Trang chủ / Kiến thức / MÉP MIỆNG BỊ KHÔ NỨT PHẢI LÀM SAO? HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG TRÁNH

MÉP MIỆNG BỊ KHÔ NỨT PHẢI LÀM SAO? HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG TRÁNH

Mép miệng bị khô nứt là tình trạng thường gặp khi thời tiết lạnh, hanh khô. Uống quá ít nước, thói quen liếm môi, bặm môi cũng là nguyên nhân làm mép miệng bị bong tróc, khô ráp. Bạn có thể xử lý vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau: Uống đủ nước, sử dụng kem dưỡng, tẩy tế bào chết môi,... Theo dõi bài viết sau đây để biết cách khắc phục và phòng ngừa khô nứt ở mép miệng đơn giản, hiệu quả.

1. Mép miệng bị khô nứt phải làm sao?

Nứt nẻ, khô ráp ở mép miệng làm gương mặt mất đi vẻ tự nhiên, cười khó khăn kèm theo đau rát. Bạn không còn tự tin giao tiếp với người đối diện và để lại ấn tượng không tốt. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và áp dụng các phương pháp an toàn để cải thiện vấn đề này.

1.1. Làm sạch vùng mép miệng bị khô nứt

Mép miệng bị khô nứt làm cho lớp da xung quanh sần sùi, bong tróc, tấy đỏ. Làm sạch vùng mép miệng chính là bước đầu tiên, quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám dính trên da sau 1 ngày dài.

Bạn làm sạch mép miệng bằng sữa rửa mặt hằng ngày, 2 lần vào buổi sáng và tối. Các chuyên gia về da khuyến nghị bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có nồng độ pH dao động 4.5-5.0. Đây là loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa vừa phải, phù hợp với mọi loại da mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch tốt.

Mép miệng bị khô nứt phải làm sao

Nứt nẻ, khô ráp ở mép miệng khiến việc cười trở nên khó khăn

1.2. Uống nhiều nước hơn

Trong cơ thể con người, nước chiếm tỷ lệ 70-80%. Nước giúp điều tiết nhiệt độ cơ thể, tham gia vào quá trình bài tiết, cung cấp nguồn khoáng chất,... Theo khuyến nghị của chuyên gia, người trưởng thành nên uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày.

Nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe làn da. Uống đủ nước giúp da mịn màng, căng bóng, thúc đẩy sản xuất collagen tự nhiên. Da đủ nước sẽ hạn chế tình trạng mép miệng bị khô nứt và ngăn ngừa lão hóa nói chung.

1.3. Chọn kem dưỡng môi phù hợp

Kem dưỡng môi là sản phẩm cấp ẩm cho da môi, giúp da môi khô nẻ mềm ra và hạn chế tình trạng mép miệng bị khô nứt. Bên cạnh đó, kem dưỡng môi còn tạo ra lớp phủ bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập làm viêm, nhiễm trùng da.

Mép miệng bị khô nứt phải làm sao

Kem dưỡng môi giúp da môi khô nẻ mềm ra và hạn chế đau rát

Tuy nhiên, không phải loại kem dưỡng môi nào cũng phù hợp với da môi của bạn. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nghe review khách hàng trước khi quyết định mua sản phẩm. Một số dấu hiệu cho thấy da bị kích ứng khi sử dụng kem dưỡng môi không thích hợp như: Cảm giác châm chích, lên mụn li ti, ngứa rát,...

1.4. Tẩy tế bào chết cho da môi mỗi tuần

Bạn nên tẩy tế bào chết cho da môi 2 lần/1 tuần. Tẩy tế bào chết sẽ loại bỏ đi các lớp tế bào đã lão hóa, dư thừa trên da. Từ đó giúp các mô da mới phát triển nhanh chóng, cải thiện sắc tố da sáng mịn hơn. Đồng thời, cách này cũng giúp phòng tránh mép miệng bị khô nứt tốt hơn.

Khi tẩy tế bào chết, bạn nên mua sản phẩm có hạt nhỏ li ti, mùi hương tự nhiên như hương cafe, trà xanh,... Các hạt nhỏ giúp massage da nhẹ nhàng, tạo sự thoải mái mà không làm đau rát, trầy xước da môi.

1.5. Hạn chế dùng các loại son có nồng độ chì cao

Chì là thành phần có trong các loại son môi công nghiệp hiện nay. Chì giúp son lên màu tươi tắn, tăng độ bám dính và độ bền. Các loại son lì được đánh giá có nồng độ chì cao hơn son bóng, son dưỡng.

Bên cạnh các ưu điểm, chì trong son môi có nhiều tác hại, làm môi bị thâm, khô và nứt nẻ. Nếu sử dụng son không phù hợp với da môi, son chứa nhiều chì còn làm môi sưng tấy, nổi mụn nhọt,... Vì vậy, bạn hãy chọn son của các hãng uy tín, nồng độ chì vừa phải để bảo vệ da môi, hạn chế làm mép miệng bị khô nứt.

1.6. Hạn chế ăn đồ gây nóng trong người để phòng mép miệng bị khô nứt

Các đồ ăn gây nóng trong người gồm có: Ớt, gừng, hạt tiêu, nhãn, vải,... Mặc dù đây là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng thường xuyên, cơ thể sẽ bị nổi mụn nhọt, mụn rôm,... Da trở nên xấu đi, nhiều nốt sần, khô rát và thiếu sức sống. Bạn cần hạn chế ăn đồ ăn gây nóng để bảo vệ sức khỏe làn da của mình.

1.7. Tăng cường ăn rau củ và trái cây

Trong rau củ và trái cây có chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế táo bón. Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng đã chỉ ra lượng nước trong trái cây và rau củ rất cao. Bạn ăn nhiều trái cây và rau đồng nghĩa với bổ sung thêm nước mỗi ngày, giúp da căng bóng và mép miệng không bị khô, nứt nẻ.

Mép miệng bị khô nứt phải làm sao

Bạn ăn nhiều trái cây và rau sẽ giúp da căng bóng và không bị khô, nứt nẻ

1.8. Giữ ấm cơ thể, che chắn cho môi

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống rất thấp, không khí khô và lạnh làm môi thiếu nước, bong tróc, mất đi lớp màng bảo vệ. Một số người có thói quen uống ít nước vào mùa đông vì sợ lạnh càng làm môi, mép miệng bị khô nứt trầm trọng hơn. Để khắc phục môi khô nứt, bạn cần giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc đủ áo, uống nước ấm và đeo khẩu trang khi ra ngoài.

1.9. Thăm khám sớm để chữa mép miệng bị khô nứt kéo dài

Nếu bạn đã uống đủ nước, bôi kem dưỡng,... mà mép miệng vẫn khô nứt, có mụn li ti, đau rát thì hãy tới bác sĩ da liễu để khám. Dấu hiệu này cho thấy bạn bị khô da nghiêm trọng, các cách dưỡng mép miệng thông thường không có tác dụng. Trường hợp khác, bạn có thể bị viêm da cơ địa, viêm nang chân lông,... Bạn cần nhanh chóng điều trị các bệnh lý này.

2. Phòng tránh khô nứt mép miệng tại nhà

Nếu bạn biết cách phòng tránh khô môi tại nhà, hiện tượng mép miệng khô nứt sẽ không còn nữa hoặc chỉ bị ở mức độ nhẹ và mau hết.

2.1. Sử dụng mặt nạ ngủ môi

Mặt nạ ngủ môi có tác dụng cấp ẩm, phòng ngừa khô môi hiệu quả. Mặt nạ môi còn cung cấp dưỡng chất giúp môi hồng hào, trông tươi tắn hơn. Tần suất sử dụng mặt nạ môi thường là 3-4 lần/ 1 tuần.

Nếu bạn là người có môi khô nứt nặng thì nên sử dụng hằng ngày. Tham khảo một số dòng mặt nạ môi được yêu thích hiện nay: Carenel Lip Sleeping Mask, Innisfree Lip Sleeping Pack, Laneige Lip Sleeping Mask,...

Mép miệng bị khô nứt phải làm sao

Mặt nạ ngủ môi có tác dụng cấp ẩm, phòng ngừa khô môi hiệu quả

2.2. Giữ vệ sinh răng miệng để tránh mép miệng bị khô nứt

Răng miệng được vệ sinh sạch giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa, ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng, nhiễm trùng,... Ngay cả khi môi bạn bị khô, mép miệng nứt nẻ thì một nụ cười trắng sáng sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Bạn giữ gìn vệ sinh răng bằng cách đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. Bạn sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để tăng khả năng làm sạch răng.

2.3. Định kỳ tẩy da chết cho môi

Bạn cần tẩy da chết cho môi 2 lần/1 tuần. Tùy theo tình trạng khô nứt của môi và điều kiện thời tiết, bạn có thể tăng số lần tẩy tế bào chết 3 lần/1 tuần. Bạn massage môi bằng kem tẩy tế bào chết trong 2-3 phút để làm sạch đi lớp da dư thừa. Sau đó rửa lại bằng nước sạch để tránh viêm da môi.

Mép miệng bị khô nứt phải làm sao

Bạn cần tẩy da chết cho môi 2 lần/1 tuần

2.4. Bỏ thói quen xấu làm mép miệng bị khô nứt

Các thói quen xấu như: Liếm môi, bặm môi, dùng tay sờ mép miệng... làm mép miệng bị khô nứt nhanh hơn. Lớp da môi rất mỏng nên dễ bị trầy xước do cắn xé băng keo, mở nắp chai bằng miệng,... Nếu môi bị trầy xước kết hợp với khô, nứt nẻ thì bạn sẽ thấy rất đau rát và khó chịu. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng loại bỏ các thói quen không tốt này.

Bạn không nên thường xuyên dùng tay sờ lên mép miệng đang bị khô nứt. Tay có nhiều vi khuẩn, nếu không được vệ sinh sẽ làm cho mép miệng và môi khô bị sưng tấy, kích ứng. Một số bạn còn có thói quen bóc da môi đang bong tróc vào mùa đông. Đây là điều không nên vì dễ làm bạn bị chảy máu.

2.5. Hạn chế một số thực phẩm làm tổn thương miệng

Các thực phẩm làm tổn thương môi và miệng khi ăn phải kể đến như: Mía, hạt cóc,... vì chúng khá cứng. Thay vào đó, bạn có thể uống nước mía, nước ép cóc, vừa bổ sung đủ vitamin, vừa không gây đau rát miệng.

Mép miệng bị khô nứt có thể xảy ra ở tất cả mọi người nếu không uống đủ nước và làm sạch đúng cách. Hãy áp dụng các cách khắc phục và phòng ngừa được giới thiệu trên đây để giúp môi bạn luôn mịn màng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp