-3 quả trứng để đảm bảo sức khỏe.

1.2. Uống sữa bổ sung kẽm cho cơ thể

Sữa bò là thực phẩm bổ sung kẽm, cung cấp một lượng khoáng chất kẽm nhất định, khoảng 2,3mg/cốc 240 ml. Lượng kẽm này tuy không cao nhưng lại dễ hấp thu hơn so với kẽm từ thực vật. Ngoài ra, sữa còn cung cấp canxi, protein, vitamin A, B, D,.. giúp xương khớp chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.

tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Kẽm trong sữa bò dễ hấp thu hơn so với kẽm từ thực vật

Một số gợi ý về cách uống sữa để bạn không bị ngán:

  • Kết hợp với trái cây: Thêm trái cây tươi hoặc xay nhuyễn vào sữa để tạo hương vị mới mẻ và cung cấp thêm vitamin, khoáng chất.
  • Sử dụng các loại sữa khác nhau: Thay đổi giữa sữa tươi, sữa chua, phô mai,... để tránh nhàm chán.
  • Làm smoothie: Kết hợp sữa với các loại trái cây, rau xanh, yến mạch,... để tạo thành món smoothie bổ dưỡng và ngon miệng.
  • Sử dụng sữa trong nấu ăn: Thêm sữa vào các món súp, cháo, bánh ngọt,... để bổ sung dinh dưỡng.
  • Ăn các loại hạt cùng sữa: Kết hợp các loại hạt như: Hạnh nhân, hạt óc chó, hạt chia, yến mạch,.. với sữa để tạo thành bữa sáng hoặc bữa phụ bổ dưỡng.

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn dùng thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả hơn.

1.2.1. Người không nên uống nhiều sữa 

Mặc dù sữa là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm tự nhiên rất tốt nhột số trường hợp dưới đây cần hạn chế tiêu thụ sữa để tránh các triệu chứng: Dị ứng, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,...

  • Người bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose: Lactose - Một loại đường có trong sữa động vật, có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn ở 1 số người. Thay vào đó, sử dụng sữa ít lactose hoặc sữa thực vật như: Sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,... sẽ giúp bạn tránh các triệu chứng này. 
  • Người mắc bệnh thận: Người mắc bệnh thận nên hạn chế lượng protein và photpho nạp vào cơ thể. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống sữa vì dễ làm tăng gánh nặng cho thận.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Nên bú sữa mẹ hoàn toàn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tạo hệ miễn dịch tốt nhất cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống sữa công thức vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu, chưa phân hủy được các khoáng chất trong sữa công thức. Nếu uống sữa công thức quá sớm, trẻ sẽ bị đầy hơi, nôn trớ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này.

tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn

1.2.2. Thực phẩm bổ sung kẽm là sữa ít đường 

Dưới đây là nhóm người nên ưu tiên chọn sữa ít đường, vì hàm lượng đường cao trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Người thừa cân, béo phì: Sữa ít đường giúp bạn kiểm soát lượng calo nạp vào, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Lượng đường cao trong sữa sẽ thúc đẩy tích tụ mỡ thừa, dẫn đến béo phì, tiểu đường và tim mạch.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Sữa ít đường giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định, tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Trẻ em: Hạn chế lượng đường nạp vào để bảo vệ sức khỏe răng miệng, phòng ngừa béo phì và tiểu đường.
  • Người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Sữa ít đường giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Lượng đường cao sẽ làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL).

1.2.3 Thực phẩm bổ sung kẽm là sữa nhiều đường

Hàm lượng đường cao trong sữa mang lại nhiều lợi ích cho nhóm đối tượng sau:

  • Người tập luyện thể thao: Sữa nhiều đường cung cấp năng lượng nhanh chóng, giúp cơ thể phục hồi sau khi tập luyện cường độ cao. Tuy nhiên, cần lưu ý lượng đường nạp vào phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tập luyện của mỗi người.
  • Người suy dinh dưỡng: Lượng calo và protein cao trong sữa nhiều đường hỗ trợ quá trình tăng cân, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Bạn nên kết hợp uống sữa nhiều đường với chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo hiệu quả.
  • Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển: Trẻ em cần nhiều năng lượng cho các hoạt động học tập và vui chơi. Sữa nhiều đường cung cấp một phần năng lượng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ uống sữa nhiều đường với lượng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.

1.2.4. Lưu ý khi chọn thực phẩm bổ sung kẽm là sữa

Sữa khi hết hạn, các vitamin, khoáng chất và protein trong sữa dần bị phân hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Uống sữa hết hạn còn ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các triệu chứng như: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, sốt,.. Trường hợp nặng dẫn đến mất nước nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn nên kiểm tra ngày hết hạn trước khi mua và sử dụng sữa. Điều này giúp bạn bổ sung được các khoáng chất cần thiết, hạn chế nguy cơ dị ứng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

1.2.5. Cách bảo quản sữa

Dưới đây là một số cách giúp bạn bảo quản sữa chất lượng và an toàn:

  • Lựa chọn nơi khô ráo, thoáng mát: Tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm ướt. Giữ sữa ở nhiệt độ phòng khoảng từ 4-25°C.
  • Đậy kín nắp hộp: Sau mỗi lần sử dụng, để tránh vi khuẩn xâm nhập bạn nên đậy kín nắp hộp sữa. 
  • Sử dụng sữa trong vòng 3-5 ngày: Sau khi mở nắp, bạn nên sử dụng sữa trong vòng 3-5 ngày để đảm bảo chất lượng và tránh hỏng.
  • Không để sữa trong tủ đông: Để trong tủ đông, sữa sẽ bị đông cứng, làm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng.

1.3. Các loại đậu (ngũ cốc) là thực phẩm bổ sung kẽm và tốt cho tiêu hoá

 

tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Các loại ngũ cốc nguyên cám không chỉ bổ sung kẽm mà còn nhiều chất dinh dưỡng khác

Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám là thực phẩm bổ sung kẽm tự nhiên và dồi dào. Đậu đen, đậu lăng, đậu xanh, đậu nành,... chứa lượng lớn kẽm và các khoáng chất như: Vitamin, sắt, magie, và folate,... Trong các loại đậu còn chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. 

Ngũ cốc nguyên cám như: Yến mạch, lúa mạch, gạo lứt,... còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin nhóm B, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Sự kết hợp này giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng cường năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Các món ăn từ đậu (ngũ cốc) giúp bạn bổ sung kẽm như:

  • Súp đậu lăng: Đậu lăng nấu mềm cùng với cà rốt, cần tây tạo thành món súp thơm ngon và bổ dưỡng.
  • Cháo ngũ cốc: Bạn nên kết hợp nhiều loại ngũ cốc để nấu cháo, có thể thêm chút mật ong hoặc trái cây tươi để tăng hương vị.
  • Salad đậu xanh: Đậu xanh luộc chín, trộn cùng dưa chuột, cà chua bi và nước sốt chanh tạo nên món salad tươi mát và giòn ngon.
  • Đậu hầm thịt: Đậu trắng hoặc đậu đỏ hầm chín với thịt bò hoặc thịt gà, thêm các loại rau củ để tạo món hầm bổ dưỡng.

Tuy nhiên, các loại đậu và ngũ cốc dễ gây đầy hơi nếu không ăn đúng cách hoặc ăn vào thời điểm không thích hợp. Để giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, bạn nên ăn các món đậu vào buổi trưa hoặc chiều. Nếu ăn vào buổi tối, nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng để hệ tiêu hóa không bị quá tải. Ngoài ra, bạn nên ngâm đậu trước khi nấu và nấu đậu chín kỹ để dễ tiêu hóa hơn.

1.4. Rau là thực phẩm bổ sung kẽm và vitamin thiết yếu

Rau củ là thực phẩm bổ sung kẽm và cần có trong chế độ ăn uống, nó cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Tuy hàm lượng kẽm trong rau không cao bằng trong thịt và hải sản, nhưng bổ sung rau thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một số món ăn từ thực phẩm bổ sung kẽm là rau củ giúp bạn bổ sung kẽm và các khoáng chất khác:

  • Rau củ hấp: Đây là phương pháp chế biến giữ nguyên vẹn hương vị và dưỡng chất của rau củ. 
  • Salad rau củ: Bạn nên chọn các loại rau củ tươi, theo mùa để đảm bảo lượng dinh dưỡng cao nhất. Có thể dùng nước sốt vinaigrette hoặc dầu oliu để tăng hương vị cho salad.
  • Rau luộc: Bạn nên cho rau vào khi nước đã sôi và luộc trong thời gian ngắn để không mất nhiều dưỡng chất. 
  • Rau xào: Bạn nên xào rau với lửa lớn trong thời gian ngắn và dùng ít dầu để giữ các khoáng chất trong rau và đảm bảo sức khỏe.
  • Sinh tố rau củ: Thức uống bổ dưỡng và tiện lợi, thích hợp cho bữa sáng hoặc bữa phụ. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng máy xay sinh tố công suất cao để xay nhuyễn rau củ quả, tránh xay quá lâu vì dễ làm mất đi vitamin C.
  • Canh rau: Khi nấu canh, bạn nên thêm rau vào nồi khi nước đã sôi và không nấu quá lâu để giữ được độ tươi và chất dinh dưỡng.

Nếu ăn rau sống, bạn cần chọn loại rau xanh tươi, không bị héo úa hay có dấu hiệu sâu bệnh để đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh. Rửa rau kỹ dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Bạn nên ngâm rau trong nước rửa rau quả khoảng 10-15 phút trước khi rửa sạch lại. Sau khi rửa sạch, bạn nên chế biến và ăn ngay để giữ nguyên dưỡng chất và tránh vi khuẩn phát triển. 

1.5. Thịt & cá là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm dồi dào

Trong thịt đỏ như: Bò, lợn, cừu,... chứa hàm lượng kẽm cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác. Một phần thịt bò nạc 100g chứa khoảng 5mg kẽm. Các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu,.. cũng chứa nhiều kẽm cùng với các axit béo omega-3, vitamin D, và protein,... Kẽm trong thịt và cá dễ hấp thu hơn kẽm từ thực vật, do không bị ảnh hưởng bởi các chất ức chế khác.

tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Thịt đỏ có chứa lượng kẽm cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác

Dưới đây là một số món ăn từ thực phẩm bổ sung kẽm là thịt và cá:

  • Bò lúc lắc: Thịt bò cắt khúc nhỏ, ướp gia vị và xào với hành tây, ớt chuông tạo nên món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.
  • Cá hồi nướng: Cá hồi tươi ướp muối tiêu, nước cốt chanh và các loại thảo mộc, nướng trong lò hoặc trên vỉ nướng.
  • Cá thu sốt cà chua: Cá thu chiên sơ qua, sau đó nấu với sốt cà chua và hành tỏi, tạo nên món cá thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
  • Thịt lợn kho tàu: Thịt lợn ba chỉ cắt miếng, kho với trứng cút, nước dừa và các loại gia vị truyền thống, tạo nên món ăn đậm đà và hấp dẫn.
  • Salad cá ngừ: Cá ngừ đóng hộp hoặc cá ngừ tươi nướng, kết hợp với rau xanh, cà chua, dưa chuột và sốt mayonnaise, tạo thành món salad tươi mát.

1.6. Các chế phẩm làm từ sữa

Các chế phẩm từ sữa là thực phẩm bổ sung kẽm và giàu các khoáng chất khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe xương. Bạn có thể ăn các chế phẩm làm từ sữa như: Sữa chua, phô mai, váng sữa, kem tươi,...

Để đảm bảo chất lượng và an toàn cho các thực phẩm làm từ sữa, bạn cần lưu ý bảo quản như sau:

  • Giữ thực phẩm trong bao bì kín: Sử dụng bao bì kín khí hoặc hộp đựng có nắp đậy để bảo quản thực phẩm. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tránh làm hỏng đồ ăn.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời làm hỏng vitamin và chất dinh dưỡng trong thức ăn. Do đó, bạn nên bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Rã đông đúng cách: Rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh hoặc dưới vòi nước lạnh. Tránh rã đông bằng lò vi sóng vì làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

1.7. Thực phẩm bổ sung kẽm - Động vật biển có vỏ

Động vật biển có vỏ như: Hàu, sò, nghêu, cua, tôm,... là nguồn cung cấp kẽm tự nhiên đáng kể. Kẽm có mặt trong các loại hải sản này nhờ vào sự tích lũy từ môi trường nước biển. Ngoài ra, hải sản còn giàu protein và các dưỡng chất như: Axit béo omega-3, vitamin B12, và selen,...

Một số món ăn từ động vật biển có vỏ giúp bạn bổ sung kẽm cho cơ thể là:

  • Hàu nướng mỡ hành: Món này không chỉ cung cấp kẽm mà còn giàu protein, vitamin B12 và omega-3.
  • Sò điệp xào nấm: Món này giàu kẽm, protein và chất xơ, tốt cho hệ miễn dịch và tiêu hóa.
  • Nghêu hấp sả: Nghêu là nguồn cung cấp kẽm, vitamin B12 và omega-3 dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và trí não.
  • Tôm rim mặn ngọt: Món này giàu kẽm, protein và omega-3, giúp phát triển cơ bắp và tăng cường sức khỏe não bộ.

Để hải sản tươi ngon và an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn mua những động vật biển còn sống, vỏ cứng và màu sắc sáng bóng. Khi chế biến, bạn nên nấu chín để tránh đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,.. Mặc dù ăn hải sản có nhiều lợi ích, nhưng bạn chỉ nên ăn thực phẩm bổ sung kẽm dạng này tầm 2-3 lần/tuần để tránh tình trạng thừa kẽm, tránh gây hại cho sức khỏe.

tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Nghêu sò có chứa lượng kẽm tự nhiên đáng kể

1.8. Socola đen là thực phẩm bổ sung kẽm mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Socola đen, đặc biệt là loại socola có chứa hàm lượng cacao 70% trở lên. Đây là thực phẩm bổ sung kẽm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hạt cacao chứa nhiều polyphenol, flavonoid,... Đây là những chất chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Flavonoid trong socola đen giúp cải thiện lưu thông máu, cải thiện huyết áp cao, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Flavonoid còn giúp tăng cường lưu lượng máu lên não, cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung và học tập.

Một số món ăn từ socola đen:

  • Sinh tố chuối socola đen: Món ăn sáng hoặc bữa phụ giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng dồi dào.
  • Bánh brownie socola đen: Món tráng miệng thơm ngon, dễ làm, tốt cho sức khỏe.
  • Ngũ cốc granola socola đen: Món ăn sáng hoặc bữa phụ giàu chất xơ, protein và dinh dưỡng.
  • Socola đen nướng với trái cây: Món ăn vặt ngon miệng, cung cấp vitamin và khoáng chất từ trái cây.

Mặc dù socola đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn. Những người bị dị ứng với socola hoặc các thành phần trong socola như: Lecithin, bơ,.. thì không nên ăn. Một số loại thuốc có thể tương tác với các hợp chất trong socola đen. Do đó, những người có vấn đề về tim mạch hoặc tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn socola đen. 

2. Vai trò của nguyên tố kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một vi chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Quý khách nên dùng thực phẩm bổ sung kẽm thường xuyên để đảm bảo cơ thể luôn được khoẻ mạnh. Dưới đây là vai trò và lợi ích nổi bật của kẽm:

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kẽm kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Thiếu kẽm làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
  • Tăng cường sức khỏe da tóc: Kẽm giúp sản xuất collagen cần thiết cho cấu trúc da và tóc. Kẽm thúc đẩy quá trình lành vết thương và ngăn ngừa rụng tóc.
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa: Kẽm giúp cơ thể thực hiện các quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate và protein.
  • Cần thiết cho sự phát triển và sinh sản: Kẽm phân chia tế bào và giúp cơ thể phát triển, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Kẽm cũng cần thiết cho sản xuất testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới - 2 hormone quan trọng cho sức khỏe sinh sản.
  • Giúp cơ thể hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng khác: Kẽm giúp cơ thể hấp thu vitamin A, vitamin B6 và vitamin E hiệu quả hơn. 
  • Tăng cường sức khỏe não bộ: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh và chức năng nhận thức. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng học tập và tâm trạng.

tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

3. Lưu ý trước và sau khi dùng thực phẩm bổ sung kẽm

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Rửa tay sạch trước khi ăn: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn giúp loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm.
  • Chọn thực phẩm tươi: Nên chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn cần tránh ăn thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, có dấu hiệu bị nấm mốc hoặc bị nhiễm khuẩn.
  • Không để thực phẩm qua ngày: Bạn nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh hoặc tủ đông ngay sau khi chế biến để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tốt nhất không để thực phẩm qua đêm, đặc biệt là các món ăn dễ bị ôi thiu như: Thịt, cá, trứng,..
  • Chăm sóc răng miệng sau khi ăn: Trong socola đen, phô mai,.. chứa đường và axit làm mềm men răng, dẫn đến sâu răng nếu không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Do đó, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút bằng kem đánh răng có chứa fluoride và bàn chải lông mềm.
  • Dùng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn: Sau khi ăn các thực phẩm dai như thịt, bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn dính vào kẽ răng. Điều này giúp giữ vệ sinh răng miệng và tránh hình thành mảng bám.

Bên cạnh những lưu ý trên, điều quan trọng nhất là bạn nên đi khám răng định kỳ. Khám răng thường xuyên giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề ở giai đoạn đầu, từ đó dễ điều trị và ít tốn kém hơn. Sức khỏe răng miệng có liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể. Do đó, khám răng định kỳ là cách giúp bạn duy trì sức khỏe tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh: Đột quỵ, tim mạch, tiểu đường,...

Qua bài viết này, bạn có thể thấy rằng kẽm là một khoáng chất quan trọng và rất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên ăn các thực phẩm bổ sung kẽm như: Trứng, sữa, thịt, cá, rau củ,.... Điều quan trọng là bạn nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng để tận dụng tối đa lợi ích từ các loại thực phẩm này.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp